Vì sao nhảy dây bị đau bụng dưới?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Phần lớn những người tập thể thao cường độ cao thường bị đau mỏi vùng bụng, đặc biệt là khi tập nhảy dây. Vậy lý do dẫn tới nhảy dây bị đau bụng dưới là gì, phải giải quyết ra sao để quá trình tập luyện không bị ảnh hưởng? Câu trả lời chính xác nhất sẽ có trong bài viết sau đây dành cho bạn.

Nhảy dây bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Có nhiều người cho biết khi tập nhảy dây thường cảm thấy vùng bụng dưới bị đau, cơn đau này có nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tập luyện hay không?

Nhảy dây bị đau bụng dưới là vấn đề nhiều người mắc phải
Nhảy dây bị đau bụng dưới là vấn đề nhiều người mắc phải

Thực tế thì nhảy dây bị đau bụng dưới không hề nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng. Đây chỉ là một dạng chấn thương nhẹ khi người tập nhảy dây không có kinh nghiệm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên những cơn đau này cũng sẽ bị đẩy lùi tương đối nhanh và dễ dàng nếu bạn tìm ra được nguyên nhân và giải pháp xử lý phù hợp.

Nguyên nhân gây ra cơn đau bụng dưới khi nhảy dây

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhức vùng bụng dưới, bao gồm:

Tập luyện quá sức

Nhảy dây đau bụng dưới 1 phần là do quá trình tập luyện đòi hỏi người tập phải liên tục vận động, áp lực dồn nén lên vùng cơ bắp ở bụng là quá lớn. Tập với cường độ cao như vậy làm cơ hoành ở vùng bụng phải hoạt động liên tục để thở gấp, gây ra tình trạng đau nhức theo mỗi nhịp thở tăng dần lên.

Tập luyện quá sức làm vùng bụng bị đau nhức rõ rệt
Tập luyện quá sức làm vùng bụng bị đau nhức rõ rệt

Nếu để ý, những người mới tập luyện nhảy dây trong thời gian đầu thường chưa có kinh nghiệm, không xác định được mức thể lực. Dẫn tới quá trình tập không thực sự hợp lý, tập quá sức trong thời gian dài và làm vùng bụng dưới bị đau nhức dữ dội.

Xem thêm: Nhảy dây 1000 cái giảm bao nhiêu calo

Do ăn quá nhiều trước khi tập nhảy

Ăn uống trước khi tập luyện thể thao cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho vùng bụng của bạn bị đau mỏi. Nếu lượng thực phẩm ăn vào trước đó là quá lớn, hoặc cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi tiêu hoá nhưng đã phải bước vào bài tập, tỷ lệ bị đau vùng bụng dưới là cực kỳ cao.

Quá trình tiêu hoá của dạ dày cần được diễn ra một cách ổn định, nhưng tác động của cơ thể dồn nén lên vùng bụng khi liên tục phải nhảy lên xuống sẽ gây ra ảnh hưởng xấu. Thậm chí nhảy dây bị đau bụng dưới do ăn quá no về lâu dài cũng làm cho hệ tiêu hoá bị suy yếu đi thấy rõ.

Không khởi động đầy đủ

Bất kể là môn thể thao nào thì việc tập luyện các bài khởi động cũng đều phải được ưu tiên lên hàng đầu. Lý do nhảy dây bị đau bụng dưới có thể tới từ những thời điểm tập quá gấp gáp, bỏ qua bước khởi động và tiến vào thực hiện các bài nhảy dây cường độ cao ngay lập tức.

Tập nhảy dây mà không khởi động có thể làm đau mỏi hông và bụng dưới
Tập nhảy dây mà không khởi động có thể làm đau mỏi hông và bụng dưới

Không khởi động làm cho vùng cơ bắp ở bụng dưới vẫn đang trong trạng thái nghỉ, chưa bắt nhịp và chuyển sang chế độ vận động mạnh. Khi bắt đầu nhảy dây như vậy, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy nhức mỏi và đau vùng bụng dưới chỉ sau một thời gian ngắn.

Căng cơ bụng quá mức

Nhiều người thường có thói quen nín thở, gồng cơ bụng hoặc hóp bụng lại khi nhảy để giảm tần suất rung của cơ bắp, hỗ trợ quá trình nhảy dây ổn định hơn. Tuy nhiên đây lại là lý do khiến cho người tập nhảy dây bị đau bụng dưới, do thời gian gồng cơ bắp quá dài, oxy và máu khó lưu thông để vận chuyển dưỡng chất, cơ bắp vùng bụng sản sinh ra một lượng lớn axit lactic làm đau mỏi cơ,  không được đào thải kịp thời khiến vùng bụng của bạn đau mỏi hơn.

Uống nước sai cách

Bổ sung nước trong quá trình tập luyện thể thao cũng đòi hỏi kiến thức, chứ không phải cứ uống một lượng nước lớn là được. Có nhiều người mắc sai lầm khi bổ sung nước khi nhảy dây, uống quá nhiều làm vùng bụng trở nên nặng nề và bí bách.

Uống quá nhiều nước cũng làm bụng dưới bị đau khi vận động mạnh
Uống quá nhiều nước cũng làm bụng dưới bị đau khi vận động mạnh

Nếu tiếp tục tập luyện nhảy dây trong tình trạng như vậy, vùng bụng của bạn sẽ có cảm giác khó chịu, và dần xuất hiện cảm giác đau nhức tương tự như ăn quá nhiều trước khi tập.

Thở ngắn hoặc thở không đều

Đối với những người chưa có kinh nghiệm tập luyện và điều tiết nhịp thở, việc thở quá ngắn hoặc thở không đều nhịp sẽ làm cho bạn bị đau vùng bụng dưới khi phải liên tục nhảy dây.

Thở ngắn khiến lượng oxy nạp vào cơ thể ít đi, cơ bắp thiếu đi dưỡng chất cần thiết để vận hành, trong khi số lần thở tăng cao làm cơ hoành vùng bụng liên tục phải hoạt động. Đây là lý do vì sao vùng bụng dưới sẽ bắt đầu nhức mỏi.

Bệnh loét dạ dày

Khi cơ thể vận động với cường độ cao, tốc độ trao đổi chất trong cơ thể cũng trở nên nhanh hơn so với trạng thái bình thường. Người có vấn đề sức khỏe về dạ dày như loét dạ dày cũng vậy. Tập nhảy dây sẽ kích thích dịch vị trong dạ dày tiết ra, có thể gây đau dạ dày dữ dội nếu trước khi tập luyện mà bạn không ăn hoặc uống để làm dịu dạ dày.

Người bị loét dạ dày cũng dễ bị đau bụng khi nhảy dây hơn
Người bị loét dạ dày cũng dễ bị đau bụng khi nhảy dây hơn

Mặc dù nhảy dây thường mang đến những cơn đau bất chợt, tuy nhiên nó mang lại nhiều lợi ích như: nhảy dây giảm mỡ bắp tay, nâng cao thể lực,… vì vậy nhiều người vẫn yêu thích và lauwj chọn phương pháp này.

Cách nhảy dây không bị đau bụng

Nhảy dây bị đau bụng có thể xảy ra khi người tập chưa đúng kỹ thuật, vì thế bạn có thể tham khảo một số bước dưới đây để thực hiện đúng cách nhằm có được hiệu quả như mong muốn nhé! 

  • Bước 1 lựa chọn dây nhảy phù hợp: Không nên chọn loại dây quá dài hoặc quá ngắn so với chiều cao của bạn. Lựa chọn cán dây cầm có trọng lượng vừa đủ để tạo sự thoải mái trong quá trình tập luyện. 
  • Bước 2 khởi động trước khi nhảy dây: Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất định không thể bỏ qua tránh được việc đau bụng hoặc chấn thương khi tập luyện. Dành khoảng 5-10 phút thực hiện khởi động khớp gối, khớp tay, khớp hông, chạy bước nhỏ tại chỗ,… 
  • Bước 3 ăn nhẹ trước khi tập: Đừng nên để bụng quá đói trước khi nhảy dây, nên bổ sung nhẹ nhàng các loại thực phẩm có chứa protein tốt trước tập khoảng 30 – 60 phút. Chúng sẽ giúp cung cấp năng lượng đầy đủ để cơ thể bạn có thể sẵn sàng thực hiện nhiều bài tập. 
  • Bước 4 chia lịch tập hợp lý: Nên nhảy dây khoảng 3-4 buổi/tuần và mỗi buổi chỉ khoảng 30 phút. Nên tập vào buổi sáng hoặc chiều tối để có hiệu quả tốt nhất. 
  • Bước 5 ăn uống khoa học, lành mạnh: cách nhảy dây không bị đau bụng tiếp theo là xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Bổ sung nhiều các loại rau, củ, quả, hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt hoặc các loại nước uống nhiều ga.
Cách nhảy dây không bị đau bụng
Cách nhảy dây không bị đau bụng

Cách giảm đau bụng khi nhảy dây thường xuyên

Nhìn chung thì có rất nhiều lý do khiến cho người mới tập luyện nhảy dây bị đau bụng dưới. Nếu cũng đang mắc phải vấn đề này, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp như sau:

Giữ nhịp thở ổn định

Tập luyện nhảy dây hay bất cứ môn vận động thể chất nào khác cũng cần phải giữ nhịp thở ở mức ổn định, hỗ trợ kiểm soát thể lực tốt cũng như hạn chế tình trạng đau mỏi cơ bắp tại các vùng khác nhau. 

Khi tập nhảy dây cần giữ nhịp thở ổn định
Khi tập nhảy dây cần giữ nhịp thở ổn định

Một khi điều hoà nhịp độ thở, học được cách thở sâu và đều, lượng oxy và máu đi tới các cơ bắp sẽ ổn định hơn, giảm axit lactic sinh ra cũng như đào thải độc tố khỏi cơ bắp nhanh chóng. Như vậy thì bạn sẽ chẳng còn phải lo nghĩ tới vấn đề bị đau bụng dưới khi nhảy dây nữa.

Nhảy dây đúng tư thế

Học nhảy dây đúng tư thế sẽ tạo ra sự chuyển động nhịp nhàng trên toàn bộ cơ thể, giải tỏa áp lực dồn nén khỏi vùng bụng dưới hiệu quả hơn. Trọng lượng cơ thể và lực phản chấn khi nhảy dây sẽ được dàn trải đều lên các vùng vận động như lòng bàn chân, cổ chân, đầu gối, mông, bụng dưới,..

Nhờ vào đó mà tình trạng đau bụng dưới cũng ngừng tiếp diễn do không phải chịu quá nhiều áp lực như trước. Nhảy dây đúng tư thế còn hỗ trợ tăng hiệu suất tập luyện và giảm nguy cơ chấn thương. Vậy nên đây là một biện pháp mà bạn nên ghi nhớ và áp dụng ngay từ lúc mới bắt đầu tập.

Kết hợp bài tập chạy bộ hoặc massage

Hãy thử kết hợp các bài tập thể lực khác như chạy bộ với nhảy dây cùng lúc để tăng cường thể lực, xây dựng cơ bắp khỏe mạnh. Tạo điều kiện để cơ thể dần thích nghi với quá trình vận động, nhờ vào đó mà những cơn đau sẽ không còn diễn ra. Đây cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng thành công để đẩy lùi cơn đau, giảm nhức mỏi vùng bụng dưới.

Sử dụng ghế massage như một cách giảm đau nhanh chóng
Sử dụng ghế massage như một cách giảm đau nhanh chóng

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng ghế massage sau khi tập để thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức trên toàn thân. Việc sử dụng ghế massage sẽ hỗ trợ cơ bắp hồi phục nhanh hơn, duy trì hiệu suất tập luyện ổn định và rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác đối với sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp câu hỏi vì sao nhảy dây bị đau bụng dưới. Hãy xác định nguyên nhân và thử áp dụng các biện pháp được đề xuất, chúc bạn sớm đẩy lùi cơn đau và duy trì hiệu suất tập luyện ổn định!

361

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo