Có mấy cách cầm vợt cầu lông? Cầm thế nào cho đúng?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Đối với người mới bắt đầu làm quen với bộ môn cầu lông thì việc sử dụng vợt sao cho đúng là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nếu bạn đang thắc mắc có mấy cách cầm vợt cầu lông hay cầm như thế nào là đúng và hiệu quả, hãy tham khảo bài viết sau đây để nắm bắt kỹ thuật chuẩn xác nhất!

Có mấy cách cầm vợt cầu lông đúng kỹ thuật?

Dành cho những ai chưa biết thì tập luyện cầu lông có 2 cách cầm vợt, đó là cầm vợt thuận tay và cầm vợt trái tay, thao tác cầm nắm vợt này cũng sẽ tạo ra cảm giác thoải mái khi đón đỡ hoặc vung vợt để đánh cầu. Đây là một trong những yếu tố cơ bản mà bạn bắt buộc phải nắm bắt khi mới bắt đầu làm quen với bộ môn này.

Có 2 cách cầm nắm vợt cầu lông theo chuẩn kỹ thuật
Có 2 cách cầm nắm vợt cầu lông theo chuẩn kỹ thuật

Sở dĩ chúng ta phải ghi nhớ có mấy cách cầm vợt cầu lông là vì thao tác cầm nắm này có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp tới khả năng vận động và di chuyển cổ tay khi đón đỡ. Một khi bạn đã xác định được cách cầm vợt chuẩn xác thì sẽ phát huy tối đa sức mạnh của các khối cơ bắp và khớp xương, kiểm soát tốt đường cầu cũng như điểm rơi của quả cầu khi vung vợt. Thông qua đó nâng cao hiệu suất tập luyện cũng như thành tích một cách hiệu quả hơn hẳn.

Hướng dẫn cách cầm vợt cầu lông đúng

Sau khi đã xác định được có mấy cách cầm vợt cầu lông thì chúng ta nên học và ghi nhớ thao tác dành cho từng cách cầm riêng biệt nếu muốn áp dụng vào thi đấu. Cụ thể hơn là:

Cách cầm vợt cầu lông thuận tay

Đây là cách cầm vợt cầu lông phổ biến, thường được áp dụng rộng rãi vì dễ thao tác và làm quen đối với người thuận tay phải. Vì vậy các thao tác cầm vợt này sẽ được tiến hành qua các bước như sau:

Đây là cách cầm vợt cầu lông thuận tay
Đây là cách cầm vợt cầu lông thuận tay
  • Cầm ngang giữa thân vợt bằng tay trái sao cho mặt vợt tạo thành một góc 90 độ so với mặt sân
  • Tiếp đến, để lòng bàn tay phải dọc và xòe các ngón tay ra, vuốt nhẹ từ mặt vợt và dừng lại ở khoảng giữa cán vợt
  • Nắm lòng bàn tay một cách tự nhiên sao cho phần ngón cái tựa lên trên cán vợt và tạo thành một góc chữ V so với phần còn lại của bàn tay
  • Chú ý phải thả lỏng tay khi cầm vợt, bởi nếu cầm quá chặt sẽ cảm thấy phần cổ tay bị cứng và khó thao tác xoay để vụt hơn

Cách cầm vợt cầu lông trái tay

Đối với những ai muốn chuyển sang cầm vợt cầu lông trái tay, việc thao tác và di chuyển để vung vợt sẽ phù hợp hơn để đón đỡ nếu quả cầu bay tới từ phía bên trái. Cụ thể hơn là:

Thao tác cầm vợt cầu lông trái tay ít phổ biến hơn
Thao tác cầm vợt cầu lông trái tay ít phổ biến hơn
  • Đưa tay vào phần cán vợt, chú ý để cho ngón cái được duỗi nhẹ theo chiều dọc của cán vợt
  • Đầu ngón tay cái đặt lên một bên cạnh của cán vợt sao cho tạo cảm giác ngón tay có thể đẩy được cán vợt từ đằng sau
  • Chỉ có đầu ngón cái tựa trên cán vợt, toàn bộ ngón trỏ và các ngón còn lại sẽ duỗi nhẹ và ôm theo cán

Nhìn chung thì các thao tác cầm vợt không quá phức tạp, nhưng nếu đã hiểu có mấy cách cầm vợt cầu lông thì bạn hoàn toàn có thể loại bỏ những hạn chế ở cổ tay khi xoay vợt trong một số tư thế. Ngoài ra thì học cách cầm vợt cầu lông cũng cho phép người tập dễ dàng xử lý ở những tình huống khó, thích hợp cho những pha chụp lưới trái tay hay vung vợt với lực mạnh để tăng tốc cầu.

Bên cạnh cầu lông, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số môn thể thao khác như chạy bộ, lắc vòng, nhảy dây.

Một số lỗi cầm vợt cầu lông sai kỹ thuật

Có không ít người trong quá trình làm quen đã quá chú trọng tới việc tìm hiểu xem có mấy cách cầm vợt cầu lông mà bỏ qua các kỹ thuật cầm vợt chuẩn. Vô tình khiến cho quá trình tập luyện gặp phải nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen cầm vợt và đánh cầu về lâu dài.

Cầm vợt cầu lông sai cách tạo thành thói quen xấu ảnh hưởng thành tích
Cầm vợt cầu lông sai cách tạo thành thói quen xấu ảnh hưởng thành tích

Một số lỗi cầm vợt cầu lông sai kỹ thuật thường thấy nhất là:

  • Khi đang cầm vợt lại vô tình dùng ngón cái tì đè lên các ngón tay khác đang nắm cán vợt. Việc cầm nắm tì đè như thế sẽ khiến cho các ngón tay còn lại có cảm giác không thoải mái, hạn chế đáng kể khả năng xoay và thả lỏng cán vợt để đón đỡ trong một số trường hợp.
  • Ngón trỏ không duỗi ra hoặc không bám lấy cán vợt cũng là một lỗi sơ đẳng thường thấy ở người mới tập luyện cầu lông. Nếu mắc phải lỗi này, phần cán vợt sẽ không có lực tì đè để vung vợt mạnh, lực đánh quả cầu sẽ yếu hơn và đối thủ dễ đón đỡ hơn. Đặc biệt là vung vợt mà không duỗi ngón trỏ cũng làm phần cổ tay bị hẫng do không có lực đỡ, dễ bị chấn thương cổ tay hơn.
Ngoài ra còn có một số lỗi trong quá trình phát cầu mà bạn nên tránh
Ngoài ra còn có một số lỗi trong quá trình phát cầu mà bạn nên tránh

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn đọc hiểu và ghi nhớ được có mấy cách cầm vợt cầu lông. Hãy áp dụng ngày các kỹ thuật cũng như cách cầm vợt vào bài tập hàng ngày để nâng cao thành tích cũng như hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải chấn thương. Và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của S-Life để bổ sung thêm nhiều kiến thức thú vị về tập luyện thể thao bạn nhé!

245

Bài viết hữu ích ?

Có rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp trong bộ môn cầu lông sử dụng tay trái để cầm vợt. Do đó mà thao tác cầm nắm và vung vợt phù hợp nhất là sử dụng tay thuận của bạn. Hoàn toàn không có bất kỳ khó khăn hoặc cản trở nào trong quá trình di chuyển tay và vung vợt nếu bạn thuận tay trái, hãy sử dụng cánh tay cầm vợt mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Để vợt nằm theo chiều ngang, sử dụng tay không thuận nắm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra và đặt sát vào mặt vợt. Vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt. Giữ cho 3 ngón tay còn lại nắm nhẹ ở phần dưới ngón trỏ sao cho mặt vợt và cẳng tay tạo ra một đường thẳng. Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt. Không nên cầm quá gò bó, cứng nhất sẽ làm cản trở động tác đánh cầu.

Đặt tay cầm vào phần giữa của thân vợt, tay cầm vợt phải là tay thuận để thao tác phòng thủ dễ dàng hơn sao cho mặt vợt tạo thành góc 90 độ so với mặt sân. Nắm lòng bàn tay lại một cách tự nhiên sao cho phần ngón cái tựa trên cán vợt và tạo thành một góc chữ V, điều chỉnh phòng thủ dựa trên các hướng tấn công mà đối thủ có thể đánh cầu.

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo