Hạ đường huyết khi chạy bộ và biện pháp khắc phục

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Hạ đường huyết khi chạy bộ là tình trạng rất dễ xảy ra nếu như bạn không có các biện pháp phòng ngừa cụ thể. Thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe và hiệu suất tập luyện nếu diễn ra liên tục. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp điều trị cụ thể để loại bỏ những ảnh hưởng đối với sức khoẻ ngay từ bây giờ!

Hạ đường huyết khi chạy bộ là gì?

Hạ đường huyết là cụm từ dùng để chỉ tình trạng suy giảm lượng đường huyết trong máu xuống dưới mức bình thường. Về nguyên lý thì cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành đường glucose. Lượng đường chuyển hoá này sẽ trực tiếp đi vào máu, được tuyến tụy phản hồi bằng cách tạo ra insulin. Insulin đóng vai trò giúp glucose tiến vào các tế bào, và trở thành nguyên liệu để tế bào có vận hành dưới sự điều khiển của cơ thể.

Có rất nhiều người rơi vào tình trạng bị hạ đường huyết khi chạy bộ
Có rất nhiều người rơi vào tình trạng bị hạ đường huyết khi chạy bộ

Có rất nhiều người rơi vào tình trạng bị hạ đường huyết khi chạy bộ

Một khi lượng đường huyết trong máu bị suy giảm thì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động, sự ảnh hưởng này đến từ cấp độ tế bào. Đặc biệt là đối với những người tập luyện vận động thể dục, thể thao cường độ cao thì điều này càng nghiêm trọng hơn vì nó làm suy giảm cơ bắp, mất sức nhanh chóng, dễ bị chóng mặt và ngất đi nếu không được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Chạy bộ bị đau lưng nên làm gì

Những triệu chứng khi bị hạ đường huyết

Khi bị hạ đường huyết, bạn sẽ gặp những triệu chứng sau:

  • Hạ huyết áp
  • Mệt mỏi
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi rã rời
  • Đói rã
  • Choáng váng
  • Rối loạn thị giác
  • Rối loạn thính giác
  • Mất thăng bằng

Những triệu chứng này bắt đầu xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm xuống còn 3 – 4 mmol/l. Tình trạng mệt mỏi trở nên trầm trọng hơn khi đường huyết giảm xuống chỉ còn 2 – 3 mmol/l. Lúc này, nguy cơ bị vấp ngã khi chạy gây chấn thương là rất cao.

Hạ đường huyết làm tăng nguy cơ vấp ngã khi chạy bộ
Hạ đường huyết làm tăng nguy cơ vấp ngã khi chạy bộ

Nếu phát hiện triệu chứng hạ đường huyết mà không điều trị kịp thời thì lượng đường trong máu có thể còn có thể tiếp tục giảm. Một số ít trường hợp bệnh nhân có đường huyết giảm xuống ít hơn 2 mmol/l sẽ đối mặt với nguy cơ ngất xỉu, hôn mê hay thậm chí là co giật.

Lý do bị hạ đường huyết khi chạy bộ

Có rất nhiều lý do khiến cho cơ thể của bạn bị hạ đường huyết trong quá trình vận động thể dục thể thao. Ở đây chúng ta sẽ phân tích cụ thể hơn về lý do hạ đường huyết khi tập luyện chạy bộ, và cụ thể sẽ là: 

Chế độ dinh dưỡng thiếu hiệu quả

Thực tế tình trạng hạ đường huyết đến từ việc cơ thể thiếu đi một nguồn dưỡng chất để sản sinh Glucose trong máu. Và hiểu ngắn gọn hơn thì điều này tới từ chế độ ăn uống của bạn. Những người thường xuyên bị rơi vào tình trạng hạ đường huyết thường sẽ có xu hướng ăn uống thiếu chất, ăn quá ít hoặc thậm chí là nhịn ăn. 

Chế độ dinh dưỡng thiếu hiệu quả ảnh hưởng đến người chạy bộ rất nhiều
Chế độ dinh dưỡng thiếu hiệu quả ảnh hưởng đến người chạy bộ rất nhiều

Hàm lượng carbohydrate trong các loại thực phẩm dinh dưỡng vào cơ thể quá thấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chuyển hoá đường huyết. Lượng carbs càng thấp thì cơ thể càng dễ bị hạ đường huyết nếu phải vận động mạnh.

Có rất nhiều chị em phụ nữ thường xuyên áp dụng chế độ ăn kiêng hoặc nhịn ăn nhưng lại tăng cường tập luyện chạy bộ, dẫn tới cơ thể bị hạ đường huyết nhanh chóng và dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm: Calo in calo out

Tập luyện quá sức

Tập luyện những bài chạy cường độ cao, chạy trong khoảng thời gian dài thực tế lại là một trong những nguyên nhân chính gây ra hạ đường huyết khi chạy bộ. Nguyên nhân chính là bởi cơ thể không đáp ứng được đầy đủ dưỡng chất để duy trì hoạt động chạy cường độ cao, cơ bắp trở nên mệt mỏi những vẫn phải hoạt động vượt ngưỡng chịu đựng.

Chạy bộ cường độ cao làm tăng nguy cơ giảm đường huyết
Chạy bộ cường độ cao làm tăng nguy cơ giảm đường huyết

Nhận định thể trạng không đúng hoặc tập luyện quá sức có thể cho bạn rơi vào trạng thái hạ đường huyết nguy hiểm. Và điều này vẫn thường xảy ra đối với những người chưa có kinh nghiệm tập luyện chạy bộ. Nhiều chuyên gia khuyên rằng chỉ nên chạy trong khoảng 15 – 30 phút, và giảm dần cường độ tập luyện nếu thấy xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chóng mặt hay run rẩy tay chân.

Đang trong giai đoạn điều trị bệnh

Đối với những người đang trong giai đoạn sử dụng thuốc điều trị bệnh nhiều thì lượng Insulin trong máu có thể mất cân bằng, khiến cho khả năng điều tiết đường huyết của cơ thể bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định.

Người bị bệnh tiểu đường thường bị rối loạn chuyển hoá năng lượng
Người bị bệnh tiểu đường thường bị rối loạn chuyển hoá năng lượng

Đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì hiệu suất tập luyện càng kém hơn nếu so với người bình thường. Lý do nằm ở việc cơ thể điều tiết lượng Insulin hay chuyển hóa carbohydrate kém, dẫn tới lượng đường huyết trong máu không ổn định. Nếu phải thường xuyên vận động với cường độ cao như chạy bộ thì cơ thể rất nhanh mệt mỏi.

Làm gì khi bị hạ đường huyết đột ngột khi chạy bộ

Chúng ta để đã biết hạ đường huyết là gì, cũng như lý do khiến cho người chạy bộ dễ bị hạ đường huyết. Vậy nếu tình trạng này đã xảy ra, thì phải giải quyết như thế nào? Nếu như chưa có kinh nghiệm, bạn nên tham khảo một số cách thức như sau:

Chạy chậm lại khi mệt

Trong quá trình tập luyện chạy bộ nếu cảm thấy xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt, run tay chân thì tốt hơn hết bạn nên giảm tốc tôi và chạy chậm lại. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dần tiến vào trạng thái hạ đường huyết, nên cách tốt nhất là chạy chậm lại thì bắt đầu mệt để hồi sức.

Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy chạy chậm lại
Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy chạy chậm lại

Ngoài ra thì việc chạy chậm lại khi mệt cũng sẽ giúp cho bạn có thời gian chuẩn bị, sẵn sàng xử lý tình trạng hạ đường huyết bằng các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất hoặc nước uống hỗ trợ khi cần thiết. Trong trường hợp xấu nhất thì bạn có thể ngừng phẩm buổi tập luyện chạy bộ để nghỉ ngơi một cách an toàn nếu cần thiết.

Tăng đường huyết bằng kẹo ngọt

Trong tình huống bị hạ đường huyết, cách cải thiện đơn giản nhất đó là bổ sung đường. Đó là lý do vì sao các chuyên gia thường khuyên rằng nên mang theo bên mình một viên kẹo nhỏ mỗi khi ra ngoài chạy bộ.

Chỉ một viên kẹo nhỏ, bạn có thể dễ dàng làm cho đường huyết tăng lên ngưỡng ổn định. Lượng đường viên kẹo cung cấp đủ để bù đắp năng lượng thiếu hụt nhằm giảm các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi nhức đầu,… giúp giảm nguy cơ chấn thương khi chạy bộ.

Một ít bánh hoặc kẹo có thể dễ dàng cải thiện tình trạng đường huyết thấp
Một ít bánh hoặc kẹo có thể dễ dàng cải thiện tình trạng đường huyết thấp

Bên cạnh kẹo, các loại thức ăn và nước uống có đường cũng giúp giảm triệu chứng hạ đường huyết. Sau đó, có thể dùng thêm các loại sữa, cháo, hoa quả để bổ sung carbohydrate  cho cơ thể.

Tham khảo ngay các loại rau giúp hạ đường huyết tốt cho người tiểu đường, bạn cần nên xem qua.

Tuyệt đối không uống nước ngọt

Có rất nhiều người nghĩ rằng việc hạ đường huyết khi chạy bộ có thể xử lý bằng việc uống nước ngọt để bù lại lượng đường còn thiếu. Đây là một quan niệm sai lầm bởi lượng đường có trong các loại nước ngọt không phải nguồn dưỡng chất phù hợp dành cho cơ thể trong thời điểm này.

Chỉ nên uống các loại nước khoáng điện giải hoặc nước lọc khi chạy bộ
Chỉ nên uống các loại nước khoáng điện giải hoặc nước lọc khi chạy bộ

Khi bị hạ đường huyết đột ngột, bạn chỉ cần ngậm một viên kẹo nhỏ là đủ. Việc bổ sung một lượng đường lớn bằng các loại nước ngọt có thể khiến cho cơ thể bị sốc, đồng thời đó với các hoạt chất kích thích có trong nước ngọt thì nhịp tim của bạn cũng sẽ tăng lên đáng kể. Vậy nên thay vì uống nước ngọt thì hãy lựa chọn các loại nước khoáng điện giải, nước lọc để bổ sung dưỡng chất cấp tốc. Đây mới là biện pháp xử lý được vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp áp dụng để chống lại nguy cơ hạ đường huyết.

Ngừng sử dụng loại thuốc hạ đường huyết

Thông thường, bệnh nhân tiểu đường được chỉ định sử dụng insulin để nhanh chóng điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong trường hợp đường huyết giảm quá mức khi hoạt động thể chất, bệnh nhân tiểu đường nên ngừng ngay việc tiêm hoặc uống insulin. Lưu ý này cũng áp dụng với những bệnh nhân dùng loại thuốc có khả năng giảm đường huyết.

Nên ngừng sử dụng insulin khi bị hạ đường huyết
Nên ngừng sử dụng insulin khi bị hạ đường huyết

Điều trị y tế nếu cần thiết

Đa phần những trường hợp hạ đường huyết khi tập luyện đều có thể được xử lý bằng những phương pháp trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này dẫn đến hôn mê thì bệnh nhân sẽ không có khả năng nuốt. Lúc này, nên đưa người ấy đến bệnh viện để được tiêm tĩnh mạch.

Bệnh nhân hạ đường huyết nặng cần được truyền dịch
Bệnh nhân hạ đường huyết nặng cần được truyền dịch

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch Glucose với nồng độ 5 – 10%. Quá trình điều trị sẽ tiếp tục cho đến khi bệnh nhân hồi phục và có khả năng tự ăn uống.

Cách phòng ngừa hạ đường huyết khi tập thể dục

Hạ đường huyết khi tập luyện không phải là tình trạng hiếm gặp. Để tránh những nguy cơ đối với sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau:

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Vấn đề hạ đường huyết khi tập thể dục hoàn toàn có thể tránh được nếu bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Do đó, dù theo đuổi chế độ ăn kiêng, bạn cũng không nên loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm cung cấp carbohydrate ra khỏi thực đơn. Năng lượng từ thức ăn là cần thiết để vừa đảm bảo hiệu quả khi tập luyện, vừa để tránh những rủi ro đối với sức khỏe.

Xây dựng bữa ăn lành mạnh cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
Xây dựng bữa ăn lành mạnh cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể

Không nên bỏ ăn trước khi tập

Lý do lớn nhất dẫn đến hạ đường huyết khi chạy bộ là do bạn ăn quá ít hoặc ăn không chất. Cơ thể thiếu đi hồi năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động thể dục thể thao, nên đừng bao giờ bỏ ăn trước khi tập luyện đặc biệt là đối với những ai mong muốn tập luyện chạy bộ cường độ cao.

Có rất nhiều chế độ ăn trước và sau khi tập luyện, thậm chí là bổ sung năng lượng bằng các loại dưỡng chất trong khi tập để luôn duy trì một hiệu suất vận động hoàn hảo cho cơ bắp. Do vậy bạn có thể tham khảo một số cách thức ăn khi tập luyện chạy bộ nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như không bị ảnh hưởng tới kết quả tập luyện mỗi ngày.

Không nên bỏ bữa ăn nếu không muốn cơ thể thiếu năng lượng
Không nên bỏ bữa ăn nếu không muốn cơ thể thiếu năng lượng

Ăn thêm bữa phụ khi có dấu hiệu hạ đường huyết

Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn nguy cơ hạ đường huyết khi chạy bộ. Khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu như mệt mỏi hay chóng mặt, hãy ăn một bữa phụ nhẹ nhàng. Lượng thức ăn này không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả.

Ăn bữa phụ để đảm bảo hiệu quả tập luyện và tráng nguy cơ đối với sức khỏe
Ăn bữa phụ để đảm bảo hiệu quả tập luyện và tráng nguy cơ đối với sức khỏe

Lưu ý dành cho bệnh nhân tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, nguy cơ hạ đường huyết khi chạy bộ là rất cao. Để tránh những nguy  cơ không đáng có, hãy chú ý những điều sau:

Sử dụng các loại thuốc điều trị

Như đã nói thiệt tình trạng hạ đường huyết khi chạy bộ có thể xảy đến đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên phương hướng giải quyết lại tương đối đơn giản bởi bạn có thể sử dụng các loại thuốc điều trị, kiểm soát lượng Insulin và điều tiết đường huyết.

Các loại thuốc điều trị tiểu đường giúp điều hòa đường huyết
Các loại thuốc điều trị tiểu đường giúp điều hòa đường huyết

Việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị và kiểm soát đường huyết đã trở thành phương pháp được nhiều người sử dụng. Thậm chí các loại thuốc này còn có tác dụng kiểm soát đường huyết cấp tốc, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị hạ đường huyết khi chạy bộ và dần trở nên phổ biến hơn.

Thường xuyên kiểm tra đường huyết

Những bệnh nhân đái tháo đường nên thường xuyên kiểm tra mức đường huyết của mình. Đồng thời, dù phát hiện mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp, bệnh nhân cũng không nên tự ý điều trị. Tốt nhất là liên hệ với bác sĩ để tham khảo cách xử lý. Tuyệt đối không tự mua thuốc uống điều trị để tránh những nguy cơ đối với sức khỏe.

Bệnh nhân đái tháo đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết
Bệnh nhân đái tháo đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết

Luôn mang theo bên mình bánh kẹo

Những bệnh nhân tiểu đường nên mang theo bên mình nguồn cung cấp đường “khẩn cấp” mỗi khi chạy bộ. Chỉ cần một viên kẹo, một ít bánh hay một thanh socola là cũng đủ để ổn định lượng đường trong máu.

Bánh ngọt là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời khi bị hạ đường huyết
Bánh ngọt là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời khi bị hạ đường huyết

Trên đây là một số thông tin mà S-life đã chia sẻ về chủ đề hạ đường huyết khi chạy bộ. Hi vọng có thể giúp ích bạn đọc trong việc tìm hiểu nguyên nhân, xác định biện pháp xử lý, qua đó nâng cao hiệu suất tập luyện thể thao tối ưu hơn. Hãy thử áp dụng và chia sẻ kết quả đạt được bạn nhé!

54

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo