- Mặc định
- Lớn hơn
Đối với những người thường xuyên rơi vào tình trạng huyết áp thấp sẽ phải đối mặt với nhiều căn bệnh. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta nên tìm hiểu huyết áp thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào, và có biện pháp ổn định nhịp độ huyết áp ở mức an toàn.
Huyết áp là gì?
Để hiểu được huyết áp thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ huyết áp là gì. Có thể nói huyết áp là đơn vị đo chỉ số áp lực máu tác động lên thành mạch của cơ thể, trái tim co bóp đưa máu đi khắp các cơ quan và gặp phải sức cản của động mạch, tạo ra một con số huyết áp cụ thể.
Ở người bình thường thì chỉ số huyết áp ban ngày thường sẽ cao hơn ban đêm do cơ chế hoạt động thể chất. Chỉ số huyết áp thấp thường rơi vào khoảng 1 – 3 giờ sáng, và tăng lên mức cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Tuy nhiên đối với một số người có thể trạng yếu hoặc mắc bệnh thì chỉ số huyết áp có thể hạ thấp bất chợt vào nhiều khoảng thời gian khác nhau.
Những yếu tố bên trong cơ thể làm ảnh hưởng tới huyết áp
Nếu như bạn vẫn chưa nắm bắt được huyết áp thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào, hãy tham khảo cụ thể hơn những thông tin như sau:
Tốc độ nhịp tim
Nhịp tim càng cao thì chỉ số huyết áp càng cao, điều này được thể hiện rõ ràng khi bạn vận động thể chất ở cường độ cao khiến tim phải tăng nhịp đập để đẩy máu và dưỡng khí đi khắp cơ thể. Do đó nhịp tim luôn luôn là một yếu tố có thể làm thay đổi huyết áp nhanh chóng mà bạn nên chú ý.
Bạn có biết nhịp tim chuẩn là bao nhiêu không và những cách để duy trì nhịp tim chuẩn nhất, hãy cùng S-Life tìm hiểu nhé.
Độ đàn hồi thành động mạch
Khí huyết lưu thông khắp cơ thể không qua hệ thống động mạch và tĩnh mạch, nhưng thường thì lưu lượng máu đi qua động mạch nhiều hơn. Vì vậy, nếu động mạch có khả năng co giãn tốt sẽ không gây ra cản trở quá lớn, tạo điều kiện để khí huyết lưu thông ở nhịp độ ổn định và điều hòa huyết áp. Với những trường hợp bị xơ vữa động mạch, bít tắc mạch do mỡ máu thì huyết áp sẽ tăng cao hoặc thụt thấp bất thường.
Lưu lượng máu
Khối lượng máu lưu thông trong cơ thể càng nhiều thì sức ép lên trái tim của bạn càng lớn, khiến cho tim phải đập mạnh và nhanh hơn để điều tiết máu đi khắp hệ tuần hoàn. Có thể nói rằng lưu lượng máu nhiều cũng dẫn tới huyết áp tăng theo, và đặc biệt ở những người bị bệnh thiếu máu sẽ có triệu chứng tụt huyết áp.
Độ nhớt của máu
Trong máu có chứa nhiều dưỡng chất như Protein, đường, mỡ, các khoáng chất muối hoặc kim loại. Kèm theo đó là các chất nội tiết, tế bào máu hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Tất cả những yếu tố này tạo nên độ nhớt của máu, khiến máu trở nên lỏng hoặc đặc sệt tùy vào mật độ chất. Nếu độ nhớt của máu thấp đồng nghĩa huyết áp của bạn bị tụt thấp do thiếu dưỡng chất.
Hàm lượng độ ẩm
Sở dĩ chúng ta thường được khuyên uống đủ nước, không uống ít nước hơn so với lượng cần thiết là bởi nó có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp. Nếu lượng nước giảm đi sẽ khiến cho thể tích của máu suy giảm, gây ra tình trạng hạ huyết áp.
Bệnh lý cơ thể
Nếu bạn không biết huyết áp thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào thì hãy chú ý tới những căn bệnh mà bạn đang mắc phải. Theo nhiều báo cáo khoa học, các bệnh lý gây ra tình trạng hạ huyết áp hay huyết áp thấp bao gồm suy thận, suy tim, thiếu máu hay suy dinh dưỡng. Nếu mắc phải một trong các bệnh lý kể trên, tỷ lệ bị hạ huyết áp bất chợt là khá cao.
Tất cả những gì vừa nêu trên là đáp án cho câu hỏi huyết áp thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào, nhưng chỉ giới hạn ở bên trong cơ thể.
Những yếu tố ảnh hưởng huyết áp từ bên ngoài
Cũng có một số trường hợp bị hạ huyết áp do các tác động từ hoạt động, thói quen sinh hoạt từ bên ngoài tác động tới cơ thể. Thường thấy nhất là:
Chất kích thích
Sử dụng các loại chất kích thích là một trong những lý do khiến cho tim và hệ thần kinh hoạt động mạnh mẽ, làm huyết áp bị tăng cao và đôi khi cũng khiến chỉ số huyết áp bị hạ thấp đột ngột.
Chế độ ăn uống
Một số loại đồ ăn giàu chất béo động vật có thể khiến cho mạch máu bị xơ vữa, mỡ tụ thành mạch. Gây ra khó khăn cho quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Thậm chí ăn mặn cũng khiến cơ thể tích trữ nhiều nước, tạo ra tình trạng tăng giảm huyết áp thất thường khó kiểm soát.
Thói quen sinh hoạt
Ngồi làm việc trong một tư thế suốt thời gian dài khiến các mao mạch máu bị chèn ép, khí huyết không lưu thông đều đặn. Đây cũng là một yếu tố có thể khiến cho chỉ số huyết áp bị giảm đi nhanh chóng hoặc ở mức không ổn định.
Căng thẳng tinh thần
Có thể bạn không chú ý những một số vấn đề như căng thẳng tinh thần, thức khuya do áp lực công việc lại chính là lý do khiến chỉ số huyết áp bị tụt thấp hơn so với bình thường. Stress vẫn luôn là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý đối với sức khỏe, và thật không may là nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực lên huyết áp.
Thuốc trị bệnh
Một số loại thuốc điều trị bệnh lý cho cơ thể đôi khi lại gây ra tác dụng phụ lên thành mạch hoặc ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn máu. Thường thấy nhất là các loại thuốc điều trị kháng viêm, thuốc giãn mạch vì nó khiến huyết áp bị hạ thấp nhanh chóng.
Làm sao để kiểm soát huyết áp hiệu quả?
Một khi đã xác định được chính xác huyết áp thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau đây nhằm kiểm soát huyết áp ở mức ổn định hơn:
- Hãy thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, điều chỉnh cần nặng hoặc ít nhất là giữ cân nặng ở mức ổn định. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng mỡ máu, xơ vữa thành mạch và giảm thiểu tối đa lượng cholesterol tự nhiên trong máu. Đặc biệt hơn cả là người có cân nặng ổn định thì sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề tăng giảm huyết áp thất thường.
- Nếu như bạn muốn cải thiện sức khỏe hay ít nhất là kiểm soát huyết áp, tránh bị tụt huyết áp thì hãy chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt thực sự lành mạnh. Loại bỏ hoàn toàn các loại chất kích thích thần kinh, giảm thiểu tối đa các thói quen xấu như sinh hoạt sai tư thế, thức khuya hay làm việc quá lâu để cải thiện sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
- Nếu bạn đang mắc phải một số bệnh lý và phải sử dụng thuốc điều trị, hãy thăm khám và nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ y khoa. Một số loại thuốc điều trị kê toa có thể hạn chế được tác dụng phụ của thuốc, không gây ra mệt mỏi hay tụt huyết áp bất chợt. Đây cũng là một yếu tố mà bạn nên chú ý nếu thường xuyên bị tụt huyết áp hoặc chỉ số huyết áp trung bình quá thấp.
Trên đây là những thông tin của thiết bị thẩm mỹ S-Life sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu được huyết áp thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào. Hãy chú trọng nhiều hơn vào việc cải thiện sức khỏe, duy trì thói quen sống lành mạnh để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể ngay từ hôm nay!