Sau khi mổ ruột thừa có nên đi lại không? Bao lâu thì đi xe máy được?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nhiều người cho biết sau khi mổ ruột thừa bị ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đặc biệt là giảm sút khả năng vận động hàng ngày. Điều này không khỏi dấy lên mối lo về vấn đề mổ ruột thừa có nên đi lại không? Liệu nó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng vận động và hồi phục sau khi mổ ruột thừa? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây cùng S-Life bạn nhé!

Mổ ruột thừa ảnh hưởng như thế nào đến quá trình vận động?

Về cơ bản thì mổ ruột thừa là một phương pháp phẫu thuật lành tính, giúp loại bỏ đi một bộ phận thừa ra ở ruột để tránh phát sinh những cơn đau bất thường. Tuy nhiên thì sau khi mổ ruột thừa, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng tương đối nhiều tới khả năng có thể vận động trong một thời gian dài. Thậm chí nhiều người còn cho rằng sau khi mổ ruột thừa thì việc đi lại cũng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều nếu không có thời gian nghỉ dưỡng đi kèm.

Vết thương do mổ ruột thừa có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động
Vết thương do mổ ruột thừa có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động

Thực tế thì điều này phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng và sức khỏe của người bị ruột thừa cần phải mổ. Đối với những ai có thể trạng khỏe mạnh, cơ địa hồi phục nhanh thì sẽ không gặp phải quá nhiều khó khăn khi vận động trở lại. Vấn đề nằm ở chỗ là không phải bất cứ ai cũng có thể trạng lý tưởng để yên tâm rằng mình sẽ hồi phục nhanh và có thể vận động được như bình thường.

Từ đó không ít người băn khoăn, rằng mổ ruột thừa có nên đi lại không, hay sau khi mổ ruột thừa bao lâu thì nên bắt đầu vận động để có thể đưa cơ thể trở lại trạng thái như bình thường.

Mổ ruột thừa có nên đi lại nhiều không? Bao lâu thì đi lại được?

Thực tế thì sau khi mổ ruột thừa không nên đi lại nhiều, bởi nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe như:

  • Gây ra cảm giác đau nhức dữ dội xung quanh vết mổ do các vùng cơ bụng phải liên tục di chuyển theo nhịp độ đi lại.
  • Làm ảnh hưởng đáng kể tới khả năng hồi phục, có nguy cơ gây rách vết thương hoặc thậm chí là phải khâu lại vết thương.
  • Các mô cơ bị tổn thương mạnh, khả năng để lại vết sẹo rõ ràng hơn.

Chính vì thế mà bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân không được đi lại quá nhiều sau khi mổ ruột thừa. Chỉ được di chuyển nhẹ nhàng cho tới khi vết mổ lành lại.

Trung bình bạn cần tới 2 tuần để hồi phục sau khi mổ ruột thừa mới đi lại được. Và có thể mất tới 3-5 tuần nếu muốn thực hiện các thao tác di chuyển lên xuống cầu thang, chạy nhảy hoặc quan hệ tình dục như bình thường.

Sau khi mổ ruột thừa không được đi lại quá nhiều
Sau khi mổ ruột thừa không được đi lại quá nhiều

Xem thêm: Thức khuya có tăng cân không?

Mổ ruột thừa bao lâu thì đi xe máy được?

Ở những người có cơ địa khỏe mạnh thì chỉ cần từ 1 – 2 tuần là hồi phục và di chuyển bằng xe máy được. Trong trường hợp thể trạng yếu, thời gian cần thiết sẽ tăng lên từ 3 – 4 tuần để đảm bảo an toàn cho vết mổ.

Mổ ruột thừa xong có được nằm nghiêng không?

Sau khi mổ ruột thừa thì tốt nhất không nên nằm nghiêng bởi nó có thể tạo áp lực lên vết thương, ép và làm xô lệch các mô cơ. Cần duy trì tư thế nằm thẳng cân bằng, hoặc chỉ hơi nghiêng để giảm áp lực lên vùng bụng.

Sau khi mổ ruột thừa tốt nhất không nên nằm nghiêng
Sau khi mổ ruột thừa tốt nhất không nên nằm nghiêng

Mổ ruột thừa bao lâu thì tắm được?

Với phương pháp mổ nội soi, bạn chỉ cần chờ khoảng 2-5 ngày là tắm rửa bình thường. Mổ ruột thừa theo phương pháp truyền thống có thể tăng lên thành 7-10 ngày.

Lựa chọn phương pháp vận động phù hợp để thúc đẩy hồi phục nhanh

Để phục hồi cơ thể nhanh chóng sau khi mổ ruột thừa bạn cần thường xuyên vận động. Một số bài tập phù hợp bao gồm đi bộ chậm, leo cầu thang nhẹ nhàng và tập trên máy chạy bộ.

Đi bộ chậm

Đi bộ chậm là hình thức vận động mà bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện. Tốc độ chậm là an toàn nhất tránh ảnh hưởng tới vết thương, không khiến người tập mất sức. 

Người bệnh nên thực hiện đi bộ trong quà trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Khi vết thương đã lành hẳn, bạn có thể tiến hàng đi bộ chậm trong công viên.

Leo cầu thang nhẹ nhàng tại nhà

Một bài tập khác mà người bệnh vừa phẫu thuật ruột thừa có thể thực hiện là leo cầu thang. Thời điểm lý tưởng để thực hiện bài tập là khi vết thương đã lành để tránh đứt chỉ khâu trong quá trình di chuyển. Nếu cầu thang quá trơn, bạn nên sử dụng dép đi trong nhà để đảm bảo an toàn trong quá trình vận động.

Đi bộ trên máy

Nếu đã xác định là sẽ đi bộ sau khi mổ ruột thừa để cải thiện sức khỏe, bạn cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của máy đi bộ để đạt được hiệu quả hồi phục tốt nhất. Máy đi bộ hiện nay được trang bị các công nghệ AI hiện đại, cho phép người dùng lựa chọn các bài tập vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Đi bộ trên máy sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn
Đi bộ trên máy sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn

Các loại máy đi bộ cũng được trang bị hệ thống băng chuyền chuyển động hiện đại, giảm thiểu tác động lực trong quá trình đi bộ lên vết thương mổ ruột thừa một cách tối đa. Có thể nói rằng máy đi bộ thực sự là thiết bị cần sử dụng để hỗ trợ cho bệnh nhân sau khi mổ ruột thừa. Không cần lo lắng bung chỉ vết mổ, và cũng giúp bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng để hồi phục sức khỏe tốt hơn.

Điều quan trọng nhất là bạn có thể tìm được địa chỉ cung cấp máy đi bộ thực sự chất lượng, có nhiều chương trình hỗ trợ người dùng. Một trong những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường phân phối thiết bị thể thao, vận động và chăm sóc sức khỏe hiện nay là S-Life – Với hàng loạt loại máy đi bộ, máy chạy bộ, massage, máy tập ta,…Đáp ứng nhu cầu sử dụng của đông đảo khách hàng có nhu cầu tập luyện và cải thiện sức khỏe hàng ngày.

Nên tránh những hoạt động nào sau khi mổ ruột thừa?

Khi đã biết mổ ruột thừa có nên đi lại không, bạn nên tránh những hoạt động sau khi vết thương chưa lành:

Chạy bộ

Chạy bộ là hình thức vận động mạnh gây ảnh hưởng tới vết mổ. Vì vậy, người bệnh được khuyến cáo không nên chạy bộ trong thời gian vết thương chưa lành. Kể cả sau khi bình phục, nếu bạn muốn tập những bài cường độ cao cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân không nên chạy bộ
Sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân không nên chạy bộ

Tập tạ 

Dù tập tạ có thể đứng hoặc ngồi tại một vị trí nhưng đòi hỏi cơ thể phải gồng lên để nâng tạ. Điều này có thể làm rách miệng vết thương rất nguy hiểm nên bạn không bên nâng tạ sau khi mổ ruột thừa. 

Những hoạt động mạnh

Một số hoạt động mạnh như bê vác nặng, di chuyển đồ đạc hoặc bế trẻ nhỏ người bệnh nên tránh sau khi phẫu thuật. Nếu muốn làm việc nhà, bạn cần chọn những việc nhẹ nhàng, không cần dùng nhiều sức.

Lái xe

Nhiều chuyên gia khuyến cáo, người vừa tiến hành phẫu thuật không nên lái xe cho tới lần tái khám đầu tiên. Nếu cần di chuyển đi lại, bạn nên thuê xe hoặc nhờ người thân đưa đi sẽ an toàn hơn.

Những lưu ý bệnh nhân cần thực hiện sau khi mổ ruột thừa

Mổ ruột thừa là phẫu thuật đơn giản nên thời gian phục hồi không quá dài. Người bệnh có thể đi lại và vận động sau khoảng 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Vận động nhẹ nhàng sao cho phù hợp với sức khỏe. Tuyệt đối không được chạy nhảy hoặc tập nặng.
  • Tránh làm việc nặng hoặc lao động quá sức.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Không ăn những thực phẩm cay nóng.
  • Nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc.
Người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý
Người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý

Nếu đã biết chính xác sau khi mổ ruột thừa có nên đi lại không, chắc hẳn bạn đọc đã có được lựa chọn an toàn và phù hợp để hồi phục sức khỏe. Liên hệ với S-Life qua hotline 1800 2032 - 091 114 5599 để được tư vấn về sản phẩm hỗ trợ sức khỏe phù hợp ngay từ hôm nay!

712

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo