- Mặc định
- Lớn hơn
Tập tạ là hình thức tập luyện phổ biến, phù hợp cho mọi đối tượng cả nam và nữ. Không những giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp mà tập tạ đúng còn giúp điều chỉnh tư thế, duy trì cân nặng và ngăn ngừa một số bệnh lý mãn tính. Nhưng, vấn đề đặt ra là tập tạ có bị lùn không và tập như thế nào để giúp tăng chiều cao hiệu quả? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong bài viết sau đây.
Vì sao mọi người cho rằng tập tạ bị lùn?
Trước khi nói về việc tập tạ có bị lùn không thì hãy cùng tìm hiểu đôi chút về lý do mà mọi người cho rằng việc tập tạ bị lùn nhé! Cụ thể, nhiều người quan niệm việc nâng tạ thường xuyên khi tập luyện là hình thức vận động nặng nhọc. Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, nặng hơn có thể dẫn đến chấn thương.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng tập tạ khiến đè nén cột sống. Điều này gây ra các cơn đau khó chịu trong quá trình tập luyện do các dây thần kinh cũng như các chức năng khác bị ảnh hưởng. Khi cột sống gặp vấn đề đau nhức, khó chịu thì chiều cao cũng bị ảnh hưởng đáng kể vì không thể phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, những quan niệm này chỉ là truyền miệng mà không có căn cứ hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Các chuyên gia cho biết, nên tập tạ đều đặn và đúng cách để tăng cường sức khỏe cơ thể và phát triển chiều cao hiệu quả.
Tập tạ có bị lùn không?
Tập tạ có bị lùn không? Tập tạ không gây lùn mà ngược lại còn giúp tăng hormone tăng trưởng nhanh chóng. Trên thực tế, yếu tố chiều cao phụ thuộc phần lớn vào gen của cha mẹ và chế độ dinh dưỡng của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Việc tập tạ hoàn toàn không ảnh hưởng đến chiều cao như nhiều lời đồn thổi.
Khi tập tạ đúng cách và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cơ thể bạn sản sinh ra rất nhiều các loại hormone giúp cơ thể phát triển toàn diện về mặt thể chất. Điều này giúp tác động đến khối lượng cơ bắp, mật độ xương và tỷ lệ mỡ trên cơ thể của bạn hiệu quả.
Để có cơ vai săn chắc thì hãy áp dụng ngay TOP 30+ bài tập vai với tạ đơn cơ bản đến nâng cao cho người tập Gym.
Tập tạ ở tuổi dậy thì có bị lùn không?
Tập tạ ở tuổi dậy thì có bị lùn không? Theo các chuyên gia thì tập tạ ở tuổi dậy thì không làm ảnh hưởng đến chiều cao hay cơ bắp của trẻ. Tuy nhiên, nếu tập tạ ở cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
Chính vì thế, nếu muốn tăng chiều cao nhanh nhất ở tuổi dậy thì, đừng quên bổ sung các bài tập tạ đúng cách, phân chia lịch tập hợp lý, sử dụng tạ vừa sức và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhé! Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo ý kiến và nhờ sự giúp đỡ của các huấn luyện viên để có cách tập phù hợp để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao khi đang ở tuổi dậy thì.
Tìm hiểu thêm: Tập gym có cao không? Top 9 bài tập gym giúp tăng chiều cao
Cách tập tạ an toàn và hiệu quả
Sau khi biết được tập tạ có bị lùn không, chắc hẳn bạn đã tự tin để tập luyện bộ môn này đúng không nào! Tuy nhiên, phải tập như thế nào mới an toàn và hiệu quả thì cùng tham khảo gợi ý dưới đây nhé!
Chỉ tập khi hệ xương khớp ổn định
Theo như kinh nghiệm của các chuyên gia, huấn luyện viên thể hình chuyên nghiệp thì bạn chỉ nên tập tạ khi có một hệ xương khớp ổn định. Cụ thể, khi bạn đủ 17 – 18 tuổi trở lên mới nên áp dụng phương pháp tập luyện này. Bởi khi này, khung xương của bạn đã hình thành tương đối ổn định. Nếu tập tạ quá sớm sẽ khiến bạn gặp phải những chấn thương không đáng có ở vùng xương đùi, khớp gối,…
Bắt đầu với khối lượng nhẹ
Không nên có tâm lý nóng vội ngay từ những ngày đầu tập luyện. Dù bất kỳ là bộ môn thể thao nào cũng đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao. Vì thế, hãy cứ bắt đầu bằng khối lượng nhẹ để cơ khớp được làm quen, sau đó mới tăng dần khối lượng tạ. Các bài tập gánh tạ quá nặng sẽ tác động vào cơ xương rất mạnh. Điều này khiến cơ thể nhanh bị mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp.
Để có thể kiệm soát được căn nặng của mình, bạn cần phải biết cách đổi 1 pound bằng bao nhiêu kg? để có thể kiểm soát được cân nặng tốt hơi.
Tập các bài bổ trợ sức mạnh
Việc tập tạ có bị lùn không chỉ là lời đồn thổi không có cơ sở khoa học. Quan trọng nhất đó là bạn phải biết cách tập đúng và phù hợp. Ngoài các bài tập tạ cơ bản, đừng quên kết hợp các bài tập bổ trợ sức mạnh để nâng cao hiệu quả cho cơ khớp toàn cơ thể. Bạn có thể tham khảo các bài tập như: Squat, deadlift một chân, box jump, leg press,… đều là những bài tập giúp nâng cao sức mạnh trong quá trình tập luyện.
Nâng tạ đúng kỹ thuật
Để tập tạ không bị lùn, bạn cần duy trì tập luyện đúng kỹ thuật. Cụ thể như sau:
- Phải khởi động kỹ trước khi tập luyện đặc biệt là vùng khớp vai và khuỷu tay để tránh gặp chấn thương.
- Khi tập luyện với tạ đòn bạn nên chọn trọng lượng tạ phù hợp với khả năng của mình để tránh làm ảnh hưởng đến cơ cổ. Ngoài ra, nâng tạ đòn với trọng lượng vừa đủ còn giúp xương sống thẳng và chắc khỏe hơn.
- Sau khi tập tạ bạn nên dành thời gian để hít xà hoặc bơi lội khoảng 10 – 15 phút để duỗi thẳng xương khớp, tránh cơ bị mệt mỏi sau quá trình bị đè nén.
Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu
Sau khi đã biết tập tạ có bị lùn không thì bạn cũng hiểu rằng dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao đúng không nào! Chính vì thế, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu khi tập tạ rất cần thiết. Vì tập tạ khiến cơ thể bị mất rất nhiều năng lượng.
Đảm bảo đầy đủ 3 nhóm chất là: Carbs, Protein và chất béo lành mạnh trong thực đơn hàng ngày. Không nên ăn kiêng khắt khe và cắt giảm các nhóm chất thiết yếu để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao khi tập luyện nhé!
Kết hợp với các bộ môn tăng chiều cao
Bên cạnh tập tạ thì bạn nên kết hợp với các bộ môn thể thao đơn giản giúp kích thích chiều cao phát triển tốt nhất. Một số môn có thể áp dụng như: Bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, chạy bộ,… Các bộ môn này đòi hỏi sự vận động của toàn cơ thể, giúp tăng lượng máu lưu thông đến các mô xương, giải phóng hormone tăng trưởng. Từ đó, giúp tăng độ dài của xương và giúp chiều cao cải thiện rõ rệt.
Những lưu ý khi tập luyện
Bên cạnh vấn đề tập tạ có bị lùn không, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để việc tập luyện an toàn và hiệu quả nhé!
- Không được phép quên khởi động trước khi tập luyện, để tránh ảnh hưởng đến xương khớp và hạn chế chấn thương.
- Nên lựa chọn các bài tập thiên về tốc độ, sự linh hoạt và sức bền để phát triển chiều cao hiệu quả.
- Điều chỉnh đúng tư thế khi tập luyện, không để lưng bị dù hay võng lưng.
- Tập tạ với tần suất đều đặn, đúng kỹ thuật, kiên trì thực hiện khoảng 2-3 buổi mỗi tuần, kết hợp với các bộ môn tăng chiều cao khác.
- Nạp đủ các nhóm chất thiết yếu như: carbs, protein, chất béo tốt, các loại vitamin B, D, K, canxi, kẽm magie,… giúp phát triển chiều cao hiệu quả.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc tập tạ có bị lùn không và những cách để tập tạ giúp tăng chiều cao hiệu quả. S-Life hy vọng rằng, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích, để tự tin tập luyện bộ môn này giúp sở hữu một thân hình săn chắc, thon gọn và khỏe mạnh nhé!