- Mặc định
- Lớn hơn
Yoga là một trong những bộ môn có cách thực hiện rất đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Hiện nay, có nhiều loại hình yoga được mọi người theo tập, một trong số đó là iyengar yoga. Vậy loại hình iyengar yoga là gì? Phù hợp với những ai? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Iyengar yoga là gì?
Iyengar Yoga là một trong những loại hình yoga khá mới, được phát triển bởi Bellur Krishnamachari Sundararajan Iyengar. Đây là loại hình dựa trên Hatha Yoga nên đặc điểm chính sẽ là sự liên kết giữa các động tác, tâm trí, tinh thần và hơi thở. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là điều chỉnh hơi thở trong khi tập luyện.
Một điểm khác của Iyengar Yoga chính là luôn yêu cầu người tập phải thực hiện các tư thế (Asana) với độ chính xác thật cao và kết hợp cùng các dụng cụ hỗ trợ như: ghế, thảm, dây đai… Từ đó, người tập có thể thực hiện chính xác các tư thế này hơn, cũng như giảm thiểu các nguy cơ chấn thương không mong muốn.
Ba yếu tố chính tạo nên Iyengar yoga bao gồm:
- Kỹ thuật: Để đạt được kỹ thuật của yoga Iyengar Yoga các bạn cần kết hợp chặt chẽ giữa động tác và tập trung vào hơi thở (pranayama).
- Trình tự: Để đảm bảo trình tự đúng các bạn nên thực hiện những động tác từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó sẽ đảm bảo được kết quả sau khi kết thúc từng cấp độ luyện tập.
- Thời gian: Khoảng thời gian dành cho mỗi tư thế.
Có những hình thức Yoga nào?
Iyengar Yoga chủ yếu bao gồm các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển nên rất phù hợp cho người mới tập. Ngoài ra, cũng còn một số hình thức Yoga tương tự khác mà bạn có thể thử tham khảo thêm như:
- Yoga Hatha: Đây được xem là nguồn gốc của Iyengar Yoga, tập trung vào thể chất và tinh thần. Bài tập này sẽ rèn tư thế, thiền và kỹ thuật thở để giúp cơ thể mạnh khỏe và tâm hồn an yên hơn.
- Bikram yoga: Thực hiện ngay trong một căn phòng nhiệt độ cao (khoảng 40 độ C) để cơ thể đổ mồ hôi. Hiện nay, có 26 tư thế Bikram yoga đều được tập trung vào kéo giãn và điều hòa hơi thở.
- Power Yoga: Phương pháp này có 6 cấp độ tăng dần đều từ dễ đến khó, tập trung thiên về tốc độ, sức mạnh và sự linh hoạt của cơ thể, từ đó sẽ mang đến công dụng đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.
- Kundalini yoga: Hay còn được gọi là yoga thực hành nhằm kích hoạt các nguồn năng lượng tích cực để nuôi dưỡng tinh thần và xây dựng niềm tin trong cuộc sống.
- Vinyasa Yoga: Chuỗi các động tác nhẹ nhàng, kết nối nhuần nhuyễn, phối hợp với kỹ thuật hít thở và thiền định.
Công dụng các bài tập Iyengar Yoga
Đối với những người đang tìm hiểu về Iyengar Yoga thì hẳn đều rất tò mò về lợi ích của Iyengar Yoga là gì. Những công dụng lớn nhất có thể kể đến của loại hình này đó là:
Cải thiện khả năng cân bằng
Các động tác Iyengar Yoga đòi hỏi sự ổn định cơ thể, khả năng thăng bằng tốt cũng như cách kiểm soát trọng tâm cơ thể. Nhờ vậy mà bài tập này sẽ giúp củng cố khả năng giữ cân bằng, giảm các nguy cơ té ngã khi về già.
Giúp cơ thể dẻo dai
Luyện tập yoga nói chung và Iyengar Yoga nói riêng giúp tăng khả năng vận động của cơ thể, gia tăng phạm vi chuyển động của cơ, xương và khớp. Từ đó, bài tập sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng, linh hoạt hơn khi vận động, các khớp cũng trở nên dẻo dai, bền bỉ hơn đáng kể.
Tăng sức mạnh cơ bắp
Việc giữ và duy trì những động tác yoga trong khoảng thời gian yêu cầu sẽ tạo một áp lực nhất định tới cơ bắp. Điều này làm tăng sức chịu đựng cho cơ bắp cùng khung xương, giúp cơ phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời cũng giúp gia tăng sự gắn kết giữa các nhóm cơ trong cơ thể.
Kích thích lưu thông máu
Sự thay đổi và chuyển động của cơ thể trong các tư thế Iyengar Yoga sẽ thúc đẩy sự lưu thông khí huyết, tăng tốc độ tuần hoàn máu đến tim cũng như các hệ cơ quan. Điều này vừa giúp tăng cường oxy tới cơ bắp, vừa thúc đẩy đào thải độc tố ra ngoài, đồng thời phòng ngừa hiệu quả nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Giải tỏa căng thẳng
Nếu như chưa biết lợi ích của Iyengar Yoga là gì thì giải tỏa stress chính là một trong những công dụng lớn nhất. Người tập bộ môn này có thể nhanh chóng tìm thấy sự thư thái, thoải mái trong tinh thần. Khi tập trung vào hơi thở cùng động tác, mọi suy nghĩ tiêu cực sẽ được xua tan, bạn sẽ lập tức cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn hơn, tâm trạng và cảm xúc cũng sẽ được ổn định và chuyển sang trạng thái tích cực hơn.
Cải thiện dáng người
Những người tập Iyengar Yoga thường có vóc dáng đẹp bởi lẽ bộ môn này sẽ giúp các cơ bắp săn chắc hơn, loại bỏ các thành phần mỡ thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời, tập luyện cũng giúp cải thiện tư thế, dáng đi, dáng đứng hiệu quả, giúp người tập có phong thái hơn, tự tin hơn.
Xem thêm: Yin Yoga là gì?
Những ai phù hợp với Iyengar Yoga?
Iyengar Yoga mang đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo mình là một trong những đối tượng phù hợp để tập luyện bộ môn này. Vậy đối tượng phù hợp với Iyengar yoga là gì?
Thực chất, hình thức này khá đơn giản nên phù hợp được với hầu hết đối tượng, đặc biệt là:
- Người mới tập Yoga: Các động tác tập Iyengar Yoga được bắt nguồn từ Hatha yoga khá đơn giản nên có thể dùng cho người mới tập. Kể cả khi gặp khó khăn, bạn cũng có những dụng cụ đi kèm để giúp bài tập thực hiện dễ dàng hơn.
- Người cao tuổi: Iyengar Yoga không đòi hỏi độ khó lớn trong động tác, các chuyển động cũng khá nhẹ nhàng, chậm rãi nên thích hợp cho người già để giúp cơ thể và xương khớp dẻo dai hơn.
- Người gặp khó khăn trong di chuyển: Người di chuyển khó khăn hoặc không thể theo được những bộ môn vận động khác thì Iyengar Yoga sẽ là lựa chọn rất phù hợp để tăng cường sức khỏe mà không ảnh hưởng quá nhiều tới đôi chân.
- Trẻ em: Trẻ em cũng có thể tập Iyengar Yoga như một cách để tăng cường sức khỏe và rèn luyện tính dẻo dai. Tuy nhiên khi tập cần có giáo viên hoặc người lớn quan sát để đảm bảo bé thực hiện đúng tư thế.
Có thể tự tập Iyengar yoga tại nhà được không?
Nếu đã hoàn thành khóa học Iyengar yoga căn bản, nắm rõ kỹ thuật tập Iyengar yoga là gì thì bạn có thể tự tập luyện tại nhà. Đây là hình thức tập luyện yoga rèn luyện sức khỏe tích cực, mang đến nhiều hiệu quả ấn tượng.
Lợi thế khi tập luyện Iyengar yoga cũng có phần tương tự với các biện pháp tập khác. Cụ thể hơn là:
- Có được sự riêng tư trong suốt quá trình tập luyện.
- Thời gian linh hoạt, sắp xếp khung giờ tập luyện đơn giản khi cần thiết.
- Có thể thử sức với nhiều bài tập mới.
- Tiết kiệm khá nhiều chi phí so với việc học Iyengar yoga tại Spa hoặc các cơ sở đào tạo.
Chỉ cần lưu ý về các tư thế, cách tập và thời gian tập sao cho đúng để đảm bảo an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách Iyengar yoga tập tại nhà với một vài động tác đơn giản
Theo lời khuyên từ các chuyên gia yoga, khi muốn luyện tập Iyengar yoga tại nhà, trước tiên bạn nên tập kỹ thuật thở của thiền định. Sau khi đã làm chủ tốt hơi thở, hãy thử bắt đầu một vài động tác sau đây.
Tư thế ngồi gập mình
Bài tập này có tác động nhiều tới phần cột sống, thắt lưng, bụng và cơ đùi, giúp cải thiện chức năng hô hấp, tiêu hóa cũng như giảm đau lưng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng với hai chân duỗi thẳng trước mặt, có thể đặt một cái gối lên phía trên cẳng chân.
- Từ từ cúi gập người về phía trước, hai tay đặt lên gối, hạ thấp cơ thể sát xuống đùi càng gần càng tốt.
- Khi đã tập quen, có thể bỏ gối và bám hai tay vào bàn chân.
Bài tập rắn hổ mang
Đây là một trong những tư thế khá cơ bản trong yoga, có tác dụng kéo giãn cột sống, tạo áp lực lên cơ bụng để giảm mỡ bụng và trị đau lưng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên thảm tập, hai cánh tay gấp lại, bàn tay úp xuống đặt cạnh vai.
- Nhấn chân và đùi dưới sàn, đẩy cánh tay để nâng phần trên cơ thể lên cao.
- Vươn người cao lên giống như rắn hổ mang để kéo giãn lưng, giữ trong 15 giây sau đó từ từ hạ xuống.
Tư thế hoa sen
Tư thế hoa sen trong Iyengar yoga có cách thực hiện rất đơn giản, gần giống như tư thế ngồi thiền. Động tác này tập trung vào điều hòa hơi thở, cân bằng trạng thái cơ thể để mang lại cảm giác thư thái.
Cách thực hiện:
- Ngồi khoanh chân trên thảm, lưng thẳng và mặt hơi hướng lên trên.
- Hai tay đặt thoải mái trên đùi, nhắm mắt lại và điều hòa nhịp thở.
- Hít thở nhẹ và đều đặn, gạt bỏ mọi suy nghĩ trong đầu. Giữ tư thế trong 5 – 10 phút.
Tư thế em bé
Bài tập này là một tư thế nằm gập người rất thoải mái, tác động lên phần cơ bụng, cột sống cùng phần chậu, từ đó giúp thư giãn tinh thần và thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Ngồi gập chân trên thảm, mông đặt trên gót chân.
- Chuẩn bị chiếc gối đặt ngang trước mặt, sau đó từ từ gập người về phía trước, bụng nằm lên đùi, hai tay đặt lên gối.
- Mở rộng hông, trán chạm sàn và duy trì tư thế trong 3 – 5 phút.
Một số lưu ý khi luyện tập Iyengar yoga tập tại nhà
Trong quá trình tự tập Iyengar yoga tại nhà, có một số lưu ý quan trọng dưới đây mà bạn đọc cần ghi nhớ:
- Tìm hiểu các kỹ thuật và tư thế luyện tập để đảm bảo độ chính xác và tính an toàn.
- Tập luyện với cường độ và tần suất phù hợp, mỗi buổi nên tập 30 – 45 phút và tập 3 – 5 buổi/tuần là hợp lý.
- Không ăn quá no trước khi tập yoga.
- Tập luyện kiên trì, chăm chỉ, nhẫn nại, tránh tâm lý nôn nóng.
- Mặc các trang phục thoải mái, không cản trở vận động và toát mồ hôi.
- Phụ nữ mang thai hoặc người đang mệt mỏi nên cân nhắc trước khi tập Iyengar yoga.
- Kết hợp yoga đan xen với một số bài tập cường độ cao nếu muốn đốt cháy calo nhiều hơn.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ S-Life, các bạn sẽ hiểu hơn về Iyengar Yoga. Từ đó có thêm một phương pháp tập luyện khoa học và tốt cho sức khỏe. Chúc các bạn thành công nhé!