- Mặc định
- Lớn hơn
Mặc dù giấc ngủ đúng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về giấc ngủ và giải quyết được vấn đề ngủ nhiều có tăng cân không. Hiểu được thắc mắc của nhiều người, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc ngủ nhiều tăng cân trên một cách chi tiết nhất!
Ngủ nhiều có tốt không?
Giấc ngủ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người và chúng ta không thể nào phủ nhận lợi ích mà giấc ngủ mang lại. Chúng đóng vai trò như cách giúp con người lấy lại năng lượng sau một khoảng thời gian hoạt động. Thậm chí hầu hết những quá trình hồi phục ở cấp độ tế bào thường sẽ diễn ra trong giấc ngủ, khiến cho giấc ngủ trở thành điều kiện cần thiết để cơ thể trở về trạng thái khỏe mạnh nhất.
Vậy nên có thể khẳng định sơ bộ rằng ngủ nhiều hơn mức 8 tiếng 1 ngày sẽ mang tới một số lợi ích thiết thực đối với sức khỏe. Nếu có điều kiện thì bạn hoàn toàn có thể ngủ từ 8 – 9 tiếng nhằm thúc đẩy cơ thể phục hồi sau chấn thương hay chỉ đơn giản là có được tinh thần tràn đầy nhất sau khi thức dậy.
Ngủ nhiều có tăng cân không?
Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tuy nhiên nếu ngủ quá nhiều, vượt thời gian trung bình có thể gây ra nhiều tác hại. Vậy khi ngủ quá nhiều có làm cơ thể tăng cân hay không?
Ngủ nhiều có béo lên không?
Hoạt động tuần hoàn của cơ thể sẽ giảm xuống trong lúc ngủ, vì vậy ngủ vượt thời gian làm giảm mức năng lượng vốn dành cho các hoạt động trao đổi chất. Nếu bạn ngủ nhiều nhưng chế độ ăn uống và luyện tập không thay đổi sẽ khiến cơ thể tích trữ calo và bị béo dần lên.
Theo tháp nhu cầu Maslow, có thể thấy ngủ thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu, chiếm tới 1/3 thời gian cuộc sống con người bên cạnh việc ăn, mặc, thở. Đồng thời, chúng ta cũng không thể nào sống mà thiếu đi giấc ngủ. Tuy nhiên, không phải cứ ngủ nhiều là tốt, theo nghiên cứu cho thấy thời gian ngủ hợp lý ở mỗi lứa tuổi sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh cần 16 – 20 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ em dưới 14 tuổi cần ngủ 10 tiếng mỗi.
- Tuổi trưởng thành cần ngủ từ 8 tiếng mỗi ngày.
- Người già cần ngủ 6 tiếng mỗi ngày.
Ngủ nhiều có mập mặt không?
Câu trả lời là có, hầu hết những người bị mập mặt là do cơ thể thừa cân, dẫn tới mỡ thừa tích tụ tại một số khu vực trên khuôn mặt. Khi bạn tăng cân do ngủ nhiều thì vùng mặt cũng có nguy cơ trở nên to tròn hơn hẳn nếu so với trước đó.
Chỉ có một số ít trường hợp bị béo mặt do cơ địa tự nhiên hoặc cấu trúc cơ bắp có phần đặc biệt. Nếu bạn không muốn vùng mặt bị mập lên thì điều đầu tiên cần làm là ngủ đúng giờ, đủ giấc và thực hiện các biện pháp kiểm soát cân nặng toàn thân.
Tác hại của việc ngủ nhiều
Ngủ nhiều không tốt cho sức khỏe và có thể gây ra một số tác hại không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số tác hại thường gặp của những người mắc chứng bệnh này.
Gây nhức đầu đau lưng
Nhức đầu chính là dấu hiệu thường gặp khi bạn ngủ quá nhiều trong một ngày, đặc biệt biểu hiện này sẽ dễ xuất hiện vào buổi sáng. Về lâu dài, nếu không cải thiện lại giấc ngủ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu hoặc toàn bộ đầu.
Bên cạnh đó, nằm ngủ quá nhiều giờ liên tục sẽ khiến cho lưng đau nhức dễ mắc các bệnh như thoái hóa cột sống,…
Tham khảo thêm đồng hồ sinh học của con người, để có một sức khỏe mạnh
Dễ béo phì
Mỡ tích lũy khi ngủ nhiều kết hợp với sự ít vận động và ăn uống không điều độ chính là yếu tố thuận lợi xuất hiện tình trạng béo phì. Do đó, hãy thường xuyên đi lại để tinh thần được tỉnh táo hơn, hạn chế cơn buồn ngủ ập tới.
Mắc bệnh tiểu đường tim mạch
Tình trạng đêm khó ngủ, ngủ chập chờn và ban ngày lại muốn ngủ không những gây xáo trộn đồng hồ sinh học, mà nó còn khiến cho các bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường ngày càng cao hơn. Nếu không chữa kịp thời, tử vong là điều có thể xảy ra.
Suy giảm trí nhớ
Không những dễ mắc phải những yếu tố trên, ngủ nhiều còn ảnh hưởng đến não bộ. Ngủ càng nhiều, khả năng tập trung của não càng kém, ghi nhớ càng suy giảm. Từ đó, ảnh hưởng đến cả sinh hoạt, kết quả học tập và làm việc.
Ngoài ra, việc ngủ nhiều còn mang lại một số dấu hiệu khác như: Khó thở khi ngủ, phiền muộn, tăng cân, chứng ngủ rũ, suy giáp, đau lưng, mất trí nhớ hoặc một số vấn đề về nhận thức.
Có thể thấy, ngủ nhiều gây ra không ít những tác hại lên cơ thể, vậy có cách nào khắc phục? Cùng xem ngay bên dưới.
Rối loạn nhịp sinh học của cơ thể
Khi ngủ quá nhiều, lịch trình sinh hoạt hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, đồng thời với đó thì nhịp sinh học của cơ thể bị đảo lộn hoặc bị đẩy lùi theo chiều hướng chậm hơn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn cảm thấy tỉnh táo vào ban đêm và mệt mỏi buồn ngủ vào ban ngày.
Mệt mỏi và uể oải
Ngủ quá nhiều so với mức tiêu chuẩn cũng có thể khiến cơ thể của bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải sau khi thức giấc. Lý do là các vùng cơ bắp và mạch máu bị chèn ép quá lâu khi bạn ngủ, đồng thời với đó là hệ thần kinh bị rối loạn do bị ép vào tình trạng ngủ quá lâu. Sự mệt mỏi này có thể kéo dài nếu như bạn không có các biện pháp khơi dậy cảm giác tính táo.
Làm giảm khả năng sinh sản
Thời gian ngủ dài hơn bình thường cũng có thể làm cho quá trình giải phóng hormone, bao gồm cả hormone sinh dục bị giảm thiểu đi rất nhiều. Một số báo cáo y khoa chỉ ra rằng phụ nữ ngủ quá nhiều có khả năng thụ thai thấp hơn khoảng 40% nếu so với người ngủ 8 tiếng một ngày.
Dễ mắc bệnh tim mạch hơn
Ngủ nhiều khiến cho lượng đường huyết tăng lên mức cao hơn so với bình thường, cùng với đó là thói quen lười vận động khiến bạn dễ mắc các bệnh liên quan tới mạch máu. Ngoài ra thì nó cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động của tim, khiến cho bạn dễ mắc các bệnh tim mạch với rủi ro cao hơn.
Cách khắc phục chứng ngủ nhiều
Ngủ nhiều có thể khắc phục được hay không? Hoàn toàn có thể nếu các bạn áp dụng đồng thời các cách sau:
Ngủ đủ giấc
Hầu hết giấc ngủ của bạn sẽ diễn ra theo thói quen hoặc theo một trình tự cụ thể, vì thế nếu chưa có thói quen ngủ đủ giấc thì bạn nên tập luyện ngay từ bây giờ. Việc hình thành thói quen ngủ đủ giấc sẽ cực kỳ tốt cho bạn, tạo ra phản xạ thức giấc tự nhiên khi cơ thể đã được ngủ đủ 8 tiếng, không còn tình trạng mệt mỏi buổi sáng hoặc cảm giác thèm ngủ thêm.
Ngủ trước 24h
Sau mốc 24h là thời điểm cơ thể đào thải độc tố, hồi phục năng lượng và thay mới các tế bào trong cơ thể. Nếu ngủ muộn hơn sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình này, khiến cơ thể uể oải, thiếu sức sống và thường có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn để bù lại sức. Nếu bạn muốn cảm thấy khỏe khoắn sau khi thức giấc và không còn cảm thấy mệt mỏi, không muốn ngủ thêm thì tốt nhất nên đi ngủ trước 24h.
Cân bằng các giấc ngủ trong ngày
Thời gian ngủ trưa cũng ảnh hưởng đáng kể tới giấc ngủ buổi tối, nếu bạn ngủ nhiều hơn vào buổi trưa thì thời gian cần thiết để ngủ vào buổi tối sẽ bị rút ngắn lại. Vì vậy cách hợp lý nhất để giải quyết tình trạng ngủ nhiều vào buổi tối là cân bằng thời gian ngủ vào buổi trưa.
Thư giãn trước khi ngủ
Hãy dành ra khoảng 15 tới 30 phút trước khi ngủ để thư giãn tinh thần, tạo điều kiện để giấc ngủ đến nhanh hơn, ngủ sâu và ngon giấc mà không bị gián đoạn giữa đêm. Đây cũng là một cách để bạn có thể kiểm soát thời lượng ngủ, không còn rơi vào tình trạng mệt mỏi, thèm ngủ hoặc uể oải vào buổi sáng.
Bổ sung thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon
Một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng an thần, giúp thư giãn thần kinh và giảm thiểu đáng kể tình trạng mệt mỏi. Với những người thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, hãy thử chuyển sang bổ sung các loại thực phẩm chức năng an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ ngay từ hôm nay.
Một số lưu ý quan trọng cho giấc ngủ tốt nhất
Ngủ khá đơn giản mà hầu như ai cũng có thể dễ dàng thực hiện được, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ngủ sao cho đúng và tốt nhất cho cơ thể. Nếu bạn vẫn thắc mắc về việc ngủ nhiều có tăng cân không hoặc làm sao để ngủ tốt nhất, hãy tham khảo những lưu ý quan trọng cho giấc ngủ sau đây:
Cài báo thức trước khi đi ngủ
Những hoạt động trước khi đi ngủ là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cho giấc ngủ. Nếu bạn muốn có giấc ngủ đúng giờ, hãy tập thói quen cài báo thức để thiết lập thời gian cho giấc ngủ phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, thói quen thức dậy sau khi báo thức reo cũng khá quan trọng, báo thức reo quá nhiều lần có thể khiến cơ thể bạn thiếu khỏe khoắn khi thức dậy.
Không ăn uống sát thời gian ngủ
Đồng thời hãy nhớ rằng không nên ăn uống quá sát thời gian đi ngủ. Bữa tối nên kết thúc trước 8 giờ và cho cơ thể từ 2 đến 3 giờ để tiêu hao năng lượng. Việc ăn uống sát giờ ngủ sẽ khiến cơ thể nạp thêm nhiều calo và không thể giải phóng. Đây cũng là nguyên nhân tăng cân nhanh chóng đấy.
Xem thêm: Thức khuya có tăng cân không?
Ngủ đúng và đủ giấc
Ngủ đúng tư thế và ngủ trước 11 giờ đêm, thức dậy khi ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng. Về thời gian ngủ trưa, thời gian hợp lý cho giấc ngủ này là từ 15 – 30 phút để chuẩn bị cho năng lượng buổi chiều. Ngủ đủ giờ, đúng cách không chỉ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh mà còn hỗ trợ cải thiện vóc dáng và làm đẹp da.
Ngủ quá ít hay quá nhiều đều không mang đến lợi ích mà còn gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Việc ngủ không đủ giấc hoặc thức khuya thường xuyên khiến đồng hồ sinh học của cơ thể rối loạn. Từ điều này gây ra những hiện tượng như mệt mỏi, uể oải, stress… Trình trạng này kéo dài thường xuyên gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể.
Ngoài ra, vấn đề kiểm soát cân nặng không chỉ phụ thuộc vào giấc ngủ, bữa ăn hằng ngày mà còn chịu ảnh hưởng lớn bởi chế độ tập luyện thể dục thể thao. Do đó, muốn sở hữu vóc dáng thon gọn, thân hình cân đối thì nên xây dựng thói quen tập luyện thân hình thường xuyên.
Cụ thể, bạn có thể đến các phòng gym hoặc đơn giản hơn là sử dụng thiết bị thể dục tại nhà như máy chạy bộ hoặc xe đạp tập thể dục vừa thuận tiện vừa đảm bảo an toàn trong thời buổi covid phức tạp.
Bài viết vừa rồi là lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc ngủ nhiều có tăng cân không và những lưu ý cần thiết cho một giấc ngủ ngon. Hy vọng những kiến thức mà S-Life mang đến có thể hữu ích và cần thiết cho quá trình giữ gìn vóc dáng của bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hãy để lại bình luận ngay phía dưới bài viết này nhé!