1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ăn có béo không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Bánh tráng trộn là món ăn vặt hấp dẫn được giới trẻ đặc biệt yêu thích, nhất là các bạn học sinh, sinh viên. Cũng bởi vậy mà đang có không ít người quan tâm đến lượng calo cũng như các thành phần của món bánh tráng trộn. Vậy 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo, ăn có béo không?

1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo?

Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?

Bánh tráng trộn là món ăn được làm từ các sợi bánh tráng cùng nhiều nguyên liệu phụ như sa tế, muối tôm, hành, khô bò, khô gà, khô tép, trứng cút, xoài, cóc, rau thơm,…cùng các gia vị tạo ngọt, chua. Tùy theo lượng nguyên liệu sử dụng mà 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo sẽ có những đáp án khác nhau.

Thông thường, trong mỗi 100g bánh tráng trộn loại cơ bản (đủ các nguyên liệu) sẽ có chứa khoảng 300 calo. Như vậy, 1 bịch bánh tráng trộn nặng 200g sẽ có chứa gần 600 calo.

Mỗi bịch bánh tráng trộn có thể chứa tới gần 600 calo
Mỗi bịch bánh tráng trộn có thể chứa tới gần 600 calo

Bịch bánh tráng sa tế bao nhiêu calo?

Bánh tráng sa tế có vị cay đặc trưng và màu vàng sa tế bắt mắt. Bánh tráng trộn sate thường không có quá nhiều topping như loại bánh tráng trộn thông thường. Trong 1 bịch bánh tráng sa tế chỉ chứa khoảng 210 – 250 calo.

Bịch bánh tráng muối bao nhiêu calo?

Bánh tráng muối cũng là món ăn đơn giản, hấp dẫn và không cần có quá nhiều nguyên liệu. Mỗi bịch bánh tráng muối thường chỉ cần bánh tráng, muối tôm, quả tắc và một chút sa tế. Trong 1 bịch bánh tráng muối có chứa 231 calo.

Bịch bánh tráng bơ bao nhiêu calo?

Bánh tráng bơ là loại bánh tráng dẻo tôm màu đỏ, vị hơi ngọt và cay nhẹ, ăn cùng hành phi, tép khô, muối tôm và sốt bơ. Trong mỗi 1 cái bánh tráng bơ có chứa khoảng 87 calo. Như vậy, 1 bịch bánh tráng bơ loại nhỏ (thường gồm 2 cái) sẽ có chứa 174 calo.

1 bịch bánh tráng bơ nhỏ có chứa 174 calo
1 bịch bánh tráng bơ nhỏ có chứa 174 calo

Bịch bánh tráng chay bao nhiêu calo?

Bánh tráng trộn chay sẽ không có các loại khô bò, gà tép hay muối tôm mà sử dụng muối tỏi, tàu hũ ky và sa tế chay để thay thế. Do đó, bịch bánh tráng chay có lượng calo khá thấp, chỉ khoảng 150 – 170 calo.

Bịch bánh tráng tỏi bao nhiêu calo?

Bánh tráng tỏi bao gồm các thành phần tỏi phi, sa tế và muối tôm. Trong một bịch bánh tráng tỏi sẽ chứa khoảng 300 – 350 calo. 

Bịch bánh tráng mỡ hành bao nhiêu calo?

Bánh tráng mỡ hành có vị mặn của muối, vị béo của dầu và mùi thơm hành hấp dẫn. Khi ăn một bịch bánh tráng mỡ hành, bạn sẽ nạp vào cơ thể khoảng 143 calo.

Bịch bánh tráng mỡ hành chứa khoảng 143 calo
Bịch bánh tráng mỡ hành chứa khoảng 143 calo

Xem thêm: Cách tính hàm lượng calo trong thức ăn cực đơn giản

Ăn bánh tráng trộn có béo không?

Bên cạnh 1 bịch bánh tráng bao nhiêu calo thì nhiều người cũng thắc mắc ăn bánh tráng trộn có béo không. Mặc dù bánh tráng chỉ là một món ăn vặt nhưng nếu ăn thường xuyên lại rất dễ gây tăng cân. Sở dĩ như vậy bởi vì hầu hết các loại bánh tráng trộn đều có lượng calo cao, một số loại còn nhiều calo hơn cả bữa ăn chính nên có thể gây dư thừa năng lượng trong cơ thể.

Thêm vào đó, bánh tráng trộn luôn được ăn với nhiều muối, sa tế dầu mỡ, đường, gia vị và nhiều loại topping. Do đó, hàm lượng chất béo và đường mà bánh tráng mang theo cũng rất lớn. Việc ăn nhiều bánh tráng trộn sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó gây ra nguy cơ tích mỡ, mỡ máu, béo phì,…

Ăn bánh tráng trộn có thể gây tăng cân
Ăn bánh tráng trộn có thể gây tăng cân

Tìm hiểu thêm:

Cách tự làm bánh tráng trộn ít béo tại nhà

Nếu là một tín đồ của bánh tráng trộn nhưng lại sợ béo thì bạn có thể tự chế biến theo công thức giảm cân tại nhà. Việc tự làm bánh tráng vừa giúp bạn nắm rõ 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo, vừa đảm bảo yếu tố vệ sinh và dinh dưỡng trong món ăn.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100g bánh tráng gạo, chọn loại dai, không quá dày.
  • Hành phi, đậu phộng, rau răm.
  • Dầu điều, ớt bột, sa tế, muối ớt, 3 quả tắc.
  • Xoài xanh, khô gà/khô bò, 3 quả trứng cút luộc.

Cách làm:

  • Cắt bánh tráng thành các sợi dài đều nhau.
  • Cho bánh tráng vào tô lớn, thêm dầu điều, 1 thìa sa tế, ½ thìa cà phê muối ớt vào, trộn đều nhanh tay.
  • Cho xoài xanh đã bào sợi, khô bò, nước tắc và trứng cút luộc vào trộn thêm lần nữa.
  • Bày bánh tráng ra đĩa, rắc đậu phộng và rau răm lên trên.
Tự làm bánh tráng trộn thơm ngon tại nhà
Tự làm bánh tráng trộn thơm ngon tại nhà

Ăn quá nhiều bánh tráng trộn có tác hại gì?

Khi tìm hiểu 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo, chắc hẳn bạn cũng sẽ muốn biết về các tác hại khi ăn bánh tráng trộn quá nhiều. Theo các chuyên gia sức khỏe, việc ăn bánh tráng quá thường xuyên có thể dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe khó lường.

Nóng trong

Bánh tráng nói chung và bánh tráng trộn nói riêng là một trong những “hung thủ” hàng đầu gây nóng trong người. Bản thân sợi bánh tráng đã chứa nhiều tinh bột nóng, khi ăn cùng sa tế cay, muối ớt, ớt bột hay các loại thịt khô cay sẽ làm tăng nguy cơ nóng trong, nổi mụn thậm chí là lở loét miệng, nhiệt miệng vô cùng đau đớn.

Ăn nhiều bánh tráng dễ gây nóng trong 
Ăn nhiều bánh tráng dễ gây nóng trong

Nguy cơ ngộ độc

Trên thực tế, chúng ta rất khó kiểm soát được 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo bởi món ăn này được bày bán tại vô số địa điểm và chế biến theo nhiều công thức khác nhau. Chính vì bán tại nhiều vỉa hè, hàng rong nên đôi khi món ăn này cũng không được đảm bảo về yếu tố vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do đó những người bụng yếu ăn bánh tráng trộn rất dễ bị đau bụng, mệt mỏi hay thậm chí là ngộ độc thực phẩm. 

Ảnh hưởng tới tiêu hóa

Một trong những tác hại của việc ăn bánh tráng trộn quá nhiều đó là gây hại cho hệ tiêu hóa. Thành phần bánh tráng trộn dùng dầu điều, mỡ và sa tế có chứa lượng lớn các axit béo no. Đây là chất khó tiêu hóa, dễ bị tích tụ trong dạ dày và đường ruột, từ đó gây ra các tình trạng khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn và mệt mỏi.

Gây vấn đề về thận

Bánh tráng trộn dùng muối tôm để tạo vị mặn. Khi ăn mặn thường xuyên, cơ thể sẽ có xu hướng tích trữ nhiều nước, làm tăng lưu lượng máu tới cầu thận. Lúc này, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, thải muối để đưa cơ thể về trạng thái bình thường.

Ngoài ra, nhiều cơ sở bán bánh tráng trộn vỉa hè thường sử dụng các loại dầu ăn, gia vị kém chất lượng. Các nguyên liệu không an toàn này có thể làm tích tụ các chất độc hại trong cơ thể, làm suy giảm chức năng thận cũng như một số cơ quan khác như gan, mật.

Ăn quá mặn dễ gây hại cho thận 
Ăn quá mặn dễ gây hại cho thận

Nguy cơ ung thư

Các thành phần hành phi, bột ớt, ruốc khô trong bánh tráng trộn thường được sơ chế với số lượng lớn để sử dụng trong thời gian dài. Điều này có thể làm xuất hiện tình trạng oxy hóa dưỡng chất và sản sinh ra các chất độc hại gây bệnh. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở bánh tráng trộn sử dụng các loại dầu mỡ đã chiên rán nhiều lần. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bệnh tật cũng như sinh ra nhiều tác nhân gây bệnh ung thư. 

Dễ gây nghiện

Bánh tráng trộn là tổ hợp các loại gia vị rất đậm nên có thể kích thích vị giác, khiến chúng ta khó cưỡng lại được cơn thèm ăn. Đó cũng chính là lý do vì sao chỉ cần ăn một vài miếng bánh tráng trộn thì bạn đã không tự chủ được mà vô thức ăn nhiều hơn. Thêm vào đó, gia vị của bánh tráng cũng khiến vị giác khó chấp nhận các món ăn khác. Khi đó chúng ta chỉ còn thấy duy nhất bánh tráng là vừa miệng còn những món khác lại mất đi cảm giác thơm ngon.

Gây táo bón

Món bánh tráng trộn cay nóng, ít rau xanh nên có thể gây nóng trong, khó tiêu nghiêm trọng. Ngoài ra, bánh tráng trộn cũng sử dụng các loại cóc xanh, xoài xanh chứa nhiều nhựa, vitamin C. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng táo bón khi ăn bánh tráng, đặc biệt là ăn vào lúc đói bụng.

Thường xuyên ăn bánh tráng gây táo bón 
Thường xuyên ăn bánh tráng gây táo bón

Lưu ý khi ăn bánh tráng trộn để không bị béo

Ngoài việc tìm hiểu 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo, mỗi chúng ta cũng cần phải ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau đây để ăn bánh tráng mà không bị béo:

  • Tần suất ăn vừa phải, không ăn bánh tráng trộn quá thường xuyên (ăn 1 lần mỗi tuần là đủ).
  • Không ăn quá nhiều bánh tráng một lúc. Mỗi lần chỉ cần ăn khoảng 100g (nửa bịch).
  • Không ăn bánh tráng trộn vào buổi tối sau 19h hoặc gần giờ đi ngủ.
  • Nên ăn bánh tráng trước bữa chính là tốt nhất.
  • Uống nhiều nước khi ăn bánh tráng trộn để giúp no bụng và hạn chế nóng trong.
  • Kết hợp ăn bánh tráng với các món giàu chất xơ như rau xanh, trái cây.
  • Nên tự chế biến bánh tráng tại nhà để biết được chính xác 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo và đảm bảo chất lượng nguyên liệu.
  • Xây dựng kế hoạch ăn kiêng, tập luyện khoa học để giảm cân hiệu quả.
Khi ăn bánh tráng trộn nên uống nhiều nước
Khi ăn bánh tráng trộn nên uống nhiều nước

Những câu hỏi thường gặp

  • Lâu lâu ăn bánh tráng trộn có mập không?

Câu trả lời là Có, bánh tráng trộn có nhiều calo, chất béo và gia vị nên rất dễ gây mập. Vì thế nếu cần ăn thì bạn chỉ nên ăn số lượng thật ít để tránh bị tăng cân.

  • Ăn bánh tráng trộn có nổi mụn không?

Câu trả lời là Có, bánh tráng làm từ nhiều tinh bột, khi trộn với các gia vị cay nóng như sa tế, muối ớt, khô bò sẽ gây nóng trong, nhiệt miệng, táo bón và nổi mụn.

  • Những ai không nên ăn bánh tráng trộn?

Một số đối tượng không nên ăn bánh tráng trộn như người đang bị nhiệt, nóng trong, người dạ dày yếu, trẻ đang dậy thì, phụ nữ có thai hay có hệ tiêu hóa yếu.

  • Bà bầu ăn bánh tráng trộn có tốt không?

Câu trả lời là Không, phụ nữ mang thai nên hạn chế các món nhiều calo, dầu mỡ lại ít dinh dưỡng như bánh tráng trộn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và em bé.

Vừa rồi là các thông tin được S-Life trả lời cho câu hỏi 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo mà nhiều bạn đọc đang quan tâm. Mặc dù đây là món ăn có sức hấp dẫn lớn nhưng bạn cũng đừng nên ăn quá thường xuyên để tránh tăng cân ngoài ý muốn.

533

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo