Vinyasa yoga là gì? Lợi ích của Vinyasa yoga mang lại

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Yoga là hình thức tập luyện phổ biến hiện nay trên toàn thế giới. Trong đó, Vinyasa yoga ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Vậy Vinyasa yoga là gì? Những động tác phổ biến của bộ môn này là gì? Hãy cùng S-Life tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vinyasa yoga là gì?

Cha đẻ của vinyasa yoga là Sri Krishnamacharya, người có sức ảnh hưởng rất lớn tới Yoga cho tới ngày nay. Mục đích chính của bộ môn này là tăng cường sự tập trung và ý thức về cơ thể. 

Vậy Vinyasa yoga là gì? Thực tế, Vinyasa yoga là sự nhất quán của hai trường phái Power yoga và Kundalini yoga. Bộ môn này yêu cầu bạn cần giữ hơi thở sâu, đạt được sự nhất quán về ý thức trong từng động tác. Đây chính là sự thể hiện của suy nghĩ thông qua hành động bên ngoài.

Vinyasa yoga là sự nhất quán của hai trường phái Power yoga, Kundalini yoga
Vinyasa yoga là sự nhất quán của hai trường phái Power yoga, Kundalini yoga

Đặc điểm của Vinyasa yoga

Khác với những hình thức yoga khác, Vinyasa yoga có một hệ thống động tác cố định đồng bộ với hơi thở. Trong đó, hơi thở là yếu tố quan trọng nhất cần được ưu tiên khi bạn chuyển từ động tác này sang động tác kia. Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng của loại hình yoga này:

  • Chuyển động và hơi thở đi liền với nhau, khi chuyển từ động tác này sang động tác kia cần dùng hơi thở là cầu nối. Vì thế nhiều người gọi đây là yoga dòng chảy.
  • Khi hít vào thì cơ thể sẽ chuyển động đi lên, thở ra nghĩa là chuyển động xuống. 
  • Các tư thế có trình tự, được thực hiện bài bản và lặp lại liên tục.
  • Các bài tập có tác động nhẹ nhàng tới nhịp tim.

Mục đích chính của bộ môn này là dùng hơi thể để điều chỉnh tâm trí và cơ thể. Từ đó, bạn có thể thấy được sự kết nối tuyệt vời giữa phần tâm thức và cơ thể của mình. Qua đó, bạn có thể kết nối với những người đam mê bộ môn này.

 Vinyasa yoga có một hệ thống động tác cố định đồng bộ với hơi thở
Vinyasa yoga có một hệ thống động tác cố định đồng bộ với hơi thở

Xem thêm: Hatha yoga là gì

Lợi ích của việc tập Vinyasa yoga

Sau khi đã biết Vinyasa yoga là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những lợi ích của bộ môn này đem lại cho cơ thể và sức khỏe. 

Giúp giảm cân, thon dáng

Lợi ích đầu tiên của vinyasa yoga là giúp giảm cân, đẹp dáng. Những động tác yoga nhẹ nhàng nhưng có tác động sâu khiến cơ thể phải sử dụng năng lượng để duy trì bài tập. Cường độ vận động nhẹ nên phù hợp với những người xương khớp yếu. Nếu bạn đang muốn tìm một bộ môn giảm cân an toàn và lâu dài thì hãy thử Vinyasa yoga nhé.

Tập Vinyasa yoga là cách giảm cân hiệu quả
Tập Vinyasa yoga là cách giảm cân hiệu quả

Hỗ trợ cơ bắp khỏe mạnh, dẻo dai

Vinyasa yoga sử dụng các động tác vận động nhẹ nhàng nhưng có tác động sâu vào cơ bắp. Điều này kích thích các khối cơ phát triển nhưng tốc độ khá chậm. Vì vậy, người tập cần chăm chỉ tập luyện mới thấy được sự thay đổi rõ ràng của vóc dáng.

Ngoài ra, những động tác mềm mại và uyển chuyển của Vinyasa yoga sẽ tăng cường độ dẻo dai của cơ thể. Sự co giãn liên tục sẽ hạn chế tình trạng căng cơ và chuột rút đột ngột sau khi tập luyện. 

Bài tập Vinyasa yoga tăng độ dẻo dai của cơ thể
Bài tập Vinyasa yoga tăng độ dẻo dai của cơ thể

Giảm nguy cơ tổn thương cột sống

Nếu những bài tập cường độ mạnh tạo ra lực tác động mạnh ảnh hưởng tới cột sống thì Vinyasa yoga lại rất an toàn. Mỗi động tác sẽ có tác động lực nhất định lên từng bộ phận cụ thể trên người. Nếu bạn tập đúng theo hướng dẫn chắc chắn sẽ không bị đau nhức cột sống. 

Một số động tác như chào mặt trời và chiến binh trong Vinyasa yoga còn bảo vệ phần cột sống của bạn. Do đó, bài tập này phù hợp với nhiều độ tuổi từ trẻ nhỏ tới người lớn tuổi, thậm chí là bà bầu.

Vinyasa yoga còn bảo vệ phần cột sống của bạn
Vinyasa yoga còn bảo vệ phần cột sống của bạn

Tăng khả năng cân bằng cơ thể

Giống như những hình thức yoga khác, các động tác trong Vinyasa yoga đòi hỏi sự thăng bằng cao. Do vậy, sau một thời gian tập khả năng cân bằng của cơ thể sẽ tốt hơn, khó vấp té trong quá trình tập những bài vận động khác. 

Vinyasa Yoga tăng khả năng thăng bằng của cơ thể
Vinyasa Yoga tăng khả năng thăng bằng của cơ thể

Cải thiện chức năng hoạt động của phổi

Khi đã hiểu Vinyasa yoga là gì, bạn sẽ biết hình thức này sử dụng hơi thở rất nhiều trong tập luyện. Nhờ vậy mà phổi hoạt động tốt hơn, oxy liên tục được đưa vào cơ thể. Đồng thời lượng CO2 được loại bỏ ra bên ngoài, giúp bạn không bị mệt mỏi nữa. Đó là lý do, bác sĩ khuyên bệnh nhân mắc bệnh phổi thường xuyên tập luyện vinyasa yoga.

Tập luyện Vinyasa yoga tăng cường khả năng hô hấp
Tập luyện Vinyasa yoga tăng cường khả năng hô hấp

Giảm mệt mỏi và căng thẳng

Nhiều người không chỉ quan tâm Vinyasa yoga là gì mà còn quan tâm tới khả năng giảm căng thẳng của bài tập này. Quá trình vận động sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều endorphin. Loại hormone này giúp tinh thần vui vẻ hơn, giảm căng thẳng hiệu quả. 

Đồng thời, những động tác trong Vinyasa yoga chú trọng nhiều về hơi thở nên giúp cơ thể thu nạp nguồn dưỡng khí tốt lành từ môi trường xung quanh. Chính điều này khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu hơn trong tâm thức.

 Vinyasa yoga là gì mà còn quan tâm tới khả năng giảm căng thẳng 
Vinyasa yoga là gì mà còn quan tâm tới khả năng giảm căng thẳng

Xem thêm: Tìm hiểu về Yoga Therapy

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Tinh thần thoải mái chính là yếu tố quan trọng giúp giấc ngủ sâu hơn và chất lượng hơn. Ngoài ra, những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ không làm bạn bị quá sức dẫn tới đau mỏi. Ngược lại nó còn khiến cơ thể ngủ ngon hơn nên việc tái tạo năng lượng của cơ thể diễn ra thuận lợi.

Những đối tượng nên tập Vinyasa yoga

Nhiều người sau khi biết Vinyasa yoga là gì, sẽ thắc mắc về đối tượng có thể tập luyện bộ môn này. Nghiên cứu và thực tế đã chứng minh đây là bài tập phù hợp với rất nhiều người, đặc biệt là những nhóm sau:

Người mới bắt đầu tập yoga

Những người mới bắt đầu tập yoga nên tập Vinyasa yoga. Những động tác tương đối đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật quá chuyên sâu. Quan trọng là bạn cần điều khiển được hơi thở của mình. 

Bài tập Vinyasa yoga dành cho những bạn bắt đầu tập yoga
Bài tập Vinyasa yoga dành cho những bạn bắt đầu tập yoga

Cường độ vận động nhẹ nhàng nhưng lại tác động sâu khiến cơ thể tiêu hao năng lượng. Nên đây là bài tập giúp vóc dáng thon gọn nếu chăm chỉ tập luyện trong thời gian dài.

Người đang tìm sự bình yên trong tâm thức

Vinyasa yoga là hình thức vận động kết nối tâm thức và thể chất. Hơi thở chính là cầu nối quan trọng để giúp người tập tìm được sự bình yên trong quá trình tập. Không đơn thuần là bộ môn thể chất, Vinyasa yoga còn là sự kết nối tâm hồn mạnh mẽ dành cho những người khao khát đi tìm sự an yên giữa cuộc sống tất bật.

Người muốn cân bằng tâm trí và thể lực

Như đã nói ở trên, Vinyasa yoga không chỉ là hình thức tập luyện đơn thuần về thể chất mà còn là sự kết nối của tâm trí và thể lực. Người tập sẽ dùng hơi thở để dẫn dắt suy nghĩ, thanh tẩy những điều tiêu cực và không vui vẻ trong sâu thẳm tâm hồn. 

Vinyasa yoga dành cho những người muốn tìm đến sự cân bằng tâm trí
Vinyasa yoga dành cho những người muốn tìm đến sự cân bằng tâm trí

Đồng thời, hoạt động của phổi cũng tăng lên giúp cơ hoành khỏe hơn sau một thời gian tập. Nhờ đó mà người tập yoga ít bị hiện tượng hụt hơi trong những chuyến leo núi đường dài.

Phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ mang thai thường bị đau nhức cơ thể do sự biến đổi từ thai nhi mang tới. Cùng với đó, tâm lý của các nàng cũng sẽ không ổn định, xuất hiện cảm giác bất an, bồn chồn, lo lắng và khó chịu. Vinyasa yoga chính là hình thức tập luyện an toàn giúp bạn khỏe, tâm lý ổn định và vui vẻ hơn.

Vinyasa yoga chính là hình thức tập luyện an toàn giúp bạn khỏe, tâm lý ổn định
Vinyasa yoga chính là hình thức tập luyện an toàn giúp bạn khỏe, tâm lý ổn định

Những cấp độ của Vinyasa yoga

Bộ môn Vinyasa yoga đang được giảng dạy ngày càng phổ biến. Tại trung tâm, các khóa học môn này được chia làm ba cấp độ: Cơ bản, Trung cấp và Nâng cao. Trong đó, mỗi cấp độ được phân loại dựa trên độ khó động tác và độ phức tạp của các bài phối hợp nhiều động tác với nhau.

Những ai mới bắt đầu làm quen với Vinyasa yoga nên tìm đến những trung tâm uy tín nơi có khóa học được thiết kế bài bản và giảng viên giàu kinh nghiệm. Cấp độ luyện tập cũng nên khởi đầu bằng những bài yoga Cơ bản để rồi dần dần nâng lên những cấp độ cao hơn. Đơn giản bởi vì những bài tập ở cấp độ thấp sẽ trở thành nền tảng cho những bài thực hiện ở cấp độ cao.

Vinyasa yoga được chia làm ba cấp độ
Vinyasa yoga được chia làm ba cấp độ

Những động tác phổ biến trong Vinyasa yoga 

Khi đã biết Vinyasa yoga là gì, bạn sẽ biết bài tập này gồm 4 động tác cơ bản là Vinyasa flow, Surya namaskar, Vasisthasana, Uttanasana. Những động tác này là gì và có tác động thế nào tới cơ thể? Bạn hãy tự tìm câu trả lời qua phần dưới đây nhé!

Vinyasa flow

Chuỗi động tác trong Vinyasa flow hoàn toàn tự do, không tuân theo quy tắc nào. Động tác sẽ do huấn luyện viên tự biên soạn và hướng dẫn. Vì thế nó sẽ mang hơi hướng cá nhân hóa có bài bản và quy trình rõ ràng. Những động tác cơ bản trong Vinyasa flow gồm:

  • Thực hiện hít đất Plank Pose – Kumbhakasana để khởi động cơ thể.
  • Động tác Knees-Chest-Chin Pose – Ashtanga Namaskara sẽ hạ thấp đầu gối xuống sàn, tay đặt sát người, nhấc mông và hông khỏi mặt đất, ngực và cằm tì xuống mặt sàn.
  • Động tác rắn hổ mang (Bhujangasana) hít vào và ưỡn ngực về phía đằng trước, giữ tay dưới vai và chân để thẳng dưới sàn nhà.
  • Động tác Adho Mukha Svanasana nâng người khỏi mặt sàn, thở ra để cơ thể tạo thành hình chữ V ngược. Bạn nhớ giữ cho lưng, tay và hông thẳng, mắt nhìn về phía bụng.
Chuỗi động tác trong Vinyasa yoga hoàn toàn tự do
Chuỗi động tác trong Vinyasa yoga hoàn toàn tự do

Surya namaskar

Surya namaskar hay còn gọi là chuỗi động tác chào mặt trời. Mục đích chính là để khởi động làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu bài tập chính. Mỗi tư thế sẽ đồng bộ hóa với hơi thở nên bạn cần tập trung giữ cho hơi thở đều, không bị ngắt quãng. Tùy vào mỗi huấn luyện viên sẽ có những động tác khác nhau.

Vasisthasana

Đây được cho là một trong những tư thế Power yoga khó nhất được ứng dụng trong Vinyasa yoga. Vasisthasana đòi hỏi cả thể lực, sự thăng bằng và cả độ dẻo dai của cơ thể. 

Chuỗi tư thế Vasisthasana khó thực hiện và đòi hỏi kỹ thuật cao
Chuỗi tư thế Vasisthasana khó thực hiện và đòi hỏi kỹ thuật cao

Rủi ro chấn thương khi tập bài này rất cao nên đòi hỏi sự kiên trì và gan dạ của người tập. Vasisthasana chỉ phù hợp với những người đã tập yoga lâu, có thể điều khiển cơ thể và tâm lý.

Uttanasana

Tư thế gập người về phía trước này sẽ giúp kéo dãn phần cột sống cơ xương chân. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản, bạn cúi gập người xuống, để mặt chạm vào chân. Đồng thời, bạn kéo căng cơ hông và lưng, giữ cho chân thẳng và không bị cong.

Tư thế gập người về phía trước này sẽ giúp kéo dãn phần cột sống 
Tư thế gập người về phía trước này sẽ giúp kéo dãn phần cột sống

Tư thế Vinyasa yoga cho người mới bắt đầu

Như đã nói, những bạn bước đầu làm quen với Vinyasa yoga nên bắt đầu tập từ những động tác cơ bản nhất. Trong thời gian đầu, người tập có thể sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện những tư thế đòi hỏi độ dẻo dai. Do đó, giảng viên thường hướng dẫn những bài tập sau cho người mới.

Tư thế phù hợp người mới tập

Một tổ hợp Vinyasa yoga dành cho người mới bao gồm những tư thế sau:

  • Tư thế chó cúi đầu (hoặc tư thế đứa bé)
  • Tư thế rắn hổ mang (hoặc tư thế nhân sư)
  • Tư thế nửa chaturanga
  • Tư thế plank

Tùy vào thể trạng, người tập có thể thực hiện một hoặc nhiều tư thế trên cùng lúc. Trong khi thực hiện, người tập cần biết cách lắng nghe cơ thể để hiểu được bài nào dễ và bài nào khó với bản thân. Đồng thời, cần tập trung vào hơi thở để duy trì thể lực và sự thăng bằng trong quá trình tập.

Tư thế phù hợp với người cổ tay yếu

Từ bốn tư thế trên, người tập có thể dễ dàng tùy biến theo nhu cầu của bản thân. Nếu bạn có cổ tay yếu thì có thể thực hiện theo trình tự sau:

  • Bắt đầu bằng động tác plank nhưng thay vì chống bàn tay thì bạn chống hai cẳng tay trên sàn.
  • Giữ nguyên tư thế và từ từ hạ hông xuống sàn. Đồng thời, thực hiện động tác ưỡn ngực để chuyển đổi thành tư thế nhân sư.
  • Tiếp đến, giữ nguyên hai cẳng tay đặt trên sàn, nâng hông và tiến bàn chân về phía trước. Hãy cố gắng nâng phần hông lên cao nhất có thể để tạo thành tư thế cá heo.
Tư thế nhân sư phù hợp với người cổ tay yếu
Tư thế nhân sư phù hợp với người cổ tay yếu

Tư thế phù hợp với người vai yếu

Mặt khác, những bạn mới tập có lực vai còn yếu thì không nên thử thách với tư thế khó như chaturanga. Thay vào đó, nên thực hiện tổ hợp dòng chảy Vinyasa yoga với hai tư thế cơ bản sau:

  • Bắt đầu nhẹ nhàng bằng tư thế plank với hai tay chống trên sàn.
  • Từ từ chuyển tiếp tư thế chó cúi đầu bằng cách bước chân lên trước và nâng hông lên cao. Cố gắng giữ hông cao nhất có thể và hít thở nhẹ nhàng.

Chỉ với hai động tác này lặp đi lặp lại, người tập có thể dễ dàng củng cố sức mạnh của vai. Từ đó, chuyển sang tập những độc tác khó hơn.

Ăn gì trước khi tập Vinyasa yoga

Khi tập các bộ môn thể chất, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định thành quả tập luyện. Trong đó, Vinyasa yoga cũng không phải ngoại lệ. Theo chuyên gia, trước khi tập, bạn nên ăn những thực phẩm sau.

Chuối

Chuối được xem là một trong những thực phẩm lý tưởng dành cho người tập yoga. Chỉ cần một quả chuối, bạn sẽ được cung cấp đủ lượng carbohydrate cần thiết để thực hiện những động tác Vinyasa yoga phức tạp. Cùng với đó, loại trái cây này còn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Chuối là thực phẩm tốt cho người tập yoga
Chuối là thực phẩm tốt cho người tập yoga

Ngoài chuối, bạn cũng có thể thêm bô hạnh nhân và rau xanh vào bữa ăn phụ. Bơ hạnh nhân cung cấp lượng protein dồi dào để tái tạo cơ bắp. Trong khi đó, rau xanh cung cấp thêm khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bạn nên ăn chuối trước khi tập 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, nên bổ sung đủ nước để đảm bảo cơ sức bền của cơ thể trong suốt quá trình thực hiện.

Sinh tố

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đề xuất người tập yoga nên chuẩn bị các món sinh tố như là bữa phụ trước khi tập. Lý do là vì món sinh tố cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể và cũng rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, cần chú ý là công thức sinh tố không nên quá phức tạp để tránh gây áp lực lên cơ thể.

Sinh tố có thể được sử dụng để làm bữa phụ trước khi tập
Sinh tố có thể được sử dụng để làm bữa phụ trước khi tập

Một công thức sinh tố lý tưởng dành cho người tập yoga chỉ nên có khoảng 3 – 4 thành phần. Trong đó, những thành phần chính cần kể đến là:

  • 1 loại rau xanh
  • 1 thực phẩm cung cấp carbohydrate
  • 1 thực phẩm cung cấp chất béo
  • Nước hoặc chất lỏng bổ sung

Với một cốc sinh tố thơm ngon, cơ thể của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ năng lượng để thực hiện động tác Vinyasa yoga. Để đảm bảo hiệu quả tập luyện, bạn nên uống sinh tố khoảng 20 phút trước buổi tập.

Nước ép rau củ

Nước ép là một lựa chọn khác dành cho người tập yoga. Tùy vào sở thích cá nhân, mỗi người có thể lựa chọn làm nước ép nguyên chất từ rau xanh hoặc thêm một loại trái cây nào đó để tăng thêm hương vị.

Nước ép rau củ là lựa chọn dành cho người tập yoga
Nước ép rau củ là lựa chọn dành cho người tập yoga

Nước ép rau củ là lựa chọn tuyệt vời trước khi bắt đầu một buổi tập yoga. Đây là nguồn cung cấp năng lượng, vitamin, khoáng chất và nước cho cơ thể. Đồng thời, những dưỡng chất thực vật trong nước ép rau củ còn thúc đẩy khả năng tiếp nhận oxy và loại bỏ độc tố của cơ thể.

Bánh mì nướng

Dù đang theo đuổi chế độ ăn kiêng hay không, bạn cũng nên nạp một it calo trước buổi tập yoga. Bạn có khá nhiều lựa chọn để cung cấp năng lượng và giảm cơn đói của cơ thể. Trong đó, đơn giản nhất là sử dụng bánh mì kết hợp với một ít bơ.

Bánh mì nướng kết hợp với bơ cung cấp năng lượng cho cơ thể
Bánh mì nướng kết hợp với bơ cung cấp năng lượng cho cơ thể

Bánh mì phủ bơ là lựa chọn phổ biến bởi vì món ăn này khá dễ tiêu hóa. Đồng thời, hàm lượng carbohydrate có trong bánh mì cũng vừa đủ cho cơ thể để thực hiện những động tác yoga. Nếu lựa chọn cách ăn nhẹ này th2i bạn nên ăn trước khi tập khoảng 45 phút.

Những lưu ý khi tập Vinyasa yoga bạn cần biết

Khi đã biết Vinyasa yoga là gì, bạn cần lưu ý những điều sau để việc tập luyện thuận lợi hơn:

  • Lựa chọn tư thế phù hợp để tập luyện, không nên bắt ép bản thân.
  • Nên tập theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Không nên tập khi vừa ăn no xong.
  • Quần áo thoải mái sẽ giúp cơ thể chuyển động thoải mái hơn.
  • Không gian tập yên tĩnh sẽ đem lại hiệu quả tập luyện.
Nên tập yoga ở một không gian yên tĩnh
Nên tập yoga ở một không gian yên tĩnh

Bên cạnh tập yoga, bạn cũng nên tập thêm một số bài vận động mạnh để phát triển cơ bắp. Ví dụ như chạy bộ trên máy, thông qua màn hình LCD bạn sẽ biết được nhịp tim mà điều chỉnh tốc độ tập phù hợp. Thảm chạy đa lớp êm ái và không phát ra tiếng ồn trong suốt quá trình chạy bộ.

Nếu bạn chưa biết mua máy chạy bộ ở đâu thì hãy tham khảo các sản phẩm của S-Life. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm tập luyện nhập khẩu chính hãng. Phiếu bảo hành lên tới 5 năm, bảo trì vĩnh viễn nên bạn hoàn toàn an tâm sử dụng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Vinyasa yoga là gì. Để cơ thể đẹp và săn chắc hơn, bạn nhớ tập thêm chạy bộ trên máy nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài của S-Life theo số 1800 2032 - 091 114 5599. Hoặc vào website của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin về máy chạy bộ nhé.

41

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo