- Mặc định
- Lớn hơn
Chỉ cần hít thở thôi cũng mập là câu nói dành cho những bạn dù dù cho có nhiều bạn tại sao nhịn ăn lại tăng cân, ăn ít vẫn béo bình thường. Vậy vì sao ăn ít vẫn tăng cân, nỗi đau đầu và phiền toái của những cô nàng quá cỡ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao ăn ít vẫn tăng cân?
Để biết được vì sao ăn ít vẫn tăng cân, thì đầu tiên cần biết nguyên nhân do đầu lại như thế.
Gặp vấn đề ở nội tiết tố hay do gen
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của ăn ít vẫn tăng cân là do nội tiết tố. Loại tuyến này có vai trò quan trọng cho quá trình trao đổi chất, nếu bạn không may gặp phải vấn đề ở đây làm cho trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn. Việc này sẽ làm cho gia tăng cảm giác thèm ăn, làm cho bạn khó kiểm soát về cân nặng.
Có nhiều cơ địa khả năng hấp thụ chất béo tốt hơn trao đổi chất, đây là nguyên nhân làm cho bạn ăn ít vẫn tăng cân. Bởi vì trao đổi chất trong cơ thể chậm, tích lũy mỡ thừa, dư calo, thiếu đi năng lượng để bạn có thể hoạt động. Điều này khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, dù ăn ít nhưng vẫn gặp vấn đề tăng cân.
Để hiểu hơn về trao đổi chất trong cơ thể như thế nào thì hãy xem ngay bài viết metabolism là gì? Làm thế nào để cải thiện metabolism tốt hơn, hãy cùng S-life tìm hiểu nhé.
Chọn lựa thực phẩm sai
Nguyên nhân chủ yếu là bạn chọn thực phẩm không đúng, để có thể kiểm soát cân nặng bạn cần nạp vào cơ thể những thực phẩm ít calo. Dù cho có ăn ít hơn so với thông thường, mà vẫn tăng cân thì cho thấy bạn đã không cắt giảm calo đúng. Việc cân nặng được kiểm soát từ giảm calo, nhưng lại không hiệu quả tốt nếu calo nạp vào cơ thể mỗi ngày là không đúng.
Những thực phẩm đóng hộp, chiên, bán sẵn,… không giúp giảm cân, có thể làm tăng cân luôn á. Chứa nhiều cholesterol, hơn nữa dinh dưỡng không cao làm cho bạn nhanh đói, thèm ăn.

Ăn ít vẫn tăng cân do lười vận động
Đây là trường hợp nhiều người gặp phải. Dù cho ăn ít mà không chịu vận động thì đừng hỏi tại lại vẫn béo nhé. Chế độ ăn uống chỉ chiếm 70% cho sự thành công giảm cân, kiểm soát cân nặng nhưng bên cạnh đó bạn cần tập thể dục để tiêu hao calo, năng lượng dư thừa tích mỡ thừa. Giữa ăn uống và vận động là hai sự việc không tách rời, dù bạn không giảm cân thì vẫn tập thể dục để tăng sức khỏe.
Do stress
Ngủ đủ giấc, có lối sống lành mạnh rất quan trọng trong phục hồi sức khỏe, giúp cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, ảnh hưởng cân nặng. Nếu bạn gặp vấn đề ăn ít vẫn tăng cân thì coi lại bạn ngủ có đủ giấc hay ngon không. Thiếu ngủ, làm việc quá sức, áp lực quá lâu sẽ làm cho hormone leptin sẽ giảm và hormone ghrelin gia tăng làm bạn muốn ăn để giải tỏa. Mà nếu bạn ăn nhiều sau một đêm thiếu ngủ mà không vận động làm cân nặng tăng lên.
Khi bạn stress sẽ làm hormone căng thẳng cortisol tăng lên khiến vị trí bụng tích mỡ thừa, đồng thời còn gây nên một số bệnh.

Ăn quá ít so với khẩu phần tiêu chuẩn
Mỗi người đều có một thể trạng và mức độ thực phẩm cần bổ sung trong ngày khác nhau, đây thực ra lại là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn ăn ít vẫn tăng cân. Nếu ăn quá ít so với khẩu phần tiêu chuẩn trong thời gian dài thì cơ thể sẽ tự kích hoạt cơ chế bảo vệ, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ bằng cách hạ nhịp tim và làm giảm tuần hoàn máu, và đặc biệt là tăng khả năng tích trữ mỡ.
Khi bước vào quá trình giảm cân, lượng đồ ăn nạp vào quá ít khiến đến cơ thể thể thao vùng năng lượng và ưu tiên tích mỡ. Cân nặng lúc này không những không giảm mà còn tăng lên so với trước khi áp dụng biện pháp ăn ít.
Tăng cân do rối loạn giấc ngủ
Ngủ không đủ giấc một trong những nguyên nhân lý giải tại sao ăn ít mà vẫn tăng cân. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hoạt chất nhằm bài tiết và đào thải độc tố, đồng thời hỗ trợ giảm bớt cân nặng như cortisol, ghrelin, leptin, insulin,…Nếu ngủ ít đi đồng nghĩa với việc các hóa chất này không được bổ sung, dẫn tới cân nặng không giảm.

Thiếu ngủ còn làm tăng hormone ghrelin, gây ra cảm giác đói thèm ăn, tăng nguy cơ tăng cân, gây rối loạn trao đổi chất cũng như các vấn đề về tuần hoàn, về lâu dài gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác chứ không chỉ là ăn ít vẫn tăng cân như bạn vẫn lo lắng.
Ăn không đúng giờ
Ta thường được khuyên rằng nên ăn uống đúng giờ, ăn đúng bữa để quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố trong cơ thể diễn ra ổn định. Nếu bạn có thói quen ăn uống không đúng bữa, ăn vào bất kỳ khoảng thời gian nào thấy đói thì sẽ ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của cơ thể.
Đồng thời cũng dẫn đến việc các bữa ăn khác bị kéo dài về đêm, khiến cho năng lượng nạp vào chuyển sang trạng thái dự trữ chứ không được chuyển hóa. Đây là một trong những lý do khiến cho bạn mặc dù đã ăn ít nhưng vẫn tăng cân đều đặn.
Ăn quá nhiều chất đạm
Nhiều ý kiến cho rằng nên tăng cường bổ sung protein trong các bữa ăn để hỗ trợ giảm cân. Nhận định này đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì, cơ thể con người hoạt động theo cơ chế tự cân bằng. Khi một chất nào được hấp thụ quá nhiều thì chúng sẽ được chuyển đổi thành những chất khác.
Một chế độ ăn giàu protein tốt cho quá trình giảm cân là vì chất này mang lại cảm giác no lâu và hỗ trợ xây dựng cơ bắp giúp đẩy nhanh tốc độ giảm cân. Tuy nhiên, nếu lượng protein vượt quá mức cần thiết thì lượng dư thừa này sẽ được loại bỏ một phần và tích trữ phần lớn trong cơ thể dưới dạng mỡ thừa. Đó chính là lý do vì sao nhiều bạn cho rằng bản thân ăn ít chất béo và tinh bột nhưng cân nặng vẫn tăng. Lúc này, nên đánh giá lại chế độ dinh dưỡng xem có chứa quá nhiều chất đạm không để có kế hoạch cắt giảm phù hợp.

Tham khảo thêm: Cách giảm cân cho người lười như thế nào là hiệu quả
Thực hiện chế độ ăn loại bỏ hoàn toàn chất béo
Đây là sai lầm nhiều người gặp phải khi thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân. Bởi vì, có những loại chất béo có lợi không chỉ không tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ, mà còn hỗ trợ rất tốt cho hệ tim mạch. Chẳng hạn như các loại chất béo không no từ cá hồi, quả bơ, các loại hạt,… hỗ trợ quá trình chuyển hóa giúp quá trình giảm cân thuận lợi hơn.
Mặt khác, việc loại bỏ hoàn toàn chất béo trong chế độ ăn thậm chí còn gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe. Khi thiếu chất béo, nhiều loại vitamin quan trọng không được hấp thụ sẽ làm cho cơ thể trở nên ốm yếu và dễ mắc bệnh hơn.

Gặp vấn đề về tiêu hóa
Hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể mới được đảm bảo. Những vấn đề như khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, táo bón,… nếu không được điều trị đúng cách thì ảnh hưởng không chỉ đến trải nghiệm cuộc sống, mà còn cản trở quá trình giảm cân của bạn. Bởi vì, quá trình tiêu hóa bị cản trở khiến cho cơ thể tích lượng mỡ thừa nhiều hơn.
Tác dụng của thuốc
Đôi khi, tình trạng ăn ít vẫn tăng cân không phải do bản thân bạn mà xuất phát từ yếu tố bên ngoài chẳng hạn như quá trình điều trị bệnh. Chẳng hạn như nhiều trường hợp sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc chống loạn thần,… đều tăng cân sau một thời gian điều trị.
Trong trường hợp nghi ngờ việc tăng cân là hệ quả của quá trình uống thuốc, bạn đừng ngần ngại mà không trao đổi với bác sĩ. Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp hơn.

Tham khảo thêm: Uống vitamin gì để tăng cân vùn vụt đảm bảo an toàn
Cách cải thiện tình trạng ăn ít vẫn tăng cân
Sau khi nắm rõ lý do vì sao ăn ít vẫn tăng cân, bạn sẽ có thể nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này. Sau đây là những gợi ý dành cho bạn:
Điều chỉnh chế độ ăn
Nguyên nhân chính dẫn đến ăn ít vẫn tăng cân là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Có thể là bữa ăn cung cấp lượng calo nhiều quá mức cần thiết khiến cơ thể tích lũy nhiều mỡ thừa hơn. Hay do thực đơn thiếu chất làm cho quá trình tiêu hóa kém hiệu quả. Dù lý do là gì, bạn cũng nên kiểm tra xem mình có ăn đúng cách chưa. Nếu chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp thì bạn cần phải thay đổi sao cho hỗ trợ quá trình giảm cân an toàn và hiệu quả nhất.

Ăn chậm hơn
Ăn chậm, nhai kỹ chính là phương pháp đơn giản để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc ăn chậm lại cũng được chứng minh là góp phần hỗ trợ quá trình giảm cân. Nghiên cứu chỉ ra rằng một bữa ăn nên kéo dài ít nhất 20 phút để dạ dày có thể hấp thụ các dưỡng chất một cách đầy đủ. Ngoài ra, việc này còn để đảm bảo rằng bạn luôn cảm thấy no sau bữa ăn nhằm hạn chế thói quen ăn vặt.

Uống nhiều nước
Nước là thành phần không thể thiếu trong mọi hoạt động của cơ thể. Các cơ quan cần nước để hoạt động bình thường. Cơ bắp cần nước để có thể co giãn. Thậm chí, quá trình “đốt cháy” mỡ thừa cũng cần nước để làm chất xúc tác. Do đó, nếu muốn kế hoạch giảm cân thuận lợi thì bạn cần chú ý việc cung cấp nước thường xuyên cho cơ thể.

Tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý
Để cân nặng thay đổi, việc ăn uống cần được thực hiện song song với luyện tập. Đặc biệt là những bạn ăn ít vẫn tăng cân một phần là do tập chưa đủ hoặc tập sai phương pháp. Lúc này, việc cần làm đó là tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn bài tập và xây dựng lịch tập sao cho hợp lý.
Cùng với đó, bạn cũng cần chú ý đến việc nghỉ ngơi điều độ để cơ thể có thời gian để phục hồi. Đảm bảo được điều này, bạn không chỉ đạt được cân nặng lý tưởng mà còn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nói “không” với ăn vặt
Thói quen ăn uống không khoa học chính là “kẻ thù số một” của quá trình giảm cân. Việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn sẽ khiến cho lượng chất béo tích lũy trong cơ thể ngày càng nhiều. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn bị đánh giá thấp là vì chúng nghèo dinh dưỡng nhưng chứa nhiều chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm cân
Trong trường hợp muốn đẩy nhanh tốc độ giảm cân, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên, vấn đề là có khá nhiều hãng đang cung cấp loại sản phẩm này với những công dụng và chức năng khác nhau. Do đó, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm mua loại phù hợp với nhu cầu giảm cân và tình trạng sức khỏe của chính mình.

Trên đây, là một số thông tin về chủ đề ăn ít vẫn tăng cân. S-Life hy vọng bạn đã tìm ra được câu trả lời và áp dụng hợp lý đối với bản thân để đạt được số cân như mong muốn.