Ashtanga yoga là gì? Lợi ích và một số bài tập hiệu quả

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Đừng bao giờ nghĩ rằng yoga là phương pháp vận động đơn giản, bởi có rất nhiều hình thức yoga mà bạn chưa bao giờ biết tới. Nếu muốn tìm hiểu cụ thể hơn về Ashtanga yoga là gì, những thông tin trong bài viết sau đây chắc chắn là thứ bạn không thể bỏ lỡ.

Ashtanga yoga là gì?

Ashtanga yoga là một hệ thống tư tưởng về yoga được ghi lại bởi nhà hiền triết Vamasa Rishi. Ashtanga yoga hướng tới mục đích là kiểm soát hơi thở và tạo ra sự thiền định liên kết giữa cơ thể và tâm trí. 

Ashtanga yoga là chuỗi động tác liên hoàn nhằm kích thích cơ thể vận động
Ashtanga yoga là chuỗi động tác liên hoàn nhằm kích thích cơ thể vận động

Bằng một số động tác tập luyện Yoga cụ thể mà người tập có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp cũng như điều hòa hơi thở, giúp năng lượng luân chuyển trong cơ thể một cách ấn tượng để tạo nên vòng tuần hoàn khép kín. Những bài tập Ashtanga yoga có thể thúc đẩy tiêu hao lượng lớn calo, cũng như nâng cao trình độ tập luyện của bạn trong thời gian ngắn.

Ashtanga yoga có tới 6 cấp độ khác nhau, nên hầu hết người tập ashtanga yoga sẽ chỉ nắm bắt cấp độ cơ bản mà không hiểu rõ những cấp độ sau đó của Ashtanga yoga là gì, khiến cho quá trình tập không thực sự đạt hiệu quả tốt như mong đợi. Đây cũng là lý do vì sao bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng hơn về nguồn gốc của phương pháp Ashtanga yoga.

Nguồn gốc của Ashtanga Yoga

Ashtanga yoga trong tiếng Phạn có nghĩa là 8 bước hay 8 nhánh của Yoga. Asht có nghĩa là 8, Anga có nghĩa là thân thể hay bộ phận của cơ thể con người. Đây là một trong những trường phái yoga cổ xưa và rất phổ biến ở Ấn Độ, bao gồm tất cả các khía cạnh của yoga. Vậy nên không có gì bất ngờ khi phần lớn những phương pháp tập yoga hiện đại đều có nguồn gốc phát triển từ Ashtanga yoga.

Ashtanga yoga là khởi nguồn của yoga hiện đại
Ashtanga yoga là khởi nguồn của yoga hiện đại

Ashtanga yoga còn được biết tới với tên gọi khác là Patanjali yoga hay Raja yoga (Yoga hoàng gia). Bạn có thể hiểu rằng đây là tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ, có nhịp điệu chuyển động nhanh, thúc đẩy làm sạch và lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức sống cực kỳ rõ rệt.

Lợi ích của Ashtanga yoga đối với sức khỏe

Chúng ta đều đã hiểu được cơ bản Ashtanga yoga là gì, và nó có nguồn gốc như thế nào. Vậy nếu thực hiện theo thì có thể mang đến những lợi ích gì đối với sức khỏe và tinh thần? 

Thực tế thì hình thức yoga này có thể cung cấp cho bạn vô số lợi ích, nhưng dễ nhận thấy nhất chính là:

Giúp cơ bắp dẻo dai hơn

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc lợi ích của Ashtanga yoga là gì, thì câu trả lời đâu tiên là khả năng làm ổn định hệ xương sống, giải độc, tăng cường sức khỏe. Đi kèm với đó là tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể khi phải duy trì các động tác khó.

Tập Ashtanga yoga giúp cơ bắp dẻo dai hơn
Tập Ashtanga yoga giúp cơ bắp dẻo dai hơn

Với chuỗi 75 động tác thực hiện luân phiên khác nhau,  Ashtanga yoga đòi hỏi bạn phải thực hiện tập yoga trong thời gian rất dài để có nền tảng thể lực tốt.

Có hiệu quả trên toàn cơ thể

Nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa những động tác kéo dãn, vặn xoắn, ép mình, người tập Ashtanga Yoga sẽ thúc đẩy cơ thể phải liên tục vận động. Đây là một trong những lợi ích tuyệt vời mà không phải phương pháp thể thao nào cũng có thể sánh kịp so với Yoga. 

Thậm chí nó có thể tác động trực tiếp tới nhiều vùng cơ thể khác nhau như cơ đùi trong, bả vai, tạo điều kiện để toàn bộ cơ thể được phát triển và trở nên khỏe mạnh hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Kundalini yoga là gì? Đối tượng phù hợp với kundalini yoga

Nâng cao sức mạnh tinh thần

Nếu như bạn không biết thì hình thức tập luyện Ashtanga Yoga được cho là có độ khó cực kỳ cao, nhưng cũng đặt ra một thử thách tuyệt vời cho những ai muốn rèn luyện tinh thần.

Hỗ trợ nâng cao sức mạnh tinh thần
Hỗ trợ nâng cao sức mạnh tinh thần

Thường xuyên tập luyện Ashtanga Yoga sẽ tạo điều kiện để rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại và đặc biệt là giữ bình tĩnh tốt hơn khi phải đối mặt với những rắc rối trong cuộc sống hàng ngày.

Loại bỏ stress và mệt mỏi

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những bài tập Ashtanga Yoga là liều thuốc hiệu nghiệm để giải tỏa tình trạng stress, căng thẳng, lo âu hoặc chứng trầm cảm.

Nguyên lý tác động đến tinh thần của Ashtanga Yoga là gì? Việc duy trì các động tác yoga có độ khó cao sẽ khiến trí não của bạn trở nên điềm tĩnh, tránh khỏi những suy nghĩ lo âu hoặc căng thẳng khác. Về lâu dài tạo ra trạng thái ổn định về tinh thần, giảm mệt mỏi một cách đáng kể.

Các bài tập trong Ashtanga Yoga

Nếu đã biết chính xác lợi ích của ashtanga Yoga là gì, thì việc thực hiện các bài tập chắc chắn là điều không thể bỏ qua. Vì vậy hãy tham khảo một số bài tập sau đây để biết chính xác cách thức thực hiện ashtanga Yoga là gì:

Ashtanga Vinyasa

Ashtanga vinyasa yoga là bài tập tạo ra sự liên kết giữa chuyển động cơ thể và hơi thở, tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng nhằm tạo ra sự đồng nhất và sức mạnh trong cơ thể. Đây cũng là bài tập Ashtanga Yoga cơ bản mà bất kỳ ai cũng cần phải ghi nhớ khi mới bắt đầu tập luyện.

Thực hiện theo nhiều chuỗi động tác liên hoàn khác nhau 
Thực hiện theo nhiều chuỗi động tác liên hoàn khác nhau

Bài tập Ashtanga Vinyasa gồm:

  • Tư thế Chaturanga Dandasana: Thở vào (Tư thế trượng bốn chi).
  • Tư thế Urdhva Mukha Svanasana: Hít vào (Tư thế chó quay mặt lên trên).
  • Tư thế Adho Mukha Svanasana: Thở ra (Tư thế chó quay mặt xuống).

Thiền định Ujjayi Pranayama

Đúng như tên gọi của nó, bài tập thiền định Ujjayi Pranayama hướng tới mục đích kiểm soát và tập trung năng lượng để sinh ra sức mạnh cho cơ thể. Cách thực hiện bài tập này bao gồm các bước như sau: 

  • Hóp phần sau cổ họng lại và hít đều vào bằng mũi để tạo ra âm thanh. Dừng lại sau khi đã hít vào đủ khí. cố gắng giữ cho cổ họng co lại và thở ra bằng mũi
  • Dừng lại sau khi đã thở ra hết cỡ.Lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi cơ thể và tâm trí cảm thấy thư giãn.

Xem thêm: Namaste là gì? Ý nghĩa của namaste trong yoga

Bài tập chiến binh

Đây là một trong những hình thức tập luyện yoga phổ biến tại thời điểm hiện nay. Về mặt ý nghĩa thì thì bài tập thiền định ngày cũng thể hiện rõ mục đích của ashtanga yoga là gì, với khả năng cân bằng cơ thể và cải thiện hệ hô hấp.

  • Đứng thẳng, hai tay và hai chân dang rộng. Từ từ hạ thấp gối phải, bàn chân phải hướng ra ngoài.
  • Đầu xoay sang phải, mắt nhìn theo tay phải. Giữ tư thế trong thời gian lâu nhất và lặp lại cho bên còn lại.

Xem thêm: Hatha yoga là gì?

Bài tập gập người chân rộng

Với những ai chưa biết phương pháp tập luyện Ashtanga Yoga là gì thì đây là câu trả lời. Khi nó chú trọng nhiều vào việc vận dụng chuỗi chuyển động cơ thể kết hợp với nhịp thở liên tục.

Tạo ra sự chuyển động và kết hợp điều tiết nhịp thở
Tạo ra sự chuyển động và kết hợp điều tiết nhịp thở
  • Di chuyển thân cùng với đầu ngón tay, hít vào, nâng thân trên, giữ cho cột sống thẳng.
  • Thở ra, siết hai bờ vai, chú ý đứng thẳng, không khóa đầu gối. Ngẩng đầu và nhìn về phía trước, giữ cho cột sống thẳng hàng với lưng và cổ
  • Hít vào và thở ra thật sâu, giữ tư thế khoảng vài nhịp thở, thở ra và quay trở lại tư thế đứng gập trước.

Bài tập ngón chân cái

Bài tập Ashtanga Yoga này sẽ có mục tiêu tập trung  vào phần ngón chân cái,  giúp bạn tăng khả năng giữ thăng bằng cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp kéo căng cơ vùng hông và đùi của bạn rất tốt.

  • Nằm ngửa, người thật thẳng, hai tay đặt thẳng hai bên thân người. Thở sâu và đều để kiểm soát nhịp thở.
  • Giơ chân phải lên (hít vào), dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải móc lấy ngón chân cái, giữ yên tư thế này khoảng 3 đến 5 lần thở sâu 
  • Buông chân và hạ nhẹ nhàng xuống đồng thời thở ra rồi làm lại với bên chân trái và tay trái.

Nếu chưa thực sự hiểu phương pháp tập luyện Ashtanga Yoga là gì, hoặc cảm thấy quá phức tạp và tốn thời gian thì cách tốt nhất và sử dụng ghế massage toàn thân. Với sự hỗ trợ của sản phẩm chăm sóc sức khỏe này, tinh thần và thể chất của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể mà không cần phải tốn quá nhiều công sức.

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề Ashtanga Yoga là gì, có tác dụng ra sao và thực hiện như thế nào. Mặc dù đây là một xu hướng tập luyện mang lại sức khỏe tốt nhưng vẫn cần phải được hướng dẫn cụ thể bởi những người có kinh nghiệm lâu năm. Chúc bạn sớm thành thạo và  đạt được mục tiêu đề ra một cách tối ưu nhất!

179

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo