- Mặc định
- Lớn hơn
Đau bụng dưới và đau lưng là một tình trạng tương đối phổ biến, thường có xu hướng xảy ra nhiều ở phụ nữ hơn so với nam giới. Hai cơn đau này đôi khi chỉ là một triệu chứng sức khỏe bình thường nhưng cũng có lúc lại có thể là dấu hiệu nhận biết việc mang thai. Vậy chính xác thì phụ nữ đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai hay không?
Bị đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?
Theo các chuyên gia sức khỏe, bị đau bụng dưới và đau lưng là một trong những triệu chứng thường gặp khi mang thai. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa ở chiều ngược lại. Tức là không phải cứ bị đau bụng dưới và đau lưng thì có nghĩa chị em đang mang thai.
Nếu để hỏi bị đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai hay không thì câu trả lời là chưa thể chắc chắn được. Nếu muốn biết bản thân có mang thai hay không, có lẽ chị em sẽ cần thêm nhiều dấu hiệu và phép thử khác hoặc đến các cơ sở y tế để siêu âm, xét nghiệm thì mới có kết quả chính xác nhất.
Bị đau bụng dưới và đau lưng có thể là dấu hiệu của trường hợp nào?
Bị đau bụng dưới và đau lưng vừa là một dấu hiệu khi mang thai cũng vừa là cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một số trường hợp phổ biến sau đây có thể dẫn tới các cơn đau bụng dưới và đau lưng ở phụ nữ.
Mang thai ngoài tử cung
Trường hợp các chị em phụ nữ mang thai nhưng xuất hiện cơn đau bụng dưới với tần suất lớn thì rất có thể đây là một dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Đây là trường hợp phôi sau khi thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà lại đậu ở các vị trí khác như cổ tử cung, buồng trứng, vòi tử cung hay ổ bụng.
Phụ nữ bị mang thai ngoài tử cung sẽ cảm thấy các cơn đau nhức đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai nghiêm trọng ở vùng bụng dưới. Tình trạng đau tăng dần qua từng ngày và cơn đau có thể lan sang những khu vực lân cận. Trong trường hợp này, các chị em cần đi thăm khám và xử lý ngay lập tức để tránh trường hợp phôi thai phát triển, vỡ ra khiến người mẹ bị nguy hiểm tới tính mạng.
Chu kỳ kinh nguyệt đến
Đôi khi việc bị đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không lại chỉ là một dấu hiệu bình thường báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt đến. Thời điểm chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện là lúc tử cung của chị em phải hoạt động co bóp mạnh mẽ để đẩy phần niêm mạc và máu kinh ra ngoài qua đường âm đạo. Hoạt động này của tử cung gây ra các cơn đau tức âm ỉ ở khu vực bụng dưới, vùng thắt lưng và hai bên hông.
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi chuẩn bị tới kỳ kinh nguyệt là một dấu hiệu sinh lý vô cùng bình thường. Tuy nhiên nếu như cơn đau gây khó chịu nhiều hoặc gây ảnh hưởng tới công việc thì có lẽ chị em sẽ cần tới sự hỗ trợ của thuốc giảm đau hay các phương pháp giảm đau khác để giải tỏa cơn đau nhanh chóng.
Xem thêm: Đến tháng có nên chạy bộ không?
Bệnh tụy
Đối với những người bị viêm tụy thì đau bụng dưới và đau lưng cũng sẽ là một trong những dấu hiệu thường gặp. Sở dĩ như vậy bởi vì tụy là cơ quan nằm phía ngay sau dạ dày, vắt qua phần cột sống nên đau tụy có thể dẫn tới đau thắt lưng. Các cơn đau này thường có cảm giác đau khá dữ dội, lan tỏa ra xung quanh kèm theo các biểu hiện khác như tim đập nhanh, loạn nhịp, buồn nôn, sốt cao,…
Bệnh về thận
Sỏi thận là một căn bệnh tương đối phổ biến ngày nay. Căn bệnh này thường do những rối loạn chuyển hóa phát sinh trong cơ thể dẫn đến tình trạng ứ đọng canxi trong nước tiểu và hình thành sỏi trong thận.
Bệnh sỏi thận có thể gây ra các cơn đau nhất định ở vùng đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai, có triệu chứng tương đối giống với cơn đau khi có thai. Tuy nhiên đau lưng do Mỹ sỏi thận sẽ thường đi kèm thêm với một số dấu hiệu khác ví dụ như: tiểu đau, tiểu buốt, khó đi tiểu tiểu rắt, lượng nước tiểu ít,…
U xơ tử cung
U xơ tử cung là một tình trạng mà khá nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Trong một số trường hợp khối u xơ tử cung dính vào phần vách tử cung và xoắn lại gây ra các cơn đau đột ngột ở bụng dưới. Ngoài ra, khối u xơ khi có kích thước lớn cũng sẽ gây chèn ép lên các cơ quan cũng như bàng quang làm chị em cảm thấy đau tức bụng, khó chịu khi đi tiểu và nhầm lẫn rằng đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không.
Căn bệnh phụ khoa
Một số căn bệnh phụ khoa cũng có thể gây ra các cơn đau bụng dưới và đau thắt lưng ở phụ nữ. Lúc này, tốt nhất là chị em nên đi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để phát hiện và xử lý kịp thời các căn bệnh này. Đau bụng dưới do bệnh phụ khoa thường là các cơn đau âm ỉ, có lúc dữ dội, kèm theo triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo, tiểu buốt, chảy máu khi quan hệ,…
Nhiễm trùng tiết niệu
Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ có thể gây ra các cơn đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không cùng nhiều triệu chứng khác. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu khi thấy nước tiểu có mùi khác thường, màu nước tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát hoặc cảm thấy xót khi đi tiểu.
Những dấu hiệu nhận biết có thai hay không?
Các chuyên gia sức khỏe cho biết bị đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không chưa chắc đã cho chị em một câu trả lời chính xác. Hai biểu hiện này tuy đúng nhưng chưa đủ để kết luận rằng chúng ta đã mang thai.
Thông thường phụ nữ khi bắt đầu mang thai sẽ có thể nhận thấy những dấu hiệu phổ biến trên cơ thể như sau:
- Chậm kinh.
- Đau bụng, dưới đau lưng.
- Bị chuột rút.
- Âm đạo tiết nhiều dịch hơn bình thường.
- Ra máu báo thai.
- Bị căng tức ngực.
- Mệt mỏi, chán ăn.
- Dễ buồn nôn, nhạy cảm với mùi của thức ăn.
- Đi tiểu nhiều lần hơn.
Khi có bất cứ nghi ngờ nào về việc bản thân mình mang thai chị em có thể mua que thử thai ở tiệm thuốc để tự kiểm tra tại nhà. Đây là phương pháp tự kiểm tra nhanh chóng an toàn và cho kết quả chính xác rất cao. Chị em nên thực hiện kiểm tra với que thử thai cách ngày quan hệ khoảng 10 – 14 ngày hoặc sau khi trễ kinh 3 – 5 ngày để có kết quả chuẩn nhất.
Giảm đau lưng khi mang thai bằng cách nào?
Phụ nữ mang thai đặc biệt là khi thai nhi ngày càng lớn hơn thì áp lực lên vùng chậu cũng lớn theo, dẫn tới các cơn đau thắt lưng và vùng bụng dưới. Lúc này, để giảm bớt các dấu hiệu đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không, mẹ bầu có thể thử tham khảo một số mẹ sau đây.
- Giữ tư thế đúng để giảm áp lực lên lưng: ngồi kê chân, đi đứng thẳng người, không khom lưng; đầu gối thả lỏng khi bước đi, vai xuôi tự nhiên, ưỡn ngực và đỡ lưng khi thai nhi lớn.
- Hạn chế mang vác, bê đồ. Nếu nhặt đồ dưới đất thì không gập người mà nên giữ lưng thẳng, ngồi xổm xuống và nâng vật bằng lực chân.
- Nằm ngủ nghiêng để tăng tuần hoàn máu, giảm áp lực lên thắt lưng và tạo cảm giác thoải mái nhất cho giấc ngủ của mẹ bầu.
- Massage lưng cho mẹ bầu để giảm đau lưng đau bụng khi đã qua 3 tháng đầu thai kỳ.
- Tập các bài tập nhẹ nhàng dành riêng cho mẹ bầu để giúp cơ thể dẻo dai hơn và hạn chế đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cho bà bầu như đệm lưng, đệm lót ngồi, giày đế bằng, đai đỡ bụng hay ghế kê chân.
Trên đây là những giải đáp của S-life cho câu hỏi đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không mà nhiều chị em đang thắc mắc. Nếu như vẫn còn nghi ngờ về việc bản thân mang thai, chị em hãy thử kiểm tra thêm nhiều dấu hiệu khác và tới thăm khám trực tiếp với bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất.