Namaste là gì? Ý nghĩa của câu Namaste trong yoga

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Namaste là khái niệm cơ bản đầu tiên những người tiếp xúc với Yoga cần biết. Đây thực chất là một câu chào trong Yoga, nhưng ý nghĩa thực sự của Namaste là gì? Bài viết dưới đây sẽ bật mí câu trả lời cho bạn đọc.

Namaste là gì?

Nhiều người còn khá lạ lẫm chưa biết Namaste là gì. Trong tiếng Phạn, “nama” có nghĩa là cúi đầu, “as” nghĩa là tôi, “te” là để chỉ bạn. Vậy dịch Namaste sát nghĩa là “Tôi cúi đầu chào bạn”. Đây là một cách chào thể hiện sự tôn kính, xã giao khi gặp gỡ giữa những người trong cùng lớp Yoga

Namaste là câu chào thể hiện sự tôn kính trong tôn giáo Ấn Độ
Namaste là câu chào thể hiện sự tôn kính trong tôn giáo Ấn Độ

Ngoài nghĩa này ra, Namaste còn có những ý nghĩa khác như:

  • Xin chào
  • Chào mừng bạn
  • Tôi thấy bạn
  • Tôi tôn trọng bạn
  • Chúng ta là một
  • Chúng ta bình đẳng
  • Chia tay hay tạm biệt

Khi nói câu này sẽ kết hợp cùng hành động chắp tay càng thể hiện sự tôn kính. Đồng thời nó còn mang tính lễ nghi tôn giáo của xã hội Ấn Độ.

Namaste là từ cổ có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo từ thời kỳ Vệ Đà. Từ hàng ngàn năm trước từ này được sử dụng như một lời chào. Theo thời gian, Namaste ngày càng có nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng cốt lõi vẫn là thể hiện sự kính trọng. Namaste ngày càng phổ biến ở phương Tây vì số lượng người quan tâm tới bộ môn Yoga và thiền ngày càng đông.

Namaste có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo từ thời kỳ Vệ Đà
Namaste có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo từ thời kỳ Vệ Đà

Vai trò của Namaste trong bộ môn Yoga

Vai trò của Namaste là gì trong bộ môn Yoga? Trong Yoga, Namaste thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa người học và giảng viên. Vì vậy không chỉ học viên mới cúi chào kiểu này với thầy, mà thầy dạy yoga cũng cúi chào như thế với học viên. Nó còn thể hiện sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp với nhau. Câu chào Namaste Yoga sẽ càng gắn kết mọi người lại theo một cách tự nhiên, đơn giản.

Lớp học Yoga trở nên bình đẳng, trân trọng và tôn trọng lẫn nhau. Điều này tạo sự thoải mái và dễ chịu cho bạn mỗi lần tới đây tập luyện. Người dạy cũng cảm thấy yêu nghề và có cảm hứng truyền dạy hơn.

Ý nghĩa của Namaste Yoga

Tuy chỉ là một câu chào đơn giản của người Ấn Độ, nhưng ý nghĩa của Namaste là gì? Có thể nói Namaste có vai trò quan trọng, là sự mở đầu cho mọi câu chuyện trong đời sống thường ngày.

Ý nghĩa của từng động tác trong Namaste là gì? Sau đây là lý giải chi tiết:

  • Chắp tay trước ngực gần luôn xa tim là để tăng lòng yêu thương thiêng liêng
  • Cúi đầu và nhắm mắt là hai hành động tập trung kết nối với thần linh bên trong chính con người bạn

Việc thực hiện Namaste với bản thân cũng là một kỹ thuật thiền định để đi sâu, kết nối với luân xa ở tim. Còn khi bạn thực hiện với người khác là thể hiện sự kết nối với họ.

Cách chào này không chỉ phổ biến ở Ấn Độ mà còn được ứng dụng nhiều ở Thái Lan, đất nước của Phật giáo. Đây là hình thức đặc biệt, thể hiện sự tôn trọng với người đối diện và với chính bản thân. 

Nhiều người phương Tây sau khi biết tới Yoga, thiền thì họ hiểu được Namaste là gì. Họ thường nói từ Namaste cùng với cử chỉ cúi đầu. Còn ở Ấn Độ, chỉ cần hành động là đủ hiểu đây chính là Namaste,  không cần phải nói ra.

Ý nghĩa triết học của Namaste

Nhiều người hẳn chưa biết ý nghĩa triết học của Namaste là gì. Theo đó, ý nghĩa này xuất phát từ kinh Vệ Đà, người ta tin rằng trong mỗi con người đều có thần linh trú ngụ. Vì vậy động tác Namaste không chỉ đơn thuần là cúi chào người đối diện, nó còn là sự cúi chào thần linh trong bạn. 

Khi thần linh bên trong con người nhận được sự tôn thờ và kính trọng thì chính bản thân bạn sẽ cảm thấy trân trọng mình hơn. Bạn sẽ yêu quý con người mình, sống thiện lành, nhân ái và vị tha hơn. Bởi bạn luôn nghĩ rằng sâu bên trong có một vị thần cao quý cai quản và giám sát mình.

Namaste còn là sự cúi chào thần linh trong chính con người bạn
Namaste còn là sự cúi chào thần linh trong chính con người bạn

Xem thêm: Vinyasa yoga là gì?

Ý nghĩa tinh thần của Namaste

Bên cạnh ý nghĩa triết học thì ý nghĩa tinh thần của Namaste là gì? Khi bạn tham gia một cộng đồng mới, để hòa nhịp với mọi người bạn cần thể hiện sự cởi mở và thân thiện. Câu chào Namaste chính là cách để bạn bắt chuyện cùng mọi người, thể hiện sự hòa đồng của mình.

Khi nhận được sự trân trọng của người khác bạn sẽ càng thấy vui và muốn gắn bó với tập thể nhiều hơn. Điều này tạo sự thoải mái, bình đẳng, tôn trọng và yêu thương giúp mọi người gần nhau. Cùng nhau tập luyện, chia sẻ và trao đổi về cuộc sống thường ngày.

Cách thực hiện động tác chào Namaste  Yoga đúng

Thực hiện chào Namaste Yoga như thế nào đúng cách? Theo dõi 2 cách chào phổ biến nhất dưới đây. 

Cách 1

Namaste không đơn giản chỉ là một lời chào mà còn là một văn hoá cực kỳ quan trọng với nhiều người Ấn Độ nói riêng và với những người luyện tập bộ môn Yoga nói chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện động tác chào Namaste Yoga đúng cách, để diễn tả sự chân thành, tôn vinh bản thân. 

Trên thực tế, ngay cả những người dân ở nơi nguồn gốc của lời chào này cũng cho biết không có một quy ước hay quy định nào về cách thực hiện động tác chào Namaste. Vì thế, chỉ đơn giản là bạn biết cách thực hiện lời chào bằng cả sự tôn trọng, chân thành, cùng lòng biết ơn sâu sắc và phát âm rõ ràng, đúng ngữ nghĩa. 

Khi thực hiện động tác chào Namaste Yoga bạn sẽ úp 2 bàn tay với nhau, sau đó đặt thẳng phía trước ngực, miệng cười mỉm một cách nhẹ nhàng, mắt nhắm lại, đồng thời cúi đầu về phía trước. Nhiều ý kiến cho rằng, bạn càng cúi sâu càng thể hiện sự tôn trọng một cách chân thành. Tuy nhiên, bạn vẫn không cần để ý quá nhiều vấn đề này mà chỉ cần cúi người nhẹ nhàng tới người đối diện. 

Cách 2 

Ngoài cách chào trên, Namaste còn có một cách thực hiện khác. Thay vì đặt tay trước ngực, bạn sẽ tiến hành chắp 2 tay lại với nhau và đặt lên phần giữa trán. Từ từ cúi đầu xuống và đưa tay từ trán xuống trước ngực. 

Cái chắp tay đều 2 tay chính là thể hiện sự kính trọng vô cùng ý nghĩa và sâu sắc với người đối diện. Đó cũng chính là cách mà trong các lớp học Yoga bạn thường thấy cô giáo hoặc học viên sau khi kết thúc toàn bộ buổi tập thường thực hiện. 

Tại Ấn Độ, thông thường khi gặp nhau bạn chỉ cần thực hiện lời chào Namaste, không cần một lời nói nào cũng được hiểu như một lời hỏi thăm vào chào hỏi cực kỳ ý nghĩa và tôn trọng với người đối diện.

Có hai kiểu chào Namaste nhưng ý nghĩa thì đều như nhau
Có hai kiểu chào Namaste nhưng ý nghĩa thì đều như nhau

Nên thực hiện Namaste khi nào?

Sau khi hiểu được ý nghĩa của Namaste là gì hẳn bạn đã biết thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện nó trong lớp Yoga là lúc bắt đầu và kết thúc bài tập. Giáo viên và học trò thực hiện động tác này để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, biết ơn nhau. Động tác này cũng là để nhắc nhở các học viên kết nối với nhau, sống hòa thuận và yêu thương bằng cả trái tim.

Ngoài việc thực hành Namaste trong phòng tập bạn cũng có thể dùng ngoài phòng tập khi gặp người rất thân quen, người bạn cực kì kính trọng. Động tác chào này thường được các phật tử thực hành với nhà sư. Nếu bạn thường xuyên lui tới đình chùa thì cũng nên dùng cách chào này với các sư thầy và tăng ni.

Không nên thực hiện Namaste khi nào?

Dù Namaste là cử chỉ quen thuộc trong Yoga nhưng đây không phải là hình thức bắt buộc. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái có thể bỏ qua. Giống như khi cơ thể bạn luyện tập các động tác khó nhưng chưa sẵn sàng thì cũng chưa thể thực hành được. Khi bạn thực sự hiểu ý nghĩa của Namaste là gì bạn sẽ muốn thực hiện nó một cách tự nguyện, lúc đó mới phát huy hết được ý nghĩa nhân văn của nó. 

Thay vì nói Namaste bạn có thể thay bằng những câu như “Xin cảm ơn”, “Tôi tôn trọng bạn”, “Tôi đánh giá cao bạn”,… Tất cả câu này đều thể hiện ý nghĩa tương tự câu Namaste. Nếu bạn là người yêu thích vận động thì ngoài tập Yoga ra, bạn có thể tham khảo tập chạy bộ trên máy để rèn luyện thể lực và cả cơ bắp.

Khi bạn thực sự thoải mái thì hãy thực hiện Namaste, đừng gắng ép buộc mình
Khi bạn thực sự thoải mái thì hãy thực hiện Namaste Yoga, đừng gắng ép buộc mình

Qua bài viết này, bạn đã trả lời được thắc mắc Namaste là gì. Hy vọng bạn sẽ càng thêm yêu bộ môn Yoga vì sự kết nối tinh thần của nó mang lại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập luyện thể lực trên các dòng máy tập tại nhà để cân bằng sự dẻo dai với sức mạnh tổng thể. Nếu có nhu cầu mua các thiết bị tập luyện, hãy liên hệ với S-Life theo số 1800 2032 - 091 114 5599. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ và đem tới những sản phẩm tốt nhất.

757

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo