- Mặc định
- Lớn hơn
Yoga là phương pháp tập luyện phổ biến ở Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây. Phương pháp này có rất nhiều trường phái, trong đó Yoga Therapy nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Vậy Yoga Therapy là gì? Lợi ích mà bộ môn này đem tới cho người tập là gì? Bài viết sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.
Yoga Therapy là gì?
Yoga Therapy là một hình thức trị liệu kết hợp giữa tâm trí và thể xác con người. Phương pháp này sử dụng nguồn năng lượng từ vũ trụ kết hợp với tâm thức của con người để tạo ra năng lượng trị liệu.
Yoga Therapy bao gồm các kỹ thuật Yoga như hít thở, tư thế, điều tức và thiền. Những động tác này đều rất cơ bản, tác động nhẹ nhàng lên các bó cơ, giảm căng và đau các khớp xương. Đồng thời khiến cơ thể săn chắc, ngăn ngừa lão hóa cũng như thoái hóa xương khớp.
Hệ thống bài tập và tư thế trong Yoga Therapy được thiết kế phù hợp với từng người. Phương pháp trị liệu này là các động tác tương đối đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao.
Tập luyện Yoga Therapy thường xuyên sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh tật giảm cảm giác đau. Ví dụ như đau lưng, đau đầu gối, viêm khớp, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt,…
Để trở nên hiệu quả trong lúc tập Yoga Therapy bạn cần tìm hiểu cách tập thở nauli
Yoga Therapy mang tới những lợi ích gì?
Sau khi đọc giải thích Yoga Therapy là gì, bạn đã biết được đây là phương pháp trị liệu. Vì vậy nó sẽ đưa tới những tác động tích cực cho cơ thể như:
Cải thiện sức khỏe toàn diện
Quá trình tập Yoga Therapy kích thích cơ thể sản sinh tế bào lympho – loại chất giúp hình thành hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó, bão bộ sản sinh hormone endorphin khiến tinh thần vui vẻ và phấn khởi.
Điều trị bệnh xương về khớp
Với những người mắc bệnh về xương như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm,… được nhiều chuyên gia khuyên tập Yoga Therapy. Vì những động tác đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, lực vận động nhẹ không gây ảnh hưởng tới vùng bị tổn thương.
Khi tập Yoga Therapy toàn bộ cơ thể phải vận động, khiến cho máu được lưu thông tới các ổ khớp. Điều này kích thích dịch khớp tiết ra nhiều hơn giúp cơ xương hoạt động trơn tru khiến các cơn đau thuyên giảm.
Điều trị bệnh về tâm lý
Những bệnh tâm lý phổ biến gồm stress mãn tính, trầm cảm, tâm thần phân liệt,…Nghiên cứu cho thấy phương pháp Yoga Therapy có tác dụng tích cực với những người bị bệnh. Điều trị tâm lý bằng Yoga Therapy là gì? Liệu pháp này kết hợp các bài tập hít thở và thiền giúp cân bằng tâm trí, giảm lo âu, mệt mỏi, ăn ngủ ngon hơn. Người thường xuyên tập luyện sẽ cảm thấy vui vẻ và tích cực.
Cải thiện sức mạnh của cơ bắp
Các động tác của Yoga Therapy nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng giúp cơ bắp được săn chắc và dẻo dai sau một thời gian tập. Nhờ các động tác kéo căng khiến các bó cơ được thả lỏng, tránh hiện tượng co rút cơ đột ngột. Nếu chăm chỉ tập luyện bạn sẽ có được một cơ thể gọn gàng, săn chắc và khỏe mạnh.
Ngoài Yoga Therapy ra, bạn có thể tìm hiểu thêm:
Giúp cơ thể dẻo dai
Các động tác trong Yoga Therapy khi biết cách thực hiện đúng thì sẽ rất dễ làm, dễ tập cũng như mọi động tác khác cũng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được các cơ trong cơ thể hoạt động một cách trơn tru, đơn giản hơn.
Các bó cơ được thả lỏng, các khớp hoạt động linh hoạt hơn với những nhịp co, duỗi an toàn. Chính vì thế, khi tập Yoga Therapy, bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo dai cho cơ khớp, giúp cơ thể trở nên săn chắc, cân đối.
Một số tư thế của Yoga Therapy cho người mới bắt đầu
Sau khi tìm hiểu được những lợi ích tuyệt vời của việc tập yoga trị liệu, bạn có thể tham khảo ngay một số tư thế therapy yoga để áp dụng hỗ trợ cải thiện sức khoẻ sau đây:
Chuỗi động tác chào mặt trời
Đây là một trong những động tác Yoga Therapy có tác dụng hiệu quả đối với đùi trong, ngực, hay cơ lưng, giúp các khớp linh hoạt và mềm mại hơn. Cách thực hiện như sau:
- Đứng thẳng hai chân sát nhau, hai tay xuôi theo thân. Từ từ hít vào, 2 tay đặt trước ngực rồi ngửa người ra sau.
- Thở ra, gập người xuống.
- Từ từ thả lỏng cơ thể, thực hiện liên tục trong khoảng 5-10 lần.
Tư thế vặn mình
Ngoài tư thế chào mặt trời, bạn có thể áp dụng tư thế vặn mình trong therapy yoga sẽ hỗ trợ làm giãn cơ lưng và giúp cột sống mềm mại hơn. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Một chân đặt thẳng trên thảm, một chân còn lại vắt chéo sang bên còn lại và tay chống lên sàn.
- Thở ra và vặn người ra sau.
- Giữ nguyên tư thế vặn mình trong khoảng 10 giây.
Tư thế đá chân thẳng góc
Trong Yoga trị liệu có rất nhiều các động tác khác nhau, bạn có thể lựa chọn tư thế đá chân thẳng góc để giúp chữa thoái hoá cột sống, ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Cách thực hiện tư thế đá chân góc trong tập therapy yoganhư sau:
- Hít vào, đưa một chân lên sao cho vuông góc với người.
- Đưa chân xuống rồi thở ra nhẹ nhàng.
- Thực hiện tương tự với bên còn lại và tập khoảng 10 lần.
Đối tượng phù hợp tập Yoga Therapy
Yoga Therapy là phương pháp tập luyện phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt những người có bệnh mãn tính sau thì càng được khuyến khích tập:
- Người mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống,…
- Những người đang trong giai đoạn phục hồi chức năng sau chấn thương, tai nạn.
- Người có bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch, hen suyễn,…
- Những người gặp vấn đề về tinh thần như sang chấn tâm lý, trầm cảm, lo âu,…
Kế hoạch điều trị bằng phương pháp Yoga Therapy là gì?
Yoga Therapy là hình thức trị liệu nên người tập sẽ được thiết kế chương trình điều trị phù hợp và có lộ trình rõ ràng. Kế hoạch điều trị Yoga Therapy là gì? Để bắt đầu kế hoạch này chúng ta cần làm những việc sau:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ Yoga Therapy là gì? Xác định đây là phương pháp trị liệu hay chỉ bổ trợ.
Bước 2: Trao đổi với huấn luyện viên hoặc chuyên viên để xác định tình trạng sức khỏe. Sau đó đưa ra các mục tiêu tập luyện Yoga Therapy.
Bước 3: Các chuyên gia sẽ đưa ra những đánh giá về thể trạng và lối sống. Từ đó lên phương án tập luyện cụ thể và chi tiết cho bạn.
Những yếu tố quan trọng trong liệu trình Yoga Therapy là gì?
- Luyện hít thở và điều hòa hơi thở
- Luyện các tư thế vật lý (asana)
- Thiền
- Cung cấp các hình ảnh có tính định hướng giúp tâm an.
- Thực hành các bài tập về nhà
Ngoài những bài tập yoga này bạn có thể tìm hiệu thêm iyengar yoga có đem lại như lợi ít tuyệt vời giống như Yoga Therapy không nhé.
Kinh nghiệm tập Yoga Therapy hiệu quả
Để luyện tập bộ môn này hiệu quả, trong quá trình thực hiện bài tập bạn cần biết một số kinh nghiệm đặc biệt, để từ đó không bị tập sai động tác, không mang lại tác dụng như mong muốn.
- Xác định mục đích của việc tập luyện Yoga Therapy với chính bản thân bạn để lựa chọn các động tác và bài tập phù hợp.
- Khi tiến hành các bài tập Yoga trị liệu, nên tìm hiểu kỹ về các kỹ năng, các lưu ý quan trọng trong bộ môn này.
- Tìm hiểu về những lợi ích của Yoga Therapy mang lại cho cơ thể từ đó có cái nhìn tích cực và rõ ràng hơn về Yoga trị liệu. Khi đó, bạn mới có đủ tâm, thân, trí để tập trung rèn luyện cũng như thực hiện nghiêm túc mới mang lại hiệu quả tốt.
- Lưu ý về lộ trình tập luyện của Yoga Therapy. Không giống nhiều bộ môn khác, bạn phải luyện tập từng giai đoạn theo lộ trình và không thể “ăn xổi” ngay. Đảm bảo quy trình gồm: luyện tập về các hít thở, kiểm soát hơi thở – Luyện tập một số những động tác liên quan – Thiền
- Kiên trì là một trong những yếu tố hàng đầu khi muốn tham gia bộ môn này. Quá trình tập luyện muốn đạt được kết quả tốt nhất, cơ khớp dẻo dai, cơ thể săn chắc, thì việc đơn giản đó là phải tập luyện và thích ứng dần với từng phương pháp trị liệu.
Trang bị thêm kiến thức về twisting yoga là gì, tại sao lại nhiều người sử dụng động tác yoga twisting nhiều so với Yoga Therapy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Những lưu ý khi tập Yoga Therapy
Những lưu ý khi tập Yoga Therapy là gì để đảm bảo an toàn và cải thiện sức khỏe? Bạn hãy note lại những điểm sau nhé:
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện: Trước khi tập bạn nên dành 5 – 10 phút để khởi động các khớp cơ trên cơ thể, để hạn chế chấn thương ngoài ý muốn.
- Thực hiện đúng các tư thế trong Yoga Therapy: Làm theo hướng dẫn của huấn luyện viên để tập đúng động tác. Nếu tự tập ở nhà, bạn cần nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện động tác. Mục đích là để tránh chấn thương trong khi luyện tập.
- Tập luyện kiên trì mỗi ngày, không bỏ giữa chừng, không tập theo cảm hứng tránh gây không có hiệu quả hoặc cải thiện về vóc dáng và sức khỏe.
- Điều chỉnh cường độ bài tập phù hợp với thể trạng: Khi tập luyện mà thấy các triệu chứng như thở dốc, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc đau ngực thì phải dừng tập ngay.
- Dành thời gian nghỉ ngơi sau khi tập để phục hồi cơ thể
- Thời gian tập Yoga Therapy vừa phải: Mỗi buổi tập trung bình chỉ nên kéo dài 20 – 30 phút. Với người mới tập nên kéo dài bài tập trong 10 – 15 phút. Sau khi cơ thể đã quen thì duy trì tập luyện 3 – 5 buổi/tuần.
- Sử dụng thảm tập và lựa chọn quần áo phù hợp: Chọn trang phục vừa vặn với cơ thể, co dãn tốt và thấm hút mồ hôi cao. Tránh quần áo quá chật sẽ khiến người bạn bị căng cứng khiến máu khó lưu thông.
- Bổ sung nước trong quá trình tập: Trong quá trình tập luyện, bạn cần bổ sung nước để bù lại lượng khoáng bị mất do cơ chế tiết mồ hôi của cơ thể. Tốt nhất bạn nên để một chai nước gần chỗ tập để tránh bị quên.
Bài viết đã giúp bạn biết thêm về Yoga Therapy là gì. Phương pháp trị liệu được nhiều người lựa chọn vì bài tập nhẹ nhàng, tác dụng sâu vào cơ khớp. Nếu bạn muốn phục hồi cơ thể nhanh chóng thì nên kết hợp thêm dụng cụ tập luyện. S-Life là đơn vị cung cấp các dụng cụ tập chất lượng và chính hãng.