Nhảy xa là gì? Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi gồm mấy giai đoạn?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Một bài thi đấu nhảy xa có đạt thành tích tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật của vận động viên. Bởi vì, nếu thực hiện sai cách thì không chỉ khó có thể đạt được thành tích như mong muốn, mà còn có nguy cơ chịu chấn thương nghiêm trọng. Vậy thì kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi gồm mấy giai đoạn? Thực hiện như thế nào mới chính xác? Hãy tham khảo bài viết để có câu trả lời.

Nhảy xa là gì?

Nhảy xa (tên tiếng Anh là ‘Long Jump”), là một trong những nội dung thi đấu chính thức tại Olympic thuộc bộ môn điền kinh. Khi thi đấu, vận động viên sẽ thực hiện chạy đà rồi bật nhảy về phía trước từ vạch mốc quy định sao cho đạt được khoảng cách xa nhất.

Đối với môn nhảy xa, những yếu tố quan trọng làm nên thành tích thi đấu tốt đó là tốc độ, sức mạnh và kỹ thuật. Trong đó, yếu tố kỹ thuật luôn được đánh giá cao đặc biệt là khi thi đấu tại những giải lớn.

Nhảy xa hiện nay đang có 3 kiểu thực hiện chính được phân loại theo kỹ thuật tiếp đất đó là:

  • Nhảy xa kiểu ngồi: Kỹ thuật chạy đà và bật nhảy đưa hai chân về phía trước như tư thế ngồi, tiếp đất bằng chân và mông. Đây là kiểu nhảy xa phổ biến nhất sử dụng trong cả luyện tập và thi đấu.
  • Nhảy xa kiểu ưỡn thân: Kiểu nhảy xa sẽ bật nhảy và ưỡn ngực về phía trước khi đang bay trên không, tay chân đánh ra phía sau, cơ thể tạo hình vòng cung.
  • Nhảy xa kiểu cắt kéo: Đây là kiểu nhảy xa mà sau khi rời mặt đất, cơ thể tạo tư thế chân trước chân sau như đang chạy trên không, tay đánh so le với chân và tạo khoảng 2 – 3 bước chạy trên không trước khi tiếp đất.
 Thành tích nhảy xa được tính bằng khoảng cách sau khi bật nhảy
Thành tích nhảy xa được tính bằng khoảng cách sau khi bật nhảy

Phân tích kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi

Nhảy xa kiểu ngồi được xem là hình thức nhảy xa phổ biến nhất được rất nhiều người lựa chọn. Đây là tên gọi của kiểu nhảy xa mà người thực hiện sẽ tạo tư thế ngồi trên không với hai chân duỗi ra phía trước, khớp gối hơi co, thân trên gập lại và tiếp đất bằng gót chân đến mông (giống như ngồi trên mặt phẳng).

Nhảy xa kiểu ngồi là phương pháp đơn giản, tạo tư thế tự nhiên nhất và dễ thực hiện nhất. Vì thế nên kiểu nhảy xa này thường được áp dụng cho người mới tập nhảy xa, người cần luyện tập tăng thành tích hay áp dụng trong các giải thi đấu chuyên nghiệp.

Có 2 điểm khác biệt chính của nhảy xa kiểu ngồi so với các kiểu nhảy xa còn lại đó là:

  • Khi bay trên không: Cơ thể ở trên không với hai chân đưa hoàn toàn về phía trước như đang ngồi chứ không bay người ở tư thế đứng giống như các kiểu nhảy xa khác.
  • Khi tiếp đất: Tiếp đất bắt đầu bằng gót chân, hai chân duỗi thẳng hoàn toàn và ngồi trên hố cát bằng mông thay vì tiếp đất bằng bàn chân như kiểu ưỡn hay kiểu cắt kéo.
 Nhảy xa kiểu ngồi với hai chân và thân người gập về phía trước
Nhảy xa kiểu ngồi với hai chân và thân người gập về phía trước

Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi gồm mấy giai đoạn?

Có nhiều kỹ thuật nhảy xa được các vận động viên áp dụng. Trong đó, nhảy xa kiểu ngồi được thực hiện nhiều nhất. Vậy thì kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi gồm mấy giai đoạn?

Theo chuyên gia, quá trình nhảy có thể được chia ra làm 4 giai đoạn đó là:

Giai đoạn 1: Chạy đà

Chạy đà là để tạo vận tốc lớn giúp vận động viên bật nhảy xa nhất có thể. Đối với các vận động viên Nam, bước chạy đà sẽ thực hiện trong khoảng 38-48m (18-24 bước), còn Nữ là khoảng 32-42m (16-22 bước) để giậm nhảy chính xác vào ván giậm.

Khi chạy đà, có nhiều tư thế bắt đầu như chạy đệm, đi bộ hoặc đứng một chỗ. Thông thường, các vận động viên bắt đầu bằng cách đứng tại chỗ với một chân được đặt vào vạch xuất phát và chân sau chuẩn bị lấy đà tăng tốc.

Bên cạnh đó, kiểu tăng tốc khi chạy đà cũng có hai phương án đó là chạy nhanh ngay từ đầu hoặc chạy nhanh dần cho đến cuối cự ly chạy. Dù lựa chọn cách chạy đà nào, vận  động viên cũng cần phải đảm bảo chân giậm nhảy được đặt vào đúng vị trí quy định và không vượt quá vạch giới hạn.

Cần chạy đà đủ số bước sao cho giậm nhảy đúng vị trí quy định
Cần chạy đà đủ số bước sao cho giậm nhảy đúng vị trí quy định

Giai đoạn 2: Giậm nhảy

Cách giậm nhảy cũng ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của vận động viên. Thông thường, hai kiểu giậm được nhiều người chọn nhất là giậm bằng cả bàn chân hoặc giậm bằng gót chân. Góc độ giậm nhảy lý tưởng nhất là khoảng 70-80 để để đạt góc độ bay 20-240. Ngay khi đặt chân lên ván giậm, vận động viên cần thực hiện lần lượt các động tác:

  • Duỗi thẳng và khóa khớp chân giậm.
  • Co đùi và đưa nhanh chân lăng về phía trước hướng lên trên.
  • Đánh tay phía chân giậm về phía trước hướng lên trên.
  • Gập khuỷu và đánh tay bên chân lăng sang một bên rồi nâng cao vai.
  • Toàn bộ cơ thể khi giậm nhảy ở tư thế bước bộ trên không.

Cần đảm bảo rằng gia tốc và lực tác động lên trọng tâm cơ thể chủ yếu theo phương ngang. Đồng thời, một phần nhỏ gia tốc hướng lên trên theo phương thẳng đứng. Nếu một vận động viên chuyên nghiệp giậm nhảy đúng kỹ thuật thì có thể đạt đến vận tốc tức thì lên đến 9 m/s.

Giậm nhảy thực hiện bằng gót chân
Giậm nhảy thực hiện bằng gót chân

Giai đoạn 3: Trên không

Sau khi giậm nhảy, cơ thể sẽ chuyển động về phía trước theo quỹ đạo ném xiên hình vòng cung. Lúc này, vận động viên cần nhanh chóng chuyển đổi sang tư thế nhảy xa kiểu ngồi. Cụ thể là vận động viên cần đánh chân giậm về phía trước hướng lên trên sao cho song song với chân lăng. Cố gắng duỗi thẳng cả hai chân và hai tay về phía trước sao cho đùi được nâng lên sát với ngực. Tư thế này là để tạo điều kiện để vận động viên có thể giữ thăng bằng khi tiếp đất.

Tư thế trên không khi thực hiện nhảy xa kiểu ngồi
Tư thế trên không khi thực hiện nhảy xa kiểu ngồi

Giai đoạn 4: Tiếp đất

Để tiếp đất an toàn, vận động viên cần nâng đùi lên sát ngực kết hợp với gập người về phía trước. Khi bàn chân chuẩn bị chạm đất, nhanh chóng hạ tay xuống dưới hướng ra sau. Khi gót chân chạm cát, hãy gập chân để phân tán lực tác động đồng thời để chuyển trọng tâm cơ thể xuống thấp. Lưu ý là cần giữ người hướng về phía trước để tránh ảnh hưởng đến thành tích thi đấu.

Giữ người hướng về phí trước khi tiếp đất để không ảnh hưởng thành tích thi đấu
Giữ người hướng về phí trước khi tiếp đất để không ảnh hưởng thành tích thi đấu

Các kỹ thuật nhảy xa khác

Bên cạnh kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi, hai kỹ thuật khác cũng được sử dụng khá phổ biến đó là nhảy xa kiểu ưỡn thân và nhảy xa kiểu cắt kéo. Sự khác biệt của hai kỹ thuật này so với nhảy xa kiểu ngồi nằm ở giai đoạn trên không. Còn các giai đoạn khác đều được thực hiện với kỹ thuật giống nhau.

  • Nhảy xa ưỡn thân: Sau khi giậm nhảy, vận động viên thực hiện tư thế bật lên cao, đưa phần thân người và ngực ưỡn cao để lao về phía trước, hai chân cùng hai tay đưa về phía sau sao cho cơ thể cong thành hình vòng cung.
  • Nhảy xa kiểu cắt kéo: Sau khi giậm nhảy, tiếp tục thực hiện tư thế chạy với các bước chạy ở trên không trung trong 2,5 – 3,5 bước, đồng thời đánh tay thành vòng tròn sole với bước chân để tạo đà bật thật xa về phía trước.
Tư thế khi thực hiện nhảy xa kiểu cắt kéo
Tư thế khi thực hiện nhảy xa kiểu cắt kéo

Một số quy định về nhảy xa trong luật điền kinh

Bên cạnh kỹ thuật nhảy xa, vận động viên cũng cần phải chú ý đến những quy định của giải. Có như vậy thì mới có thể đảm bảo kết quả thi đấu như mong muốn.

Cuộc thi

Nhìn chung, các quy định trong một cuộc thi cần phải phù hợp với luật điền kinh. Trong đó, những quy định chung nhất là:

  • Trình tự thi đấu của các vận động viên được quyết định thông qua quá trình bốc thăm.
  • Trong trường hợp có nhiều hơn 8 vận động viên tham gia thi đấu, mỗi người được nhảy 3 lần. Tiếp đến, 8 người có thành tích tốt nhất được chọn ra để nhảy tiếp 3 lần nữa theo trình tự ngược lại với vị trí trên bảng xếp hạng.
  • Một khi một vận động viên bắt đầu phần thi của mình thì tất cả những người khác không được sử dụng đường chạy.
  • Vận động viên phạm lỗi khi chạm đất phía sau vạch giậm nhảy, giậm nhảy ngoài phạm vi ván, chạm đất phía bên ngoài, đi ngược lại hướng nhảy hoặc biểu diễn nhào lộn trong lúc thi đấu.
  • Thành tích thi đấu được tính bằng vị trí tiếp đất (bằng bất cứ bộ phận nào) gần với ván giậm nhảy nhất.
  • Thành tích thi đấu tốt nhất được sử dụng để quyết định vị trí trên bảng xếp hạng.

Đường chạy đà

Một số quy định liên quan đến đường chạy đà như sau:

  • Đường chạy đà có chiều dài từ 40 – 45 m, chiều rộng 1,22 – 1,25 m và được đánh dấu bằng vạch trắng rộng khoảng 5 cm.
  • Đường chạy đà có độ nghiêng sang bên không quá 1/100 và độ nghiêng toàn bộ không vượt quá 1/1000 hướng chạy đà.
  • Vật đánh dấu được cấp bởi ban tổ chức để hỗ trợ vận động viên thi đấu. Trong trường hợp không được hỗ trợ, vận động viên có thể sử dụng băng dính nhưng không được dùng phấn hoặc đánh dấu không xóa được.
Đường trắng trên đường chạy đà có chiều rộng khoảng 5 cm
Đường trắng trên đường chạy đà có chiều rộng khoảng 5 cm

Những điều cần lưu ý để nhảy xa đạt thành tích tốt

Để quá trình thi đấu mang đến thành tích tốt nhất, vận động viên cần phải đảm bảo những điều sau:

  • Chú ý việc khởi động trước khi thi đấu khoảng 10 – 15 phút để giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
  • Thường xuyên tập luyện kết hợp nhiều bài khác nhau để tăng cường sức mạnh, tốc độ và độ chính xác khi thi đấu.
  • Giữ tinh thần thoải mái trước khi thực hiện bài thi của mình để nâng cao độ chính xác của các động tác nhảy xa.
Cần chú ý đến việc khởi động trước khi thi đấu
Cần chú ý đến việc khởi động trước khi thi đấu

Với bài viết này, bạn đã nắm được kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi gồm mấy giai đoạn. S-life hy vọng rằng thông tin được chia sẻ đủ hữu ích để giúp bạn cải thiện thành tích thi đấu.

2.4k

Bài viết hữu ích ?

Nhảy xa (tên tiếng Anh là ‘Long Jump”), là một trong những nội dung thi đấu chính thức tại Olympic thuộc bộ môn điền kinh. Khi thi đấu, vận động viên sẽ thực hiện chạy đà rồi bật nhảy về phía trước từ vạch mốc quy định sao cho đạt được khoảng cách xa nhất.

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo