- Mặc định
- Lớn hơn
Nói đến việc kiểm soát nhịp thở trong tập luyện thể thao thì không ít người thắc mắc nên thở bằng mũi hay bằng miệng khi chạy. Để học được cách thở và giữ nhịp độ vận động chuẩn xác, bạn để tham khảo thông tin chi tiết có trong bài viết sau đây.
Người mới chạy bộ nên thở bằng mũi hay miêng?
Nhịp thở trong khi chạy bộ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động cũng cũng như thể lực mà bạn tiêu hao. Vậy cụ thể thì chúng ta nên thở bằng mũi hay miệng khi chạy đạt được hiệu quả vận động tốt nhất?
Trong quá trình tập luyện chạy bộ với cường độ cao, việc thở bằng miệng sẽ thích hợp hơn là thờ bằng mũi. Lý do chính là quá trình thở bằng miệng giúp cơ thể hấp thụ được một lượng lớn Oxy và cung cấp cho cơ bắp hoạt động ổn định hơn. Trong khi lượng VO2 hít vào bằng mũi quá nhỏ, gần như không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ khi phải vận động cường độ cao.
Ca sĩ thở bằng mũi cũng được đánh giá là tốn nhiều sức lực hơn, dễ gây đau mỏi lồng ngực hơn nếu bạn phải hít thở thường xuyên với cường độ mạnh. Chính vì lý do này mà bạn nên tập trung thở bằng miệng trong khi chạy để giữ được một thể lực tốt cũng như tránh bị đau mỏi cơ bắp.
Khi chạy bộ thì phải thở như thế nào?
Sau khi đã tìm ra câu trả lời chính xác cho vấn đề thở bằng mũi hay miệng khi chạy, Tuy nhiên không phải cứ thở bằng miệng là đủ để bạn có thể đạt được hiệu quả tốt cho chạy bộ. Điều tiếp theo cần phải xác định là thờ bằng miệng như thế nào khi chạy mới chuẩn xác.
Đối với những ai chưa có quá nhiều kinh nghiệm tập luyện chạy bộ và điều chỉnh nhịp thở, hãy tham khảo một số cách thức như sau:
Hít thở sâu
Điều đầu tiên bạn cần làm là hít thở thật sâu và thở thật chậm, Bởi điều này có thể tăng cường tối đa lượng Oxy được hấp thụ vào cơ thể qua một nhịp thở nhất định. Hàm lượng oxy trong máu cũng sẽ tăng lên cao giúp quá trình vận động của cơ bắp trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.
Nhờ vào việc hít thở sâu bằng miệng khi chạy thì bạn sẽ tạo điều kiện tốt nhất để cơ thể vận động cường độ cao mà không bị mệt mỏi quá nhiều. Đây là một trong những kỹ năng kiểm soát nhịp thở cơ bản nhất mà bất cứ ai tập luyện chạy bộ cũng phải nắm vững.
Thở bằng bụng
Có rất nhiều người khi mới tập luyện chạy bộ thường thở bằng ngực thay vì hít thở bằng bụng khiến cho lượng Oxi nạp vào ít, dễ bị đau mỏi vùng ngực hơn.
Bạn đã biết rằng nên thở bằng mũi hay miệng khi chạy, nhưng nếu lựa chọn thở bằng miệng thì bạn cũng phải kiểm soát nhịp thở bằng cách co bóp vùng bụng, hay còn gọi là cơ hoành. Việc thở bằng bụng như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng oxy nạp vào ở mức tối đa cho cơ thể, giảm đáng kể tình trạng căng thẳng và giúp kiểm soát bước chạy chính xác.
Để tập thở bằng bụng, đầu tiên là phải hít thở sâu và chậm. Sau đó phình bụng lên khi hít vào, và hóp bụng khi thở ra. Bắt buộc phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa quá trình vận động cũng như nhịp thở để tiết kiệm thể lực tối đa.
Hít thở theo nhịp
Với những người mới tập chạy bộ thì nên lựa chọn chạy chậm để kiểm soát nhịp thờ cũng như tăng dần tốc độ để cơ thể có điều kiện thích nghi. Nhờ vào đó mà bạn có thể kiểm soát và tìm ra nhịp độ thở thích hợp với cường độ vận động của cơ thể.
Việc kiểm soát nhịp thở sẽ giúp cho quá trình vận động trở nên thoải mái đẩy nhanh tốc độ chạy và đỡ mất sức hơn, do đảm bảo lưu lượng oxy được cung cấp đến cơ bắp. Ngoài ra thì bạn cũng có thể tập trung nhiều hơn vào việc kiểm soát nhịp thở thay vì tốc độ chạy, nó sẽ giúp bạn có cảm giác bình tĩnh và làm chủ bước chân một cách chính xác hơn, tạo tiền để tốt nhất để hoàn thành bài chạy mà không gặp phải bất kỳ chấn thương nguy hiểm nào.
Thở tùy thuộc tư thế chạy
Đôi khi việc thở bằng mũi hay miệng khi chạy cũng sẽ tùy thuộc vào tư thế chạy mà bạn lựa chọn. Đối với những tư thế chạy bộ hướng người về phía trước hoặc chạy bộ lên dốc thì bắt buộc phải thở bằng miệng, vì đòi hỏi một lượng lớn oxy cho cơ bắp vận động tốc độ cao.
Ở chiều ngược lại thì những động tác chạy cơ bản không có cường độ cao thì việc thở bằng mũi là đủ. Do bạn không cần phải tiêu tốn quá nhiều thể lực cũng như đòi hỏi về tốc độ.
Xem thêm: Khởi động trước khi chạy bộ
Một số yếu tố cần chú ý
Về cơ bản thì chúng ta đã xác định được nên thở bằng mũi hay miệng khi chạy để đạt được hiệu suất vận động tốt nhất. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp thở của bạn khi chạy bộ, bao gồm:
Thời tiết ảnh hưởng nhịp thở
Chạy bộ trong thời tiết mưa, không khí có độ ẩm cao khiến cho bạn sẽ có cảm giác khó thở, dễ bị ngạt thở hơn. Lý do là vì độ ẩm cao làm ảnh hưởng trực tiếp tới lượng oxy nạp vào cơ thể qua từng nhịp thở. Những người thường xuyên tập luyện chạy bộ dưới mưa cần phải thay đổi thói quen hít thở, nếu không rất dễ bị kiệt sức nhanh chóng.
Kể cả khi chạy bộ dưới trời nắng nóng thì cơ thể của bạn cũng sẽ thoát ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ trong cơ thể tăng cao làm giảm đi khả năng kiểm soát nhịp thở. Đây cũng là một trong những hạn chế rất lớn từ môi trường bên ngoài đối với người chưa có kinh nghiệm hoặc chưa nắm bắt được nên thở bằng mũi hay miệng khi chạy bộ.
Thở nhanh giúp hạ nhiệt cơ thể
Rất nhiều người cho rằng việc thở nhanh khi sách bộ sẽ giúp cho cơ thể trở nên mát và dễ chịu hơn, từ đó tăng hiệu suất tập.
Đây là một sai lầm phổ biến bởi nó có thể khiến cho bạn dễ dàng mất sức, mất kiểm soát nhiệt độ tập luyện cũng như đau mỏi lồng ngực hay đau xóc hông. Thở nhanh là một trong những cách thức tốt nhất để bạn tăng tốc độ hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng, nhưng lại không phù hợp khi chạy bộ. Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp thở nhanh sau khi đã hoàn thành bài tập để không bị giảm thiểu sức bền.
Sử dụng máy tập chạy bộ trong nhà
Như đã nói thì việc tập luyện ngoài trời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất vận động mà bạn đạt được khi chạy. Vậy nên việc tập luyện trong nhà sẽ trở thành phương pháp hợp lý hơn khi có thêm sự hỗ trợ của máy chạy bộ.
Đây là một trong những thiết bị hỗ trợ tập luyện được đánh giá cao trong thời điểm hiện tại, với cơ chế thông minh giúp xác định thể trạng, đề xuất các bài tập luyện phù hợp và hiển thị thông số nhịp thở chính xác. Từ đó người sử dụng có thể xác định được tình trạng sức khỏe, thể lực cũng như thay đổi các bài tập chạy sao cho hợp lý và an toàn.
Sử dụng máy chạy bộ trong nhà cũng giúp cho bạn có thể điều chỉnh được không khí xung quanh, không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hoặc hơi nóng như chạy bộ ngoài trời. Vì vậy quá trình tập chạy và kiểm soát nhịp độ thở cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Hãy nhớ rằng thở bằng mũi hay miệng khi chạy ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích tập luyện của bạn. Vì thế hãy ghi nhớ những cách thức điều hòa nhịp thở chính xác, điều chỉnh nhịp độ tập ngay từ bây giờ. S-life chúc bạn thành công!