Chạy bộ có phải cardio không? Những lưu ý khi chạy bộ 

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Cardio là khái niệm không còn xa lạ với người tập luyện thể thao. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc rằng chạy bộ có phải cardio không? Cần lưu ý những gì khi chạy cardio? Hãy cùng S-Life tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Chạy bộ có phải cardio không?

Cardio là từ viết tắt của Cardiovascular để chỉ những bài tập làm tăng nhịp tim. Vì thế, những bài tập này thường sử dụng nhiều động tác chạy nhảy. Mục đích của hình thức này là giúp cơ bắp săn chắc, giảm mỡ thừa nhanh chóng. 

Cardio không chỉ tập trung vào một nhóm cơ nhất định. Nó đòi hỏi sự vận động và phối hợp của toàn bộ cơ thể. Do đó có thể khẳng định rằng chạy bộ chính là một hình thức vận động của cardio. Ngoài ra, một số bộ môn như đạp xe, nhảy dây, bơi lội,… cũng là cardio.

Xem thêm: Chạy bộ là gì?

Chạy bộ là hình thức tập luyện phổ biến của cardio
Chạy bộ là hình thức tập luyện phổ biến của cardio

Các loại bài chạy cardio phổ biến

Sau khi giải đáp được thắc mắc chạy bộ có phải cardio không, nhiều người sẽ đi tìm những hình thức chạy cardio. Trên thực tế có 2 loại bài chạy cardio là chạy cường độ cao và chạy cường độ thấp.

Chạy cardio cường độ cao

Đặc điểm của loại bài cường độ cao là diễn ra trong thời gian ngắn nhưng sử dụng rất nhiều sức lực. Để tập chạy cardio cường độ cao, bạn thực hiện như sau:

  • Khởi động kỹ tay chân trước khi chạy.
  • Chọn đoạn đường ngắn, rồi chạy nhẹ nhàng trong khoảng 3 – 5 phút để cơ thể quen với bài tập.
  • Dồn sức vào đôi chân rồi chạy nhanh trong khoảng 1 phút, sau đó nghỉ 30 giây để đi bộ chậm cho nhịp tim ổn định.
  • Lặp lại bài tập từ 10 – 15 lần.

Chạy cardio cường độ thấp

Dạng bài chạy cardio này có tốc độ chậm hoặc trung bình, thời gian tập luyện kéo dài từ 20 – 30 phút. Nếu bạn muốn đốt cháy nhiều calo để giúp vóc dáng thon gọn hơn thì cần tăng thời gian tập lên 1 tiếng. 

Chạy cardio cường độ thấp giúp đôi chân thêm săn chắc
Chạy cardio cường độ thấp giúp đôi chân thêm săn chắc

Một số bài chạy đốt mỡ hiệu quả mà không khiến cơ thể bị quá sức là chạy leo dốc và chạy với tạ chân. Trong đó, chạy leo dốc có thể được thực hiện ở rất nhiều nơi như nhà ở, công viên hoặc thậm chí ở công ty. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tập luyện trên mặt dốc tiêu tốn nhiều calo hơn so với trên mặt phẳng.

Hoặc bạn có thể dùng tạ để rèn luyện sức mạnh và độ dẻo dai của đôi chân. Chỉ sau một thời gian tập chạy với tạ, chân của bạn sẽ săn chắc hơn, mỡ thừa ở đùi và bắp chân sẽ giảm đi đáng kể. Mỗi tuần, bạn dành khoảng 3 buổi tập chạy cardio cường độ thấp sẽ sớm đạt được kết quả như ý muốn.

Những lợi ích của chạy cardio mang lại

Phần thông tin bên trên đã giúp bạn biết được chạy bộ có phải cardio không. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về những lợi ích của chạy cardio đối với sức khỏe:

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Chạy bộ cardio yêu cầu toàn bộ cơ thể vận động nên khiến nhịp tim tăng cao. Máu sẽ dồn về tim nhiều hơn, tim phải liên tục co bóp để vận chuyển máu tới các bộ phận. Sau một thời gian, thành mạch và cơ tim sẽ khỏe hơn đồng thời hiện tượng máu vón cục giảm đáng kể.

Đốt cháy calo nhanh chóng

Chạy bộ cardio tiêu hao rất nhiều năng lượng của cơ thể, giúp vóc dáng thon gọn. Chỉ trong vòng 10 – 15 phút, cơ thể có thể đốt tới 200 – 400 calo. Thậm chí, sau khi bài tập kết thúc thì cơ thể sẽ vẫn tiếp tục đốt mỡ. Chính vì những ưu điểm này nên đây chính là hình thức được nhiều người lựa chọn. 

Còn với hình thức chạy cường độ thấp, bạn cần duy trì bài tập từ 30 – 60 phút/ buổi. Sau khoảng 1 tháng tập luyện, phần mỡ ở hông, đùi và bụng sẽ giảm đi thấy rõ.

Chạy bộ cardio đốt cháy rất nhiều năng lượng trong cơ thể
Chạy bộ cardio đốt cháy rất nhiều năng lượng trong cơ thể

Tăng cường trao đổi chất của cơ thể

Nghiên cứu chỉ ra rằng chạy cardio tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể. Người thường xuyên tập bài này sẽ có sức đề kháng tốt hơn, ít bị ho, sổ mũi, nhức đầu,… khi thay đổi thời tiết. 

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Trong quá trình chạy bộ, não bộ tiết ra nhiều endorphin giúp tinh thần vui vẻ. Loại hormone này còn giúp giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi nên đưa bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Nếu bị mất ngủ lâu năm, bạn hãy thử phương pháp tập luyện này để cải thiện tình trạng nhé!

Những lưu ý khi chạy bộ cardio

Khi tìm được câu trả lời chạy bộ có phải cardio không, bạn đã biết những lợi ích của bài tập này đem lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau để việc tập hiệu quả hơn:

Khởi động kỹ trước khi tập luyện

Khởi động là yêu cầu bắt buộc trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào. Mục đích là để cơ khớp co duỗi, tránh tình trạng cứng khớp hoặc chuột rút bất ngờ. Trước tiên, bạn hãy thực hiện xoay cổ tay, cổ chân, hông,… để làm mềm các khớp. Tiếp đến, bạn tiến hành chạy tại chỗ để chân quen với sự thay đổi cường độ vận động.

Xem thêm: Khởi động trước khi chạy bộ

Sử dụng trang phục vừa vặn với cơ thể

Trang phục vừa vặn giúp chân tay cử động thoải mái hơn trong suốt buổi tập. Tránh những bộ quần áo quá chật khiến bạn bị căng tức, khó thở. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn một đôi giày chạy bộ chuyên dụng có phần đệm giảm chấn. Loại giày này có độ bám dính cao, chống trơn trượt gây nguy hiểm.

Trang phục thoải mái giúp bạn tự tin hơn khi tập luyện
Trang phục thoải mái giúp bạn tự tin hơn khi tập luyện

Sắp xếp lịch tập hợp lý

Chạy khiến cơ thể tốn nhiều sức lực, bạn chỉ nên tập khoảng 2 – 3 buổi/ tuần. Nếu chạy cardio cường độ cao thì mỗi buổi tối đa 20 phút tập. Còn nếu chạy cardio cường độ thấp thì không nên kéo dài quá 60 phút. Để cơ thể phục hồi, bạn nên dành ngày cuối tuần để nghỉ ngơi. Việc tập luyện liên tục sẽ khiến bạn nhanh kiệt sức và gặp nhiều chấn thương.

Lựa chọn đường chạy bằng phẳng

Một trong những yếu tố bạn cần quan tâm khi chạy bộ cardio là lựa chọn đường chạy. Mặt đường phẳng, ít chướng ngại vật sẽ an toàn hơn cho bạn. Không nên chạy trên đường sỏi đá sẽ khiến bàn chân bị đau nhức, tăng nguy cơ té ngã gây ra chấn thương.

Tập trung vào nhịp thở

Nhịp thở rất quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả bài tập. Thở sai cách sẽ khiến bạn dễ mất sức nên khó hoàn thành mục tiêu đặt ra. Quy tắc hít thở đúng nhất là hít sâu vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Bạn không nên thực hiện ngược lại sẽ làm bụi bẩn và vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây hại cho hệ hô hấp.

Tập chạy cardio trên máy

Máy chạy bộ sẽ giúp bạn kiểm soát tốc độ tập luyện tốt hơn. Bạn có thể nhanh chóng tăng tốc hoặc giảm tốc để phù hợp với thể trạng cơ thể. Phía tay vịn có nút cảm ứng đo nhịp tim được nối trực tiếp tới màn hình LCD của máy. Điều này giúp bạn theo dõi được chỉ số cơ thể trong suốt buổi tập. 

Chạy bộ trên máy giúp bạn kiểm soát tốc độ bài tập tốt hơn
Chạy bộ trên máy giúp bạn kiểm soát tốc độ bài tập tốt hơn

Thảm chạy nhiều lớp của máy sẽ hấp thụ lực do chân sinh ra trong quá trình chạy. Nhờ đó giảm lực tác động lên đầu gối, ống đồng và cả bàn chân. Nếu bạn đang phân vân chưa biết mua máy chạy bộ ở đâu, hãy tới website của S-Life để xem sản phẩm. Chúng tôi chuyên cung các các thiết bị tập luyện nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Máy chạy bộ có thiết kế năng động phù hợp với những người yêu thích vận động.

S-Life có 45 chi nhánh trên toàn quốc nên bạn có thể tới trực tiếp showroom để trải nghiệm sản phẩm. Nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được chiếc máy như ý. Sau khi mua hàng, bạn sẽ nhận được phiếu bảo hành 5 năm và bảo trì trọn đời. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài của S-Life để được nhận hỗ trợ.

Hy vọng bài viết trên sẽ giải đáp được thắc mắc chạy bộ có phải cardio không của bạn. Để việc tập luyện hiệu quả và an toàn hơn, bạn nên chạy cardio trên máy. Nếu cần đặt mua sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài của S-Life theo số 1800 2032 - 091 114 5599 hoặc 0916.947.557. Hoặc vào website của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin về máy chạy bộ nhé.

185

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo