Vì sao nhiều người thường xuyên đi bộ để chạy nhanh hơn

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Chạy bộ và đi bộ đều là các hình thức tập thể dục rất đơn giản, phổ biến, phù hợp luyện tập với mọi đối tượng để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia thể thao khuyên rằng chúng ta nên thường xuyên đi bộ để chạy nhanh hơn cũng như nâng cao thành tích chạy bộ. Vậy vì sao đi bộ giúp chạy nhanh hơn, nên kết hợp đi bộ và chạy bộ như thế nào, cách để chạy bộ nhanh hơn từ việc đi bộ, bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Đi bộ có giúp chạy nhanh hơn không?

Đi bộ và chạy bộ đều được xem là các bài tập hiệu quả để rèn luyện sức khỏe cũng như giảm cân, giảm mỡ. Có nhiều người yêu thích chạy bộ vì chạy bộ giúp đốt cháy nhiều calo và giảm cân nhanh hơn. Nhưng cũng có nhiều người lại lựa chọn đi bộ bởi bộ môn này vừa hiệu quả, lại vừa an toàn và ít nguy cơ gây chấn thương hơn. Vậy kết hợp cả đi bộ và chạy bộ thì có giúp chạy nhanh hơn không?

Đi bộ xen kẽ với chạy bộ có thể giúp chạy bộ nhanh hơn
Đi bộ xen kẽ với chạy bộ có thể giúp chạy bộ nhanh hơn

Không ít những người chạy bộ chuyên nghiệp cho rằng họ thường xuyên tập thêm các buổi đi bộ để chạy nhanh hơn. Tác dụng này hoàn toàn có cơ sở và đã được nhiều chuyên gia thể thao xác nhận. Sau các buổi chạy bộ cường độ cao, việc đi bộ thả lỏng là hình thức tập nhẹ nhàng, góp phần quan trọng vào việc phục hồi cơ bắp. Một số khảo sát đã chỉ ra rằng hầu hết những người kết hợp cả đi bộ và chạy bộ đều có thời gian hồi phục thể lực ngắn hơn và cảm thấy khỏe khoắn hơn khi chạy bộ trở lại.

Lợi ích của đi bộ kết hợp với chạy bộ

Khi kết hợp đi bộ và chạy bộ một cách phù hợp, người tập sẽ có thể nhận được nhiều lợi ích vượt trội hơn so với chỉ đi bộ hoặc chỉ chạy bộ.

Đi bộ để chạy nhanh hơn

Kết hợp đi bộ sẽ giúp tăng cường khả năng vận động của hệ thống cơ khớp vùng chân, từ đó tạo tiền đề vững chắc khi cơ thể bắt đầu chạy bộ. Đi bộ trước mỗi buổi tập cũng có thể được coi là một hình thức khởi động, làm nóng cơ thể, từ đó giúp bạn chạy bộ được lâu hơn, nhanh hơn, đốt nhiều năng lượng hơn.

Đi bộ giúp giảm nguy cơ chấn thương khi chạy

Đi bộ trước giúp giảm nguy cơ chấn thương khi chạy
Đi bộ trước giúp giảm nguy cơ chấn thương khi chạy

Ngoài việc đi bộ để chạy nhanh hơn thì nhiều người còn dành 5 – 10 phút đi bộ đầu mỗi buổi tập để giúp tăng khả năng vận động an toàn. Nhờ vậy mà quá trình chạy có thể diễn ra thuận lợi hơn, các cơ bắp vận động trơn tru hơn và ít gặp các nguy cơ chấn thương hơn.

Hạn chế mỏi cơ khi chạy

Đan xen đi bộ với chạy bộ là cơ hội để bạn có thể từ từ hít thở chậm lại. Từ đó tạo điều kiện cho cơ bắp nhanh chóng được phục hồi, hạn chế làm việc quá sức. Nhiều người thường áp dụng các bài tập gồm nhiều set tập xen kẽ đi bộ với chạy bộ để vừa vận động, vừa hồi phục mà không lo lắng về các vấn đề mỏi cơ hay kiệt sức khi luyện tập. Đây cùng là cách để chạy nhanh hơn mà nhiều người hay áp dụng khi luyện tập.

Xem thêm: Đi bộ 30 phút giảm bao nhiêu calo?

Đi bộ để chạy nhanh hơn sau chấn thương

Các bài tập chạy bộ kết hợp đi bộ là mẹo tập hiệu quả đối với những người mới quay trở lại tập luyện sau chấn thương. Khi mới hồi phục, cơ thể chúng ta sẽ chưa thể chạy nhanh được như thời điểm trước chấn thương.

Vì thế mà đi bộ sẽ được coi như một giai đoạn chuyển tiếp để vận động mượt mà hơn, tránh nguy cơ vết thương tái phát. Ngoài ra, đi bộ cũng sẽ giúp cho cơ – khớp làm quen lại với việc hoạt động dưới cường độ cao, giúp bạn nhanh chóng tăng tốc độ chạy để đạt được thành tích cao như trước.

Cách chạy nhanh hơn từ việc kết hợp chạy bộ với đi bộ

Để có thể kết hợp chạy bộ với đi bộ để chạy nhanh hơn hiệu quả, bạn cần phải có sự tính toán hợp lý thì mới phát huy được hiệu quả cao nhất. Dù tập luyện thông thường hay tập luyện với máy chạy bộ tại nhà, bạn cũng cần tham khảo những hướng dẫn dưới đây để chạy bộ hiệu quả nhất.

Phân chia thời gian tập luyện hợp lý

Cách kết hợp chạy bộ với đi bộ để chạy nhanh hơn đơn giản nhất đó là sắp xếp các buổi tập xen kẽ trong tuần. Ví dụ trong 1 tuần tập luyện, bạn có thể chia thành 2 buổi chạy bộ, 1 buổi đi bộ, hoặc 2 buổi chạy bộ với 2 buổi đi bộ, hoặc 3 buổi chạy bộ và 2 buổi đi bộ.

Nên kết hợp xen kẽ các buổi chạy bộ với các buổi đi bộ để chạy nhanh hơn
Nên kết hợp xen kẽ các buổi chạy bộ với các buổi đi bộ để chạy nhanh hơn

Bạn nên sắp xếp các buổi tập đan xen với nhau, và xen kẽ thêm cả ngày nghỉ. Cường độ tập luyện phù hợp nhất là 30 – 45 phút mỗi buổi và tập 3 – 5 buổi một tuần. Do đó bạn không nên tập quá lâu hoặc tập quá nhiều vì vừa không tốt cho sức khỏe, vừa không tăng được hiệu quả tập luyện.

Xem thêm: Lịch chạy bộ giảm cân trong 1 tuần

Phối hợp cả đi bộ và chạy bộ trong một buổi tập

Ngoài việc đan xen các buổi chạy bộ riêng với đi bộ để chạy nhanh hơn thì bạn cũng nên kết hợp cả hai hình thức này trong một buổi tập. Tất nhiên chạy bộ vẫn là phần tập chính, còn đi bộ là một bài tập bổ trợ không thể thiếu.

Kết hợp cả đi bộ và chạy bộ trong cùng một bài tập
Kết hợp cả đi bộ và chạy bộ trong cùng một bài tập

Trong buổi tập của mình, bạn có thể kết hợp chạy bộ và đi bộ theo thứ tự như đi bộ 5 phút, chạy bộ nhẹ nhàng 5 phút, chạy tăng tốc 15 – 20 phút, giảm tốc chạy nhẹ 5 phút, đi bộ thư giãn và kết thúc buổi tập. Đối với những bạn tập luyện trên máy chạy bộ, bạn có thể sử dụng các chương trình bài tập chạy được lập trình sẵn trên máy. Thông thường đó sẽ là các kiểu chạy kết hợp giữa chạy nước rút và đi bộ nhanh hoặc chạy bộ nhẹ nhàng với tổng thời gian 15 – 20 phút.

Xem thêm: Chạy bộ 1km bao nhiêu phút

Tập đi bộ và chạy bộ với các mức vận tốc khác nhau

Tốc độ là yếu tố rất quan trọng khi luyện tập bởi đó là mục tiêu chính mà bạn hướng đến khi muốn kết hợp chạy bộ và đi bộ để chạy nhanh hơn. Để làm được điều đó, cơ thể chúng ta cần được làm quen với việc vận động ổn định từ tốc độ thấp cho tới tốc độ tối đa.

Tập luyện với máy chạy bộ để kiểm soát vận tốc hiệu quả
Tập luyện với máy chạy bộ để kiểm soát vận tốc hiệu quả

Vì vậy, khi thực hiện đi bộ hay chạy bộ, bạn nên bắt đầu từ mức vận tốc chậm như đi bộ chậm, sau đó tăng thành đi bộ nhanh, chạy nhẹ và cuối cùng là chạy tăng tốc. Nếu tập với máy chạy bộ có chức năng đo vận tốc, bạn có thể theo dõi tốc độ của mình qua mỗi buổi tập và đặt mục tiêu tăng dần qua những buổi tập kế tiếp để thấy được hiệu quả tăng tốc chạy của phương pháp tập luyện kết hợp này.

Xem thêm: Chạy bộ có giúp dáng đẹp không?

Chuyển dần từ chạy – đi bộ sang chạy nhanh liên tục

Khi đã cảm thấy cơ thể hoàn thành các bài chạy tốc độ cao một cách dễ dàng, đó là lúc bạn sẵn sàng cho một mục tiêu tốc độ mới. Tất nhiên bạn sẽ khó chạy nhanh được nếu chỉ áp dụng mãi phương pháp chạy bộ – đi bộ. Bạn có thể giảm dần thời lượng đi bộ và tăng thời lượng chạy bộ sau các buổi tập cho tới khi có thể thoải mái chạy liên tục trong 30 phút.

Các giáo án chạy bộ của vận động viên chỉ ra rằng, bạn nên tăng từ từ thời gian chạy so với đi bộ sau mỗi buổi. Cụ thể nếu bạn chạy theo mỗi set 7 phút chạy và 3 phút đi bộ, thì có thể đổi dần sang 8 phút chạy – 2 phút đi, 9 phút chạy – 1 phút đi, và 10 phút chỉ chạy bộ.

Kết hợp chạy bộ và đi bộ để chạy nhanh hơn là một bí kíp luyện tốc độ được rất nhiều người áp dụng, kể cả những vận động viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sở hữu tốc độ tốt là kết quả của quá trình tập luyện lâu dài. Vì thế bạn cần kiên trì, chăm chỉ luyện tập để sớm có được kết quả như ý.

75

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo