Tổng hợp những bệnh không nên đi bộ tránh biến chứng nguy hiểm

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Đi bộ được biết đến là phương pháp vận động nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe vô cùng tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng nên đi bộ nhiều. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những bệnh không nên đi bộ qua bài viết dưới đây nhé!

Những bệnh không nên đi bộ tránh biến chứng nguy hiểm ai cũng nên biết
Những bệnh không nên đi bộ tránh biến chứng nguy hiểm ai cũng nên biết

Những bệnh không nên đi bộ tránh biến chứng nguy hiểm

Người mắc các bệnh dưới đây nên hạn chế đi lại để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bệnh tim mạch

Bệnh về đường tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Căn bệnh này gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu. Từ đó gây gián đoạn quá trình cung cấp oxy đến não và các bộ phận khác trên cơ thể. Các cơ quan nếu không được cung cấp đủ oxy sẽ khiến các hoạt động của cơ quan này bị ngưng trệ, phá hủy từ từ dẫn đến tử vong. 

Chính vì vậy, người mắc các bệnh về tim mạch nên hạn chế vận động mạnh. Bởi hoạt động với cường độ mạnh sẽ khiến tim đập nhanh, tăng cường co thắt mạch máu não, sau đó là vỡ mạch máu não gây nhồi máu và tử vong. 

Vì thế, những người mắc bệnh tim cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn tập luyện, đi bộ thường xuyên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để cải thiện sức khỏe của mình từ sâu bên trong.

Người mắc bệnh tim mạch không nên đi bộ nhiều
Người mắc bệnh tim mạch không nên đi bộ nhiều

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh hay gặp phải ở những người thường xuyên làm những công việc nặng nhọc. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức, tê bì. Thông thường, tình trạng đau nhức này sẽ lan tỏa từ vùng thắt lưng xuống đến chân, gây rất nhiều bất tiện cho cuộc sống của người bệnh.

Chính vì lý do trên mà người mắc thoát vị đĩa đệm cần hết sức cẩn thận trong quá trình di chuyển. Chỉ cần đi lại không đúng cách, người bệnh rất có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối cũng là một trong những bệnh không nên đi bộ. Như các bạn đã biết, khớp gối là phần khớp nối giữa chân trên và chân dưới, có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. 

Nhờ có khớp gối mà đôi chân của con người mới có thể cử động dễ dàng. Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp gối bị hao mòn, nứt, rách hoặc hoàn toàn biến mất. Tình trạng này dẫn đến trong quá trình di chuyển, các đoạn xương chà xát, va chạm trực tiếp gây ra đau đớn, sưng, cứng khớp, khiến bệnh nhân rất khó có thể di chuyển, cử động như bình thường. 

Người bị thoái hóa khớp gối nếu tự ý đi lại rất dễ dẫn đến hình thành gai xương trong khớp gối, gây ra bệnh gai khớp gối. Khi đó, tình trạng bệnh ở những người này sẽ trở nên trầm trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, người mắc thoái hóa khớp gối không nên tự ý đi bộ mà chỉ nên tập luyện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp gối bị bào mòn hoặc bị nứt
Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp gối bị bào mòn hoặc bị nứt

Người bị ứ dịch phù 2 chân dưới

Ứ dịch phù 2 chân dưới mà một trong những biểu hiện cụ thể nhất của bệnh suy thận, xơ gan cổ chướng,… Cũng tương tự như với các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, người bị ứ dịch phù 2 chân dưới không nên đi bộ nhiều. Bởi việc thường xuyên đi lại sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. 

Vì thế, những ai đang có dấu hiệu bị ứ dịch phù 2 chân dưới nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tránh kéo dài khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng, khó chữa.

Bệnh lý ứ dịch phù 2 chân dưới bác sĩ khuyến cáo không nên đi bộ nhiều
Bệnh lý ứ dịch phù 2 chân dưới bác sĩ khuyến cáo không nên đi bộ nhiều

Bệnh về mạch máu

Bệnh về mạch máu ở đây là các bệnh liên quan đến giãn tĩnh mạch chi dưới, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới hoặc viêm tắc động mạch,… Những người mắc các bệnh này không nên di chuyển nhiều. Bởi việc đi lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực bơm máu, làm tăng quá trình tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Do vậy, không khó hiểu tại sao bệnh về mạch máu lại được xếp vào danh sách những bệnh không nên đi bộ.

Nhiều người mắc các bệnh về mạch máu thường lầm tưởng việc đi lại sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các chi, nhưng thực tế không phải như vậy. Bệnh nhân nên hỏi ý kiến các bác sĩ điều trị về cường độ vận động cũng như đi lại của mình để tránh làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Người mắc những bệnh không nên đi bộ cần lưu ý gì?

Người bệnh mắc những bệnh không nên đi bộ như tim mạch, thoát vị đĩa đệm,… cần lưu ý những khi nếu vẫn muốn vận động tăng cường sức khỏe. Các bác sĩ khuyến cáo, người mắc các bệnh lý kể trên vẫn có thể đi bộ nhưng cần lưu ý những điều sau:

  • Đi bộ nhẹ nhàng, không tập gắng sức.
  • Bệnh nhân tự theo dõi và điều chỉnh thời gian đi bộ đảm bảo cơ thể có thể chịu đựng được cường độ vận động và không khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Bổ sung đầy đủ nước, chất điện giải khi đi bộ.
  • Sau khi đi bộ về, không ngồi nghỉ ngay mà hãy thả lỏng cơ thể và thực hiện các động tác giãn cơ nhẹ nhàng.
  • Nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là protein, rau xanh, trái cây,… đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Đặc biệt lưu ý không quá gắng sức. Nếu cơ thể không thích hợp để đi bộ, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có những giải pháp phù hợp khác. 
Người mắc những bệnh không nên đi bộ cần lưu ý gì?
Người mắc những bệnh không nên đi bộ cần lưu ý gì?

Những bệnh lý nào thì nên đi bộ nhiều hơn?

Bên cạnh những bệnh không nên đi bộ, bạn cũng nên tìm hiểu những bệnh lý nào phải đi bộ thường xuyên hơn. Cùng tìm hiểu nhé!

Tiểu đường

Đối với các bệnh nhân tiểu đường, đi bộ là một phương pháp vô cùng đơn giản, hiệu quả để tăng cường quá trình chuyển hóa đường và chất béo trong cơ thể. Nhờ vậy, lượng đường trong máu được giảm thiểu, tình trạng bệnh nhờ đó cũng được cải thiện đáng kể.

Xem thêm: Các loại rau giúp hạ đường huyết tốt cho người tiểu đường

Người phục hồi sau tai biến

Những người mới trải qua giai đoạn tai biến và đang trong quá trình hồi phục cũng nên thường xuyên đi bộ. Đi bộ nhẹ nhàng với cường độ, thời gian phù hợp sẽ giúp tăng cường quá trình lưu thông máu của cơ thể, phục hồi chức năng của các cơ quan sau tai biến. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để lên kế hoạch hồi phục sao cho phù hợp. 

Người phục hồi sau tai biến nên đi bộ nhiều hơn
Người phục hồi sau tai biến nên đi bộ nhiều hơn

Người bị bệnh béo phì

Những người bị bệnh béo phì nên tăng cường vận động. Nếu mới bắt đầu quá trình cải thiện sức khỏe, vóc dáng của mình, bạn có thể lựa chọn đi bộ nhẹ nhàng để làm quen với chế độ luyện tập. Thường xuyên vận động sẽ giúp tăng cường đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể bạn. 

Sau khi đã làm quen với cường độ luyện tập, bạn có thể chuyển sang những bài tập cường độ cao hơn để tăng cường hiệu quả giảm mỡ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thiết kế một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để cơ thể có đủ năng lượng để luyện tập. Tuyệt đối không nên nhịn ăn để giảm mỡ. Về lâu dài, phương pháp tiêu cực này sẽ khiến cơ thể bị suy yếu rất nhiều. 

Bệnh béo phì nên đi bộ và vận động thể dục thể thao nhiều để bảo đảm sức khỏe
Bệnh béo phì nên đi bộ và vận động thể dục thể thao nhiều để bảo đảm sức khỏe

Lợi ích khi đi bộ tốt cho cơ thể

Không chỉ những người mắc bệnh mà ngay cả đối với những người khỏe mạnh bình thường, đi bộ cũng mang lại những lợi ích vô cùng to lớn.

  • Giúp có thể khỏe mạnh toàn diện: Không chỉ tác dụng lên các nhóm cơ, đi bộ còn giúp cơ thể khỏe mạnh một cách toàn diện từ bên trong. Giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
  • Cải thiện hệ hô hấp: Đi bộ nhanh trong 30 phút sẽ giúp tăng dung tích lá phổi của bạn từ đó giúp hệ hô hấp hoạt động một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nguy hiểm: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc đi bộ hàng ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…
  • Thúc đẩy tuần hoàn máu: Chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ là tăng nhịp tim của bạn. Qua đó tăng cường quá trình tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể.
  • Hỗ trợ giảm cân: Đi bộ là bài tập đơn giản nhưng lại có thể hỗ trợ giảm cân, đốt mỡ rất tốt. Đi bộ hàng ngày sẽ giúp bạn đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể. Về lâu dài, không chỉ vóc dáng được cải thiện mà sức khỏe của bạn cũng được tăng cường đấy.
Đi bộ nhiều giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày
Đi bộ nhiều giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày

Xem thêm: 11 tác hại của béo phì nguy hiểm đối với sức khỏe

Tác hại của đi bộ sai cách

Bên cạnh những bệnh không nên đi bộ thì cách đi bộ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tính an toàn cũng như hiệu quả luyện tập. Việc đi bộ sai cách có thể dẫn tới nhiều tác hại nguy hiểm như:

  • Nhức cơ bắp: Đi bộ quá nhiều, cường độ tập không thích hợp sẽ làm tổn thương các mô cơ, khiến cho cơ bắp không có đủ thời gian để hồi phục.
  • Viêm cơ: Tập luyện không điều độ khiến các cơn đau nhức cơ bắp lặp đi lặp lại, không trị dứt điểm, dẫn tới viêm cơ và teo cơ.
  • Đau khớp: Đi bộ nhiều hoặc đi giày không phù hợp dễ gây ra nhiều áp lực và làm tổn thương khớp chân cũng như các khu vực dây chằng.
  • Chấn thương: Đi bộ không khởi động hay đi bộ tại các địa hình nguy hiểm có thể tăng nguy cơ tai nạn, té ngã hay chấn thương.
  • Tức ngực, đau đầu: Tình trạng này thường xảy ra khi đi bộ quá nhanh, hít thở không đúng cách hoặc đi bộ quá lâu.
  • Đau bụng: Nhiều người thường đi bộ ngay sau khi ăn no, dẫn tới tình trạng đau bụng, đau xóc hông, thậm chí nôn mửa.
  • Đau lưng: Đi bộ sai tư thế, đo cong lưng, gù lưng hay mang vác nặng khiến cột sống bị dồn ép và đau đớn.
Đi bộ không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều tác hại
Đi bộ không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều tác hại

Đi bộ như thế nào là đúng?

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích này, bạn cần đảm bảo một số yếu tố sau:

Tư thế đi đúng

Khi đi bộ, bạn cần ngẩng cao đầu, nâng cằm, mắt hướng về phía trước. Nếu duy trì được tư thế này trong suốt quá trình đi bộ, cột sống của bạn sẽ được định hình thẳng, làm giảm áp lực lên cơ hoành, giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể.

Đi bộ như thế nào là đúng?
Đi bộ như thế nào là đúng?

Tốc độ đi

Khi mới làm quen với bài tập đi bộ, bạn chỉ nên đi chậm rãi, nhẹ nhàng. Căn cứ vào tình trạng cơ thể mà bạn có thể tăng tốc dần nhưng lưu ý vẫn cần đảm bảo đúng tư thế. Khi đã quen với bài tập này, bạn có thể đi chậm để làm nóng cơ thể trong khoảng 5 phút và tăng tốc dần dần để tăng hiệu quả luyện tập luyện.

Thời điểm đi bộ thích hợp

Tùy vào mục đích của việc đi bộ mà bạn có thể lựa chọn thời gian luyện tập thích hợp. Với những ai đi bộ với mục đích giảm cân, bạn nên chọn đi bộ vào khoảng 15 – 17 giờ hoặc sau 19 giờ tối. Đây được xem là mốc thời gian lý tưởng để giảm cân, đốt mỡ. Còn nếu chỉ đơn thuần muốn cải thiện sức khỏe, bạn có thể đi bộ vào sáng sớm hoặc chiều tối cũng rất hợp lý.

Thời điểm đi bộ thích hợp
Thời điểm đi bộ thích hợp

Với các đối tượng mắc những bệnh không nên đi bộ đã đề cập bên trên, đi bộ không những không mang lại hiệu quả tích cực mà thậm chí còn gây trầm trọng cho bệnh tình của bạn. Chính vì thế, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập. 

282

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo