Nhận biết các triệu chứng cơ thể khi chạy bộ

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Chạy bộ là bộ môn thể dục được tập luyện phổ biến, mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với cơ thể. Tuy nhiên, người chạy bộ cần tập luyện một cách phù hợp thì mới có được hiệu quả như mong muốn cũng như hạn chế gây ra các tổn thương cho cơ thể. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn nhận biết những triệu chứng cơ thể khi chạy bộ để xác định mình chạy bộ đã đúng hay chưa, có bị quá tải hay không?

Đau ống chân khi chạy bộ

Một trong những triệu chứng cơ thể khi chạy bộ phổ biến nhất đó là bị đau ống chân khi chạy bộ. Cơn đau ống chân có thể xuất hiện một lúc rồi biến mất khi ngừng chạy, nhưng cũng có thể đau âm ỉ ngay cả khi đã kết thúc buổi tập.

Đau ống chân là triệu chứng cơ thể khi chạy bộ phổ biến
Đau ống chân là triệu chứng cơ thể khi chạy bộ phổ biến

Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng đau ống chân khi chạy bộ

Nguyên nhân bị đau ống chân

Thông thường, triệu chứng đau ống chân sẽ tới từ những người mới tập khi chạy bước chân quá mạnh hoặc sải bước chân quá dài khi tiếp đất. Sai lần này sẽ tạo ra sự mất cân bằng cơ thể, tăng nguy cơ chấn thương cũng như dẫn tới tình trạng lãng phí năng lượng, làm cơ thể mệt nhanh kiệt sức.

Cách xử lý đau ống chân khi chạy

Khi nhận thấy các triệu chứng đau ống chân khi chạy bộ, trước tiên bạn nên tạm ngưng chạy để xử lý cơn đau. Bạn có thể giảm cơn đau tạm thời bằng cách xoa bóp, chườm lạnh và tạm nghỉ tập một vài buổi. Ngoài ra, nếu không muốn bị đau ống chân khi chạy, bạn cần phải thực hiện đúng kỹ thuật chạy, tiếp đất với cả bàn chân để giảm áp lực cho ống chân khi chạy. Đồng thời điều chỉnh dáng chạy và thu ngắn sải bước chân để cơ thể thăng bằng tốt hơn.

Bị đen, bầm móng chân sau khi chạy bộ

Khá nhiều người chạy bộ nhận thấy các dấu hiệu móng chân hai phần ngón cái bị đen giống như có máu bầm bên dưới móng, nhất là sau các bài chạy bộ đường dài.

Dấu hiệu bị bầm móng chân

Tình trạng đen bầm móng chân xảy ra do chảy máu bên dưới móng, gây ra tụ máu và làm móng chân bị đen. Đây là một triệu chứng cơ thể khi chạy bộ quan trọng mà bạn cần để ý.

Triệu chứng máu bầm dưới móng chân thường do mang giày không vừa vặn
Triệu chứng máu bầm dưới móng chân thường do mang giày không vừa vặn

Nếu không phát hiện và xử lý sớm triệu chứng này, các vết phồng rộp có thể xuất hiện bên dưới móng, khiến móng bị bong ra hoàn toàn. Triệu chứng này xuất hiện do người tập mang các đôi giày chạy không phù hợp, không vừa vặn khiến móng chân bị chèn ép trong thời gian dài.

Cách xử lý kịp thời

Đối với tình trạng tụ máu móng chân, nếu như các triệu chứng xuất hiện sớm và không gây đau đớn, bạn không cần phải rút máu bầm ra khỏi móng. Nếu móng chân sưng tấy và đau, có thể bạn sẽ cần can thiệp từ bác sĩ để rút hết phần máu bầm và xử lý vết thương tránh nhiễm trùng.

Đồng thời, để tránh lặp lại triệu chứng cơ thể khi chạy bộ này, tốt nhất bạn nên đầu tư một đôi giày chạy thật phù hợp. Không nên mang giày quá chật, thay vào đó bạn cần chọn một đôi giày vừa vặn, đảm bảo chân thoải mái di chuyển trong khi chạy, cũng như đủ độ êm ái để giúp các bước chạy nhẹ nhàng, vững chắc hơn.

Đau rát họng sau khi chạy bộ

Đau rát họng là một triệu chứng cơ thể khi chạy bộ có thể xuất hiện ngay sau khi chạy xong hoặc vào sáng hôm sau khi thức dậy.

Thở hoàn toàn bằng miệng có thể gây khô và đau rát họng
Thở hoàn toàn bằng miệng có thể gây khô và đau rát họng

Nguyên nhân gây đau họng khi chạy bộ

Quá trình chạy gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể, kết hợp với việc chúng ta liên tục thở bằng miệng sẽ làm cho cổ họng bị khô và đau rát. Các triệu chứng này nhẹ thì sẽ gây đau khô họng trong vài giờ, nặng hơn có thể gây co thắt phế quản và ho dai dẳng.

Xem thêm: Tìm hiểu về chạy bộ

Cách xử lý kịp thời

Khi gặp các triệu chứng đau rát họng, trước hết bạn nên bình tĩnh và uống thật nhiều nước cho đến khi cổ họng và phổi cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, bạn cũng cần nhớ nạp nước cho cơ thể mỗi 20 phút ngay cả trong khi chạy để tránh mất nước gây khô cổ. Ngoài ra, nên tập thở bằng cả mũi và miệng để có được hơi thở sâu, ổn định cũng như hạn chế gây khô cổ họng.

Bị ngứa khi chạy bộ

Bị mẩn ngứa là triệu chứng cơ thể khi chạy bộ thường xuất hiện ở những người chạy bộ gắng sức hoặc xảy ra chỉ vài phút ngay sau khi bắt đầu chạy.

Bị ngứa là triệu chứng cơ thể khi chạy bộ ở chân hoặc bất cứ vùng nào trên cơ thể
Bị ngứa là triệu chứng cơ thể khi chạy bộ ở chân hoặc bất cứ vùng nào trên cơ thể

Nguyên nhân gây mẩn ngứa khi chạy bộ

Triệu chứng mẩn ngứa có thể xảy ra ở nhiều bộ phận như chân, bụng, cánh tay, mặt, lưng… Nguyên nhân có thể do khô da khi chạy bộ trong khí hậu nóng hoặc do các dây thần kinh và mao mạch dưới da bị kích ứng gây ra mẩn ngứa ở những người có da nhạy cảm.

Cách khắc phục tình trạng ngứa da khi chạy

Nhìn chung thì các triệu chứng ngứa da khi chạy bộ sẽ không quá nghiêm trọng và rất dễ để phòng ngừa và điều trị. Cụ thể, bạn có thể chườm lạnh hoặc tắm với nước ấm để giảm ngứa và kích ứng da. Đồng thời, dưỡng ẩm da liên tục cũng là cách giúp da bớt khô ngứa khi chạy. Với những người có triệu chứng dị ứng nặng hơn, có thể các bác sĩ sẽ kê một lượng thuốc chống dị ứng để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Xem thêm: Khắc phục tình trạng ngứa chân khi chạy bộ

Bị đau bụng khi chạy bộ

Bị đau bụng hay đau xóc là một triệu chứng cơ thể khi chạy bộ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, cả những người mới tập hay người chạy bộ lâu năm.

Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng khi chạy bộ
Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng khi chạy bộ

Nguyên nhân của triệu chứng đau bụng khi chạy

Các cơn co thắt hay đau bụng khi chạy bộ thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu thường đến từ việc chạy bộ quá sức gây co thắt cơ hoành, ăn quá no trước khi chạy gây đau dạ dày, chạy sai tư thế, thở sai kỹ thuật gây áp lực lên màng bụng gây đau tức bụng, chạy bộ ở địa hình gồ ghề, nhiều chướng ngại, không ổn định gây xóc bụng, xóc hông…

Có thể bạn chưa biết đi bộ để chạy nhanh hơn

Khắc phục triệu chứng đau bụng do chạy bộ

Có nhiều cách để hạn chế và khắc phục tình trạng đau bụng khi chạy bộ theo từng nguyên nhân khác nhau như sau:

  • Chạy bộ vừa phải, không chạy bộ quá sức hoặc chuyển sang đi bộ và chạy chậm thư giãn để hạn chế chấn thương và giảm đau bụng.
  • Chú ý tới nhịp thở, nên thở ra khi nhịp chân tiếp đất và hít thở sâu bằng cả mũi và miệng để giảm áp lực lên cơ hoành bụng.
  • Thay thế chạy bộ ngoài trời bằng chạy trên máy chạy bộ để tăng độ an toàn cũng như tính ổn định của địa hình trong khi chạy.
  • Không ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi chạy bụng. Nên chạy bộ sau ăn nhẹ 30 phút và sau bữa ăn chính ít nhất 2 giờ.

Chạy bộ sai cách hay tập luyện quá tải có thể không mang lại tác dụng như mong muốn. Ngược lại sẽ làm giảm hiệu suất tập luyện và gây ra các ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Trên đây mà một số triệu chứng cơ thể khi chạy bộ để bạn nhận biết sớm xem mình có chạy bộ sai hay không. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, hãy lập tức xem lại thói quen chạy bộ của mình để có cách điều chỉnh kịp thời.

103

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo