Nhịp tim khi chạy bộ bao nhiêu là tốt?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nhịp tim không chỉ phản ánh tình trạng thể dục mà còn cho biết bạn có thể duy trì hoạt động thể chất ổn định trong bao lâu. Vậy cụ thể thì nhịp tim khi chạy bộ bao nhiêu là tốt? Hãy cùng tìm ra câu trả lời chính xác nhất trong bài viết sau đây của S-Life Việt Nam bạn nhé!

Nhịp tim khi chạy bộ cho biết điều gì?

Nhịp tim đập là một trong những chỉ số sức khỏe cực kỳ quan trọng, được tính dựa trên số lần co bóp dựa trên đơn vị bpm. Khi chạy bộ, cơ thể vận động nhanh hơn đồng nghĩa nhịp tim của bạn cũng sẽ có sự thay đổi. 

Nhịp tim khi chạy bộ có quan trọng hay không?
Nhịp tim khi chạy bộ có quan trọng hay không?

Nếu chủ động theo dõi, bạn sẽ nhận ra nhịp tim khi chạy bộ cho thấy cơ thể của bạn đã đạt tới ngưỡng giới hạn hay chưa, có nên tăng tốc chạy bộ không, còn bao lâu trước khi tiến vào trạng thái kiệt sức,…Tất cả những yếu tố này đều sẽ được quyết định dựa trên chỉ số nhịp tim khi bạn đang chạy bộ. Chính vì thế mà nhiều người cực kỳ chú ý tới nhịp tim khi chạy bộ, đồng thời cũng tìm cách cải thiện hiệu quả tập luyện dựa trên chỉ số nhịp tim.

Xem thêm: Nhịp tim chuẩn là bao nhiêu?

Nhịp tim khi chạy bộ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Khi tập luyện chạy bộ, có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhịp tim tăng hay giảm. Cụ thể hơn là:

Tuổi tác

Đây gần như là một yếu tố quyết định tới nhịp tim khi chạy bộ của bạn. Ở những người trẻ tuổi, có nền tảng thể lực tốt thì nhịp tim khi chạy bộ có thể thay đổi từ thấp tới cao với cách biệt rất lớn. Tuy nhiên ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi thì nhịp tim khi chạy bộ sẽ có một giới hạn nhất định, không thể vượt ngưỡng cho phép vì có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn
Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn

Tham khảo cách chọn mua ghế massage cho người cao tuổi để cải thiện nhịp tim và giảm thiểu các bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Nhiệt độ và độ ẩm môi trường

Nếu chạy bộ trong điều kiện môi trường nắng nóng, thiếu đi độ ẩm thì cơ thể sẽ phải thoát mồ hôi để làm mát. Điều này khiến cho nhịp tim của bạn bị ảnh hưởng, về lâu dài làm nhịp tim tăng cao và dần có cảm giác bị mệt mỏi, mất tỉnh táo và phải ngừng chạy ngay lập tức.

Cường độ tập luyện

Như đã nói thì nhịp tim của bạn sẽ bắt đầu thay đổi khi bạn bắt đầu chạy, và sẽ càng tăng cao hơn nữa nếu tập chạy bộ với cường độ cao. Khi chạy bộ ở tốc độ vừa phải, nhịp tim sẽ duy trì sự ổn định, không vượt quá ngưỡng giới hạn cũng như không bị mệt mỏi quá nhanh. Đây là một trong những lý do mà bạn nên lựa chọn cường độ tập luyện hợp lý để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch.

Nhịp tim cũng tùy thuộc vào cường độ tập luyện mà bạn lựa chọn
Nhịp tim cũng tùy thuộc vào cường độ tập luyện mà bạn lựa chọn

Tâm trạng căng thẳng hay thoải mái

Tâm trạng cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhịp tim khi chạy bộ. Nếu chạy bộ theo hình thức thi đấu, tinh thần của bạn sẽ luôn ở trong trạng thái căng thẳng, theo đó là tập trung tối đa vào từng động tác khiến nhịp tim vô thức tăng nhanh kể cả khi chưa chạy. Ngược lại chạy bộ dưỡng sinh là phương pháp tập luyện tương đối nhẹ nhàng, bạn sẽ không bị căng thẳng quá nhiều, và cũng không bị thay đổi nhịp tim dồn dập như khi thi đấu chạy bộ.

Để có thể vừa chạy bộ vừa xem nhịp tim của mình, thì bạn hãy sử dụng máy chạy bộ tại nhà do S-Life Việt Nam cung cấp, trên bảng điều khiển của máy chạy bộ sẽ hiện toàn bộ thông tin mà bạn muốn biết.

Có đang sử dụng thuốc hay không?

Sử dụng thuốc điều trị một số bệnh có thể làm huyết áp của bạn bị thay đổi nhanh chậm ngẫu nhiên, nhưng nếu sử dụng thuốc kết hợp với tập luyện chạy bộ thì khả năng bị tăng tốc nhịp tim là rất lớn. Do đó hãy xác định tình trạng sức khỏe và cân nhắc có nên tập chạy bộ vào khoảng thời gian đang điều trị bằng thuốc hay không.

Nhịp tim khi chạy bộ bao nhiêu là tốt?

Đây là câu hỏi được rất nhiều quan tâm khi chạy bộ, đặc biệt là những người chưa có quá nhiều kinh nghiệm tập luyện. Vậy cụ thể thì con số lý tưởng mà chúng ta có thể đạt được khi chạy bộ là bao nhiêu?

Nhịp tim hồng khi chạy bộ là 190 bpm
Nhịp tim hồng khi chạy bộ là 190 bpm

Câu trả lời sẽ là 190 bpm, đây là con số thích hợp để bạn có thể duy trì nhịp độ tập luyện chạy bộ một cách ổn định. Ngoài ra thì nhịp tim ở con số này cũng là mức trung bình – Tốt cho nhiều độ tuổi, bạn sẽ không lo lắng quá nhiều về các vấn đề sức khỏe nếu đạt được nhịp tim này.

Tham khảo thêm: Tụt huyết áp nên và không nên ăn gì để cải thiện sức khỏe

Biểu đồ nhịp tim khi chạy bộ được tính theo độ tuổi

Đối với những người chưa có khá nhiều kinh nghiệm khi chạy bộ thì chắc chắn việc đo lường nhịp tim sẽ trở nên tương đối khó khăn. Vậy nên bạn có thể tham khảo biểu đồ cơ bản về nhịp tim khi chạy bộ được tính toán dựa trên độ tuổi, cụ thể là:

Tùy vào từng độ tuổi mà mức nhịp tim tối đa sẽ có sự khác biệt:

  • Người trong độ tuổi 20: 100 – 170 bpm
  • Người trong độ tuổi 30: 95 – 162 bpm
  • Người trong độ tuổi 35: 93 – 157 bpm
  • Người trong độ tuổi 40: 90 – 153 bpm
  • Người trong độ tuổi 45: 88 – 149 bpm
  • Người trong độ tuổi 50: 85 – 145 bpm
  • Người trong độ tuổi 60: 80 – 136 bpm

Dựa trên mức độ chỉ số này mà bạn có thể cân nó đóng đếm sao cho nhịp tim khi chạy bộ nằm ở mức 50 – 80% so với nhịp tim tối đa. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như duy trì một hiệu suất tập luyện đúng như mong đợi.

Xem thêm: Tại sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi

Tim đập quá nhanh khi chạy bộ có nguy hiểm không?

Chắc chắn là có, tim đập quá nhanh khi chạy bộ là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang phải vận động ở một mức độ quá cao và thậm chí là có thể vượt khỏi ngưỡng chịu đựng. Nếu vẫn tiếp tục duy trì quá trình tập luyện ở trong tình trạng này, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề nguy hiểm như sau đây:

Xuất hiện cảm giác tức ngực, mệt hoặc khó thở

Chạy bộ trong một khoảng thời gian dài hoặc chạy với cường độ cao sẽ khiến cho cơ thể của bạn rơi vào trạng thái bị kiệt sức. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bị tức ngực do lượng oxy hít vào không đủ, cơ bắp dần trở nên mệt mỏi và cảm thấy khó thở hơn so với trạng thái bình thường.

Rối loạn nhịp tim hoặc tăng huyết áp

Nhịp tim liên tục duy trì ở mức độ cao sẽ khiến cho bạn phải đối mặt với tình trạng bị tăng huyết áp. Lưu lượng máu di chuyển qua tim quá nhiều khiến tim và hoạt động liên tục, Đây cũng là một trong lý do chính khiến cho nhịp tim bị rối loạn, cực kỳ nguy hiểm với người mắc bệnh tim.

Bị ngất khi đang tập luyện chạy bộ

Áp lực quá lớn đến từ hệ vận động có thể làm cho hệ thần kinh của bạn bị rơi vào trạng thái tê liệt. Đặc biệt là khi chạy bộ nhưng lại hít thở quá ít oxy dẫn đến thiếu oxy cho não, làm bạn bị ngất hoặc mất kiểm soát cơ thể ngay khi đang chạy bộ.

Hướng dẫn cách rèn luyện nhịp tim

Chúng ta đều đã biết nhịp tim khi chạy bộ quan trọng đến thế nào, đây cũng là lý do thúc đẩy bạn cần phải học cách rèn luyện điều chỉnh nhịp tim khi tập luyện thể dục thể thao. Nếu chưa có quá nhiều kinh nghiệm hãy áp dụng một số cách thức như sau:

Cần tới một số cách tập cụ thể để rèn luyện nhịp tim 
Cần tới một số cách tập cụ thể để rèn luyện nhịp tim
  • Tăng dần cường độ tập luyện để phù hợp với tình trạng thể lực cũng như tạo điều kiện cho cơ thể có thời gian thích nghi ở những những phương pháp tập luyện cường độ cao như chạy bộ.
  • Nên khó quá thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn hoặc trước khi tập thể dục để đưa nhịp tim trở về với mức bình thường nhất. Như vậy sẽ giúp tim có thói quen hoạt động ổn định khi tập thể thao.
  • Giữ một tốc độ tập luyện ổn định và kiểm soát thể lực, sau đó bạn có thể tăng dần tốc độ để giới hạn nhịp tim ở một con số hợp lý, tránh khỏi các vấn đề sức khỏe tim mạch.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về chủ đề nhịp tim khi chạy bộ, S-life hi vọng có thể giúp ích được cho bạn đọc trong việc hỗ trợ tập luyện cũng nhiều nâng cao hiệu suất vận động. Chúc bạn thành công!

396

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo