Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để hồi phục nhanh chóng?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng tương đối phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ ai. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm dù nặng hay nhẹ đều gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh và cần thời gian không ít để có thể hồi phục. Vậy người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, nên kiêng những gì để sức khỏe hồi phục nhanh chóng nhất?

Nguyên nhân và cách nhận biết ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hay trúng thực là một dạng trúng độc do ăn uống, dẫn tới các phản ứng của cơ thể. Thông thường, người bệnh dễ ngộ độc thực phẩm khi ăn phải các thức ăn ôi thiu, nước nhiễm khuẩn, đồ ăn nhiễm độc, các thực phẩm bị biến chất hay có chứa các thành phần chất gây độc cho cơ thể.

Ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều nguyên nhân
Ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều nguyên nhân

Các nguyên nhân có thể gây ngộ độc thực phẩm

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ngộ độc thực phẩm ở các mức độ. Một số nguyên nhân thường thấy nhất gây ra tình trạng ngộ độc gồm:

  • Vi khuẩn Salmonella: gây buồn nôn, choáng váng, tiêu chảy và sốt.
  • Độ tố vi khuẩn Clostridium botulinum: có trong cá ôi thiu, gây ảnh hưởng tới thần kinh trung ương, là nguyên nhân gây tử vong.
  • Độc tố tụ cầu Staphylococcus: có trong thịt gia cầm sống, sữa động vật gây chóng mặt, tiêu chảy, đau đầu.
  • Vi nấm Aflatoxin có trong các loại hạt bị nấm mốc như lạc, hạt điều, ngô, đậu nành, hướng dương,…
  • Ngộ độc do thức ăn chứa sán, ăn gỏi hải sản chưa làm chín.
  • Virus viêm gan A (HAV) và Norwalk trong rau sống, đồ ăn để nguội hay các loại ốc, hến sống tại vùng nước bẩn.
  • Các chất độc, chất bảo vệ thực vật dư thừa trong đồ ăn, các chất phụ gia sử dụng vượt quá hàm lượng an toàn.
  • Ngộ độc do cơ thể dị ứng với một hoặc một số thành phần món ăn.

Dấu hiệu nhận biết bạn bị ngộ độc thực phẩm

Tùy vào mức độ ngộ độc khác nhau mà ở mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau, xảy ra sau vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày ăn khi ăn uống. Thông thường, người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì có thể dễ dàng xác định được tình trạng của mình nhờ vào một số dấu hiệu sau đây.

  • Biểu hiện khác thường sau khi ăn uống một món đồ ăn lạ, có dấu hiệu khác thường trong món ăn.
  • Những người ăn chung cũng có biểu hiện tương tự.
  • Cảm thấy bụng đau quặn dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy liên tục.
  • Ngộ độc do vi sinh vật sẽ cảm thấy đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khát nước, khô môi, mặt mày tím tái, vã mồ hôi, sốt nhẹ.
  • Ngộ độc do thức ăn nhiễm hóa chất còn cảm thấy đau đầu, tim đập nhanh, loạn nhịp, trụy mạch, chóng mặt, khó thở,…
  • Ngộ độc do độc tố tự nhiên trong thức ăn có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường, rối loạn khác như co giật, bất tỉnh.
Người bị ngộ độc thường buồn nôn liên tục
Người bị ngộ độc thường buồn nôn liên tục

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ ăn, uống khi bị ngộ độc thực phẩm có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hồi phục của người bệnh. Vậy bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và nên kiêng những gì?

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Người bị ngộ độc thực phẩm xong có dạ dày chưa ổn định, vì thế chúng ta cần để cho dạ dày được nghỉ ngơi trong khoảng vài giờ sau đó mới bắt đầu ăn uống, hồi phục cơ thể. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì

Ăn các thức ăn nhạt

Người bị ngộ độc thường khá sợ ăn uống và có thể chưa muốn ăn gì vào bụng sau khi bị ngộ độc. Tuy nhiên ăn uống vẫn là nhu cầu thiết yếu, quan trọng để cơ thể có đủ năng lượng chống lại các ảnh hưởng sau khi ngộ độc. Bạn nên bắt đầu với nước thức ăn nhẹ nhàng, ăn nhạt để xoa dịu dạ dày như táo, chuối, bánh mì, cháo loãng, yến mạch,… Sau đó thử sang các món ăn mặn hơn như cơm mềm, khoai tây nghiền, rau củ hầm,…

Nên ăn các món ăn nhạt, lỏng
Nên ăn các món ăn nhạt, lỏng

Bổ sung nước

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm, người bệnh có xu hướng nôn mửa, tiêu chảy và mất nước rất nhiều. Vì vậy điều quan trọng hàng đầu để giúp bệnh nhân giữ được tỉnh táo, hạn chế suy nhược đó là cần giữ nước và bổ sung nước liên tục cho cơ thể.

Bạn hãy cố gắng nhắc nhở bản thân uống thật nhiều nước, chia thành nhiều lần uống, uống thành từng ngụm nhỏ. Ngoài việc uống nước lọc, bạn cũng có thể tích cực bổ sung một số loại đồ uống có lợi khác như nước khoáng, nước dừa tươi, trà thảo mộc không caffeine,…

Uống nước điện giải

Nước điện giải là lựa chọn rất phù hợp dành cho những người chưa biết bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, uống gì. Đây là loại nước giúp bổ sung các ion thiết yếu cho cơ thể được sản xuất từ phương pháp điện phân bằng máy điện giải, bao gồm Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Cl-,…

Nước điện giải được bán dưới dạng bột pha hoặc nước uống tại tất cả các cửa hàng dược phẩm, tiệm thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự pha nước điện giải từ muối, đường và muối nở tại nhà để uống bù nước hàng ngày.

Nước điện giải tốt cho bệnh nhân ngộ độc
Nước điện giải tốt cho bệnh nhân ngộ độc

Bổ sung lợi khuẩn probiotic

Probiotic là các lợi khuẩn rất tốt cho hoạt động của đường ruột và hệ tiêu hóa, đồng thời còn tác dụng tới bộ não, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu trên toàn cơ thể sau khi trúng thực. Bạn có thể hỏi thăm bác sĩ về việc mua và sử dụng một số loại probiotic cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm để tăng cường sức khỏe và ổn định hệ tiêu hóa một cách nhanh chóng.

Uống trà gừng làm dịu dạ dày

Một mẹo rất hay dành cho người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì đó là xoa dịu cảm giác khó chịu với gừng và trà gừng. Trong gừng có tinh chất kháng khuẩn cùng chất giúp làm dịu cảm giác khó chịu khi ngộ độc, xoa dịu dạ dày và giúp hệ tiêu hóa nhanh chóng ổn định hơn.

Bạn có thể sử dụng các gọi trà gừng dạng pha sẵn mua ở tiệm thuốc, hoặc tự làm trà gừng tươi, ấm cho người bệnh. Lấy một miếng gừng nhỏ, làm sạch, đập nhuyễn, đun sôi hoặc hãm cùng nước sôi. Để trà nguội bớt và có thể thêm một chút xíu mật ong, uống khi trà còn ấm là tốt nhất cho dạ dày. 

Uống trà gừng ổn định dạ dày
Uống trà gừng ổn định dạ dày

Bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì?

Bên cạnh các món mà người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì thì có một số loại thức ăn, đồ uống sau đây cần kiêng sử dụng đối với bệnh nhân ngộ độc mà bạn cần nhớ.

Rượu, caffeine

Các loại đồ uống có chứa cồn hay caffein như rượu, cà phê không những không giúp bù nước cho cơ thể mà còn gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tiêu thụ các loại đồ uống này khiến hệ tiêu hóa làm việc vất vả hơn, người bệnh dễ đi tiểu nhiều hơn, mất nước hơn và chậm hồi phục hơn.

Hạn chế các loại đồ uống có cồn
Hạn chế các loại đồ uống có cồn

Đồ ăn cay

Đồ ăn cay khiến cho dạ dày thêm khó chịu, kích ứng và khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, nóng ruột hơn. Thay vì ăn cay, tốt nhất bạn nên cố gắng ăn các món ít gia vị, ăn nhạt trước để cơ thể ổn định hơn sau đó mới ăn tới các món ăn có gia vị mặn dần, tránh các món có quá nhiều gia vị phức tạp. 

Sữa

Một trong số các loại thực phẩm mà người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì cần phải kiêng đó là sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua,… Bệnh nhân sau ngộ độc có hệ tiêu hóa rất yếu, cơ thể tạm thời không thể dung nạp lactose trong sữa. Vì vậy tiêu thụ sữa ngay sau khi ngộ độc dễ sinh ra phản ứng đào thải, gây tiêu chảy, buồn nôn nghiêm trọng hơn.

Các chế phẩm từ sữa không tốt cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm
Các chế phẩm từ sữa không tốt cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Các món ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, xào hay thực phẩm giàu chất béo gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng ở người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì. Trong một số trường hợp, đồ ăn nhiều mỡ cũng khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn hơn, chóng mặt và mất nước nhiều hơn.

Tham khảo ngay: Những người không nên uống cần tây dù tốt cho sức khỏe

Ai có nguy cơ bị biến chứng ngộ độc thực phẩm cao?

Những người bị ngộ độc thực phẩm nếu phát hiện và xử lý đúng cách có thể an toàn và hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, một số đối tượng đặc biệt có thể có nguy cơ bị biến chứng ngộ độc thực phẩm cao, cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt để có phương án xử lý kịp thời như sau.

  • Phụ nữ mang thai: Một số trường hợp ngộ độc do vi khuẩn Listeria được chứng minh rằng có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Vì vậy bà bầu dù gặp bất cứ loại ngộ độc thực phẩm nào cũng cần xử lý và theo dõi thật kỹ lưỡng, thận trọng, thăm khám kỹ lưỡng cho cả mẹ và bé sau ngộ độc.
  • Người lớn tuổi: Người lớn tuổi có hệ miễn dịch đã suy giảm, sức đề kháng kém hơn và chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng không còn đủ khỏe mạnh để chống đỡ với nhiều tình huống ngộ độc thực phẩm. Vì vậy đây là đối tượng dễ gặp biến chứng cao khi ngộ độc, đặc biệt là ngộ độc do các chủng E.coli gây ra xuất huyết, suy thận, suy giảm chức năng gan.
  • Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính: Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính hay đang trong quá trình điều trị bệnh gan, tiểu đường, bệnh tá tràng, bệnh lý về khớp,… có thể gặp các biến chứng nguy hiểm khi ngộ độc thực phẩm với nguy cơ cao hơn người thường. Vì vậy đây cũng là đối tượng bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì cần được theo dõi thật chặt chẽ.
  • Trẻ nhỏ: Trẻ em, trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng rất dễ bị ngộ độc thực phẩm do chưa đủ nhận thức về các món ăn, thức uống an toàn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cơ thể trẻ em dễ phản ứng nghiêm trọng với khuẩn E.coli, gây ra các biến chứng ngộ độc, mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy nhược cơ thể nhanh chóng.
Trẻ nhỏ rất dễ bị biến chứng khi ngộ độc thực phẩm
Trẻ nhỏ rất dễ bị biến chứng khi ngộ độc thực phẩm

S-LIFE Việt Nam hy vọng qua các thông tin trên, bạn đọc đã dễ dàng biết được bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và kiêng gì. Hãy luôn thận trọng trong ăn uống, ăn chín uống sôi để tránh các nguy cơ đáng tiếc làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và gia đình.

91

Bài viết hữu ích ?

Bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên những người có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn đó là người cao tuổi, người đề kháng yếu, người mắc bệnh về máu, người bị suy thận, đái tháo đường, người sống trong các môi trường thiếu vệ sinh,...

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện từ 2 - 48 giờ sau ăn uống và kéo dài trong khoảng 1 - 2 ngày tiếp theo. Một số trường hợp ngộ độc nghiêm trọng có thể cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Ngộ độc mức độ nhẹ có thể thuyên giảm sau khi bệnh nhân nôn và đi ngoài hết. Tuy nhiên ngộ độc nặng hơn mà không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tổn hại đến nhiều cơ quan, thậm chí là tử vong.

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo