Mía hấp gừng có tác dụng gì? Cách nấu mía hấp gừng tốt cho sức khỏe

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Mía và gừng là hai nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, nước mía nấu cùng gừng tươi là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Vậy Nước mía nấu với gừng có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu và học ngay cách nấu đúng cách nhé!

Mía hấp gừng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Mía hấp gừng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Cách làm mía hấp gừng đúng cách

Tuy rằng mía với gừng mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng để phát huy hết công dụng của thức uống này các bạn cần hấp đúng cách. Sau đây là cách làm mía hấp gừng đúng chuẩn:

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mía bỏ vỏ, chặt thành các khúc ngắn, gừng cạo vỏ rồi rửa sạch, cắt thành các miếng mỏng.
  • Bước 2: Xếp mía đã cắt khúc và gừng vào xửng hấp.
  • Bước 3: Hấp trong khoảng 15-20 phút là tắt bếp.

Mía hấp chín ngon thì phải có độ mềm, xốp, màu ngả vàng, có mùi thơm của gừng dễ chịu. Khi ăn mía hấp gừng có vị ngọt thanh, chứ không hề ngọt lịm như cây mía ăn trực tiếp.

Hướng dẫn cách làm mía hấp gừng
Hướng dẫn cách làm mía hấp gừng

Mía hấp gừng có tác dụng gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mía có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt. Cùng tìm hiểu ngay sự kết hợp của hai nguyên liệu quen thuộc này sẽ mang đến lợi ích gì cho sức khỏe nhé!

Một số công dụng tuyệt vời của mía hấp gừng có thể kể đến như:

  • Giúp phòng ngừa bệnh ung thư: Mía có tính kiềm và chứa nhiều flavonoid. Đây là chất có khả năng ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào ung thư chẳng hạn như ung thư vú hay ung thư tiền liệt tuyến.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Sử dụng mía hấp gừng là cách giúp cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Bởi vì hàm lượng kali trong mía hấp hỗ trợ cân bằng độ pH một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ tiết các dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
  • Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Tuy rằng mía chứa lượng đường cao, nhưng nếu dùng chừng mực người bệnh tiểu đường vẫn sẽ nhận được những những công dụng đặc biệt từ món ăn này. Vì lượng đường tự nhiên trong mía có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là mía hấp đường có thể giúp bạn phòng tránh tình trạng tăng đường huyết đột biến.
  • Hỗ trợ răng phát triển: Mía chứa nhiều phốt pho và canxi nên sẽ giúp củng cố các men răng, giúp giảm nguy cơ gây sâu răng. Ăn mía còn giúp hạn chế mùi hôi miệng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
Sử dụng mía hấp gừng hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường
Sử dụng mía hấp gừng hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường

Xem thêm: 1 ly nước mía bao nhiêu calo? Uống nước mía có giảm cân không?

Các công thức nấu nước mía khác tốt cho sức khỏe

Trên đây là những thông tin để giải đáp thắc mắc nước mía nấu với gừng có tác dụng gì? Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo thêm các công thức nước mía tốt cho sức khỏe sau đây:

Nước mía đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100ml nước mía, 200g đậu xanh, đá viên.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Các bạn cho đậu xanh ngâm cùng nước ấm khoảng 4 tiếng để đậu nở rồi hấp chín. Có thể cho thêm lá dứa lúc hấp để đậu xanh thơm ngon hơn.
  • Bước 2: Cho 50g đậu xanh, 100ml nước ép mía vào máy xay sinh tố, tiếp đến các bạn xay nhuyễn mịn đậu xanh thì tắt máy.
  • Bước 3: Rót ra ly rồi cho thêm ít đá lên trên để dễ uống hơn.
Nước mía nấu đậu xanh giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể
Nước mía nấu đậu xanh giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể

Nước mía dâu tây

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100ml nước mía, 50g dâu tây, 1 muỗng nước đường, đá viên.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Các bạn sơ chế dâu tây thật sạch bằng cách ngâm nước muối loãng rồi cắt làm 4 phần.
  • Bước 2: Tiếp đến các bạn cho phần dâu tây vừa cắt, đường vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn các nguyên liệu này.
  • Bước 3: Bạn rót thức uống này vào ly rồi thêm đá viên vào rồi thưởng thức ngay.
Nước mía dâu tây
Nước mía dâu tây

Xem thêm: Dâu tây chứa bao nhiêu calo? Ăn dâu tây có giảm cân không?

Nước mía củ năng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 bó mía lau, lá dứa, rễ tranh, râu bắp, mía cây, 300g củ năng, 200g hạt sen, 100g đường cát.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Củ năng các bạn rửa sạch rồi gọt vỏ tiếp đến cắt thành 5 phần. Hạt sen cắt bỏ đầu, tim rồi đem luộc hoặc hấp chín.
  • Bước 2: Mía lau các bạn đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước lọc, đến khi nước sôi các bạn cho 100gr đường cát vào khuấy tan. Tiếp đến, các bạn đun sôi lại rồi tắt bếp và lọc bỏ bã sau đó lấy nước.
  • Bước 3: Bạn cho củ năng vào nồi rồi nấu chín, lúc này các bạn nên nếm lại nếu thấy vị ngọt thanh là đã hoàn thành.
  • Bước 4: Khi thưởng thức các bạn múc nước mía lau, củ năng và hạt sen cho vào ly rồi thêm ít đá để dễ dùng hơn.
Nước mía củ năng và hạt sen hỗ trợ thanh nhiệt và thanh lọc cơ thể
Nước mía củ năng và hạt sen hỗ trợ thanh nhiệt và thanh lọc cơ thể

Trên đây là những thông tin về loại nước uống giải nhiệt quen thuộc. S-Life hy vọng các bạn sẽ có được câu trả lời cho thắc mắc nước mía nấu với gừng có tác dụng gì. Bên cạnh đó, các bạn sẽ có thêm nhiều công thức nước uống giải nhiệt tốt cho sức khỏe. Chúc các bạn áp dụng thành công!

1.9k

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo