- Mặc định
- Lớn hơn
Máy đo huyết áp, mặc dù là thiết bị y tế rất cần thiết để theo dõi sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, nếu chưa từng sử dụng, bạn có thể gặp khó khăn khi đọc các thông số trên máy đo huyết áp. Đặc biệt, một số dòng còn có thêm chỉ số Pulse. Vậy chỉ số Pulse trên máy đo huyết áp là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số Pulse? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.
Chỉ số Pulse trên máy đo huyết áp là gì?
Máy đo huyết áp là thiết bị cần thiết ở mỗi gia đình, dùng để đo và theo dõi lượng huyết áp của con người trong một thời gian nhất định.
Với loại mày chúng ta có thể dễ dàng tự theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân và thành viên trong gia đình. Từ đó, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý và ngăn ngừa khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Hầu hết máy đo huyết áp trên thị trường hiện nay hiển thị 3 chỉ số sau:
- SYS: Chỉ số lớn nhất nằm trên cùng, biểu thị huyết áp tâm thu, hay huyết áp tối đa.
- DIA: Chỉ số nhỏ hơn hiển thị tiếp sau SYS, biểu thị huyết áp tâm trương, hay huyết áp tối thiểu
- PULSE: Chỉ số hiển thị tiếp sau DIA, biểu thị nhịp đập tim mỗi phút.
Tóm lại, chỉ số Pulse trên máy đo huyết áp là gì? Chỉ số Pulse được hiểu là số lần tim co bóp trong vòng một phút. Tim của chúng ta co bóp liên tục và bơm máu lưu thông đi khắp cơ thể. Để thuận tiện cho việc chẩn đoán các vấn đề liên quan đến hoạt động này, trong y học đã đặt ra chỉ số này – chỉ số Pulse.
Chỉ số Pulse ở người trưởng thành khi nghỉ ngơi sẽ dao động từ 60 – 100 nhịp/ phút, tối nhất ở mức 60 – 80 nhịp/ phút. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có thể cao hoặc thấp mức thông thường do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Các yếu tố tác động đến chỉ số Pulse
Sau khi biết được chỉ số Pulse trên máy đo huyết áp là gì, nhiều bạn còn thắc mắc liệu rằng chỉ số này có chịu tác động gì không? Thực tế, chỉ số Pulse chịu nhiều tác động như:
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ thay đổi cũng tác động kết quả khi đo. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ khiến tim bơm máu mạnh, nhanh hơn và khiến nhịp tim tăng 5-10 nhịp mỗi phút.
- Tư thế khi đo: Yếu tố này là một trong nguyên nhân làm sai lệch kết quả. Do đó, trước khi tiến hành đo, hãy dành hơn 5-10 phút nghỉ ngơi.
- Cân nặng: Những người mắc bệnh béo phì hay thừa cân thường có chỉ số Pulse trên máy đo huyết áp cao hơn so với những người thông thường.
- Sử dụng thuốc: Có thể bạn chưa biết rằng các loại thuốc có chứa chất ức chế beta sẽ khiến nhịp tim của bạn chậm lại, trong khi đó thuốc chữa trị tuyến giáp lại là nguyên nhân làm nhịp tim tăng lên. Vì vậy, cần lưu ý liều lượng khi sử dụng những loại thuốc đó nhé!
Cách đo huyết áp đúng dưới chỉ dẫn của Bộ Y tế
Trước khi đo
- Nghỉ ngơi ít nhất 5 – 10 phút trước khi tiến hành đo huyết áp.
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia trước đó 2 giờ.
Trong quá trình đo
- Không nói chuyện hay ăn uống trong lúc đang đo huyết áp.
- Ngồi ghế tựa thoải mái, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay ngang mức với tim, chân chạm sàn, không bắt chéo chân.
- Nên đo thêm huyết áp tư thế đứng ở người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường để xác định có hạ huyết áp tư thế hay không.
- Quấn vừa đủ chặt trên cánh tay, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc gốc 0 của thang đo ngang mức với tim.
- Cần phải xác định vị trí động mạch cánh tay trước khi đo để đặt ống nghe trong trường hợp không có dùng thiết bị đo tự động. Khi không còn thấy mạch đập bơm hơi thêm 30mmHg.
- Cho thoát hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Khi xuất hiện tiếng đập đầu tiên thì đó chính là huyết áp tâm thu, còn khi mất hẳn tiếng đập thì tương ứng với huyết áp tâm trương.
Xem thêm: Tụt huyết áp, tăng huyết áp có nên sử dụng ghế massage?
Những lưu ý khi đo huyết áp
- Ngồi hoặc nằm với tư thế phù hợp (đã được hướng dẫn bên trên). Đồng thời, cần duy trì cơ thể thoải mái, thả lỏng trước khi đo.
- Nếu chưa đo lần nào, bạn nên đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
- Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu chênh lệch trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Lấy trung bình của hai lần đo gần nhất chính là kết quả của huyết áp.
- Không được ăn uống, nhất là các chất kích thích có hại cho sức khỏe và không nói chuyện trong lúc đo huyết áp.
- Đặt vị trí đo huyết áp đúng ở cổ tay, bắp tay theo hướng dẫn bác sĩ.
- Theo dõi, đo huyết áp ít nhất 2 lần trong ngày và cần ghi chép kết quả đo vào sổ, điện thoại để tiện kiểm tra.
- Đầu tư máy đo huyết áp có chất lượng, và đảm bảo có đủ pin trong suốt quá trình đo.
- Trước khi đo huyết áp nên đi vệ sinh.
Huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Huyết áp bình thường: Thường có dao động từ 90/60 mmHg – 140/90 mmHg. Tuy nhiên, huyết áp ở một số người trẻ tuổi có thể đạt 145/95 mmHg. Đây là hiện tượng hết sức bình thường nhé!
Huyết áp cao: Chỉ số huyết áp tâm thu > 140 và chỉ số huyết áp tâm thu > 90.
Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm trương ≤ 90 và chỉ số huyết áp tâm trương ≤ 60. Huyết áp thấp dẫn tới máu cung cấp đủ đến các cơ quan không đủ, đặc biệt là các cơ quan xa như não. Điều này sẽ gây ra các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,..
Hi vọng với chia sẻ về thắc mắc “Chỉ số Pulse trên máy đo huyết áp là gì?” cũng như một số thông tin liên quan đến máy đo huyết áp sẽ có ích cho các bạn. Chúc các bạn sức khỏe, bình an qua dịch bệnh nhé!