Bảng chiều cao cân nặng chuẩn từ 0 đến 18 tuổi của WHO

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Có được vóc dáng cân đối luôn là mong ước của nhiều người. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một cân nặng tiêu chuẩn, phù hợp với chiều cao. Dựa vào bảng chiều cao cân nặng chuẩn, bạn sẽ biết được mình đang thừa hay thiếu cân để từ đó đưa ra được biển pháp cải thiện vóc dáng. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về vấn đề này bạn nhé!

Chiều cao cân nặng chuẩn là gì?

Vóc dáng cân đối, săn chắc luôn là điều mà ai cũng mong muốn. Nhiều người sẽ chỉ chú tâm đến chiều cao, cân nặng tăng hay giảm mà quên mất rằng vóc dáng cơ thể mới thực sự là yếu tố quyết định. Cách chuẩn xác nhất để chúng ta xác định được mình đang thừa cân, gầy hay bình thường là dựa vào tỷ lệ cơ thể. 

Mỗi người sẽ có một tỷ lệ cân nặng chuẩn riêng
Mỗi người sẽ có một tỷ lệ cân nặng chuẩn riêng

Tỷ lệ cơ thể là sự tương ứng giữa chiều cao và cân nặng của mỗi người. Với mỗi chiều cao nhất định, sẽ có mức cân nặng phù hợp để tạo nên một thân hình “chuẩn”. Vì thế, mỗi người sẽ có một tỷ lệ cân nặng chuẩn. 

Và để xác đinh chiều cao cân nặng chuẩn, người ta sẽ áp dụng tính bằng công thức BMI. BMI là viết tắt của cụm từ Body Mass Index, hay còn gọi là chỉ số thể trọng, được sử dụng rất phổ biến để đánh giá mức độ cân đối giữa cân nặng – chiều cao của một người.

Công thức tính chỉ số BMI: BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao x 2) (m2).

Dựa trên chỉ số này, có thể phân loại mức độ cân đối của hình thể như sau:

  • Người đang thiếu cân: BMI sẽ dưới 18.5.
  • Người có cân nặng bình thường: BMI từ 18.5 – 22.9.
  • Người đang bị thừa cân: Chỉ số BMI từ 23 – 24.9.
  • Nguời béo phì: Chỉ số BMI trên 25.

Ví dụ, nếu bạn có chiều cao khoảng 1m69 thì cân nặng chuẩn phải nằm trong ngưỡng từ 47,36kg – 58,62 kg. Nếu bạn đang dưới 47kg, cơ thể bạn đang quá gầy so với chiều cao. Nếu bạn nặng quá 59kg, bạn cần giảm cân 1 chút thì mới đạt tỷ lệ cơ thể chuẩn.

Cách tính bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo BMI
Cách tính bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo BMI

Xem thêm: Nhảy dây có tăng chiều cao?

Chiều cao cân nặng chuẩn từ 0 đến 18 tuổi

Dựa trên cách xác định chỉ sổ BMI trên, bạn có thể biết được bản thân đang thuộc đối tượng nào để có những điều chỉnh giúp duy trì mức cân nặng. Dưới đây sẽ là một số thông tin về chuẩn của người trưởng thành ở cả nam và nữ bạn có thể tham khảo để điều chỉnh lại cân nặng hợp lý hơn.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho thai nhi

Dưới đây là bảng chi tiết chiều cao và cân nặng chuẩn cho thai nhi được WHO – Tổ chức Y tế Thế giới cung cấp, bố mẹ có thể tham khảo để theo dõi sức khoẻ của con. 

Thai nhi từ 8-20 tuần tuổi

Tuổi thai nhi  Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần 8 1.6 1
Tuần 9 2.3 2
Tuần 10 3.1 4
Tuần 11 4.1 45
Tuần 12 5.4 58
Tuần 13 6.7 73
Tuần 14 14.7 93
Tuần 15 16.7 117
Tuần 15 18.6 146
Tuần 17 20.4 181
Tuần 18 22.2 222
Tuần 19 24.0 272
Tuần 20 25.7 330

Thai nhi từ 21-32 tuần tuổi

Tham khảo chiều dài và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi từ 21 – 32 tuần tuổi giúp bố mẹ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi hiệu quả. 

Tuổi thai nhi  Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần 21 27.4 400
Tuần 22 29 476
Tuần 23 30.6 565
Tuần 24 32.2 665
Tuần 25 33.7 756
Tuần 26 35.1 900
Tuần 27 36.6 1000
Tuần 28 37.6 1100
Tuần 29 39.3 1239
Tuần 30 40.5 1.396
Tuần 31 41.8 1.568
Tuần 32 43.0 1.755

Thai nhi từ 33 đến 40 tuần tuổi

Bảng chiều dài và cân nặng của các bé thai nhi từ 33 đến 40 tuần tuổi theo tổ chức Y tế thế giới WHO, bố mẹ có thể tham khảo. 

Tuổi thai nhi  Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần 33 44.1 2000
Tuần 34 45.3 2200
Tuần 35 46.3 2200
Tuần 36 47.3 2.600
Tuần 37 48.3 2.800
Tuần 38 48.3 3.000
Tuần 39 50.1 3.186
Tuần 40 51.0 3.338

Bảng chiều cao cân nặng bé gái và trai từ 0-10 tuổi

Bé trai  Tuổi  Bé gái
Cân nặng (kg) Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD -2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
2.5 3.3 4.4 46.1 49.9 53.7 0 tuổi  2.4 3.2 4.2 45.4 49.1 52.9
7.7 9.6 12 71 75.7 80.5 1 tuổi 7 8.9 11.5 68.9 74 79.2
9.7 12.2 15.3 81.7 87.8 93.9 2 tuổi 9 11.5 14.8 80 86.4 92.9
11.3 14.3 18.3 88.7 96.1 103.5 3 tuổi 10.8 13.9 18.1 87.4 95.1 102.7
12.7 16.3 21.2 94.9 103.3 111.7 4 tuổi 12.3 16.1 21.5 94.1 102.7 111.3
14.1 18.3 24.2 100.7 110.0 119.2 5 tuổi 13.7 18.2 24.9 99.9 109.4 118.9
15.9 20.5 27.1 106.1 112.9 125.8 6 tuổi 15.3 20.2 27.8 104.9 115.1 125.4
17.7 22.9 30.7 111.2 121.7 132.3 7 tuổi 16.8 22.4 31.4 109.9 120.8 131.7
19.5 25.4 34.7 116.0 127.3 138.6 8 tuổi 18.6 25.0 35.8 115.0 126.6 138.2
21.3 28.1 39.4 120.5 132.6 144.6 9 tuổi 20.8 28.2 41.0 120.3 132.5 144.7
23.2 31.2 45.0 125.0 137.8 150.5 10 tuổi 23.3 31.9 46.9 125.8 138.6 151.4

Chú thích: 

– Dưới -2SD: thuộc suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi

– TB: Đạt trung bình chuẩn 

– Trên +2SD: Tình trạng thừa cân béo phì (theo cân nặng) ; rất cao (theo chiều cao) 

Đây là bảng tổng hợp giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 10 tuổi về chiều cao, cân nặng, trí thông minh. Bảng trên được tổng hợp theo chuẩn WHO giúp các bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi tình hình sức khoẻ của con phù hợp. 

Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 10-18 tuổi

Đây cũng là một trong những giai đoạn phát triển rất quan trọng của mỗi trẻ. Hơn nữa, giai đoạn này cũng là giai đoạn cuối cùng để bé có thể phát triển chiều cao toàn diện. Vì thế, đặc biệt cần quan tâm tới chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cũng như kiểm soát chiều cao, cân nặng phù hợp. 

Dưới đây là bảng cân nặng và chiều cao lý tưởng cho trẻ từ 10 – 18 tuổi theo CDC bố mẹ có thể tham khảo. 

Nam giới  Nữ giới 
Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Chiều cao (cm) Cân nặng (kg)
140 34.3 – 50.2 140 34.3 – 50.4
142 36.7 -51.6 142 35.3 -51.8
145 38.3 – 53.8 145 36.8 – 54.0
147 39.3 – 55.3 147 37.8 – 55.5
150 41.0 – 57.6 150 39.4 – 57.8
152 42.0 – 59.1 152 40.4 – 59.4
155 43,7-61,5 155 42.0 – 61.7
157 44.9 – 63.1 157 43.1 – 63.3
160 46.6 – 65.5 160 44.8 – 65.8
162 47.8 – 67.2 162 45.9 – 67.4
165 49.5 – 69.7 165 47.6 – 70.0
170 52.6 -74.0 170 50.6 – 74.3
173 54.5 -76.6 173 52.4 -76.9
175 55.7 – 78.4 175 53.6-78.7
178 57.7 – 81.1 178 55.4 -81.4
180 59.0 -82.9 180 56.7 – 83.3
183 60.9 – 85.7 183 58.6 – 86.1

Để tăng chiều cao theo mong muốn của mình, bạn cần nên tập bơi lội thường xuyên để tăng chiều cao trong vào vài tuần không mất quá nhiều thời gian. Xem ngay bơi lội bao lâu thì tăng chiều cao? Cách bơi tăng chiều cao hiệu quả

Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho bé

Làm thế nào để đo chiều cao cho bé chuẩn nhất, đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Bởi ai cũng muốn con phát triển khỏe mạnh và điều kiện tốt nhất. Tham khảo cách đo chiều cao chuẩn dưới đây:

Đối với bé dưới 2 tuổi

Đây là giai đoạn cần thiết để bổ mẹ theo dõi chiều cao của con. Cụ thể, có thể dùng thước chuyên dụng theo hướng dẫn: 

  • Để bé nằm ngửa trên một mặt phẳng, mắt hướng lên trần nhà, đầu giữ thẳng. 
  • Đặt cạnh thước vào phần đầu. 
  • Giữ chân bé thật thẳng. 
  • Đặt thước đo từ đầu đến chân và ghi lại kết quả. 
  • Với bé dưới 2 tuổi, nên đo chiều cao khoảng 1 tháng 1 lần để theo dõi sự phát triển của bé xem có khoẻ mạnh hay gặp vấn đề gì hay không. 

Đối với bé trên 2 tuổi

Tương tự như các bé dưới 2 tuổi, trên 2 tuổi thì  bé có phần lớn hơn một chút, nên đã hợp tác với bố mẹ phần nào. Bạn có thể sử dụng thước đo chuyên dụng và đảm bảo lưu ý sau: 

  • Đặt thước dựng đứng, vuông với góc sàn, phần vạch số 0 cần sát với sàn. 
  • Để trẻ đứng sát tường và bắt đầu đo
  • Không để trẻ mang giày hay dép, đứng thẳng, chân không. 
  • Mắt nhìn thẳng, người áp sát tưởng; 
  • Sau đó đo kết quả và đọc to. 

Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ

Sau khi đo được cân nặng và chiều cao thì việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến chỉ số đó của con là vô cùng quan trọng. Bảng chiều cao cân nặng đã được chia sẻ đầy đủ trên đây, đây là bảng đáng tin cậy nhất được cung cấp từ tổ chức Y tế thế giới WHO. Vậy làm thế nào để tra cứu? 

Đối với trẻ từ 0-10 tuổi

Với trẻ ở giai đoạn này, bạn có thể hiểu rằng trẻ còn muốn khám phá rất nhiều điều xung quanh mình. Vì thế, đừng quá lo lắng khi con chưa đạt được chiều cao và cân nặng như đạt tiêu chuẩn. 

  • Nếu chỉ số của con < -2SD nghĩa là con đang có nguy cơ suy dinh dưỡng. 
  • Nếu chỉ số của con < -2SD với chiều cao trung bình có nghĩa là con đang gặp tình trạng thấp còi. 
  • Còn nếu nếu chỉ số của con < -2SD thì con đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng. 

Đối với trẻ từ 10-18 tuổi

Đây là độ tuổi đã cứng cáp, nhưng việc theo dõi các chỉ số cân nặng chiều cao cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn này sẽ cần quan tâm đến chỉ số BMI ( Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể. Đây là chỉ số giúp bố mẹ xác định được con bình thường hay béo phì hay suy dinh dưỡng. 

Tìm hiểu: 16 tuổi còn tăng chiều cao được không

Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ qua chỉ số BMI
Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ qua chỉ số BMI

Những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao cân nặng chuẩn

Hiện nay, có thể thấy vấn đề chiều cao cân nặng ở Việt Nam được rất nhiều người quan tâm. Không chỉ liên quan đến vóc dáng cân đối mà việc biết được tỷ lệ chuẩn của cơ thể và rèn luyện cũng là cách để bạn cải thiện sức khỏe. 

Có rất nhiều yếu tố quyết định chiều cao và cân nặng như: di truyền (23%), dinh dưỡng (32%), sự rèn luyện thân thể (20%), yếu tố môi trường xung quanh… 

Gen di truyền

Gen di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, sự tăng trưởng thể chất và tầm vóc của người chỉ chịu ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền, còn lại sẽ phụ thuộc vào quá trình phát triển.

Chế độ dinh dưỡng

Như đã đề cập đến, chế độ dinh dưỡng sẽ đóng góp đến 32% trong sự phát triển chiều cao cân nặng của mỗi người. Nếu chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu hụt hoặc dư thừa sẽ đều ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng. Do đó, nếu muốn giảm cân hay duy trì vóc dáng, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Chế độ dinh dưỡng sẽ đóng góp đến 32% trong sự phát triển chiều cao cân nặng
Chế độ dinh dưỡng sẽ đóng góp đến 32% trong sự phát triển chiều cao cân nặng

Cường độ vận động tập luyện

Cường độ và phương pháp vận động sẽ chi phối khoảng 20% ​​sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Bởi tập thể dục thường xuyên sẽ củng cố cơ và xương giúp bạn duy trì trọng lượng hợp lý và đồng thời đốt chát mỡ thừa hiệu quả. 

Mỗi ngày bạn nên dành ra ít nhất một giờ để tập luyện thể dục thể thao. Có thể chọn tập các bài tập tăng cường sức mạnh chẳng hạn như chống đẩy hoặc thực hiện các bài tập linh hoạt như yoga, các hoạt động thể dục nhịp điệu như chạy bộ, nhảy dây hoặc đi xe đạp.

Môi trường xung quanh

Yếu tố môi trường sống xung quanh ảnh hưởng khoảng 25% đến sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng tự nhiên. Trong đó, ảnh hưởng của giấc ngủ đến chiều cao thông qua các hormone tăng trưởng.  Vì vậy, việc ngủ sớm rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao tự nhiên.  Cơ thể tiết ra càng nhiều hormone tăng trưởng thì càng tố để phát triển chiều cao.

Môi trường sống xung quanh ảnh hưởng khoảng 25% đến sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng
Môi trường sống xung quanh ảnh hưởng khoảng 25% đến sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng

Và đặc biệt, khi chúng ta sống trong một môi trường sống an toàn, không có mầm bệnh cũng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, hỗ trợ phát triển chiều cao tốt hơn.

Cách cải thiện chiều cao và cân nặng hiệu quả

Việc duy trì chiều cao cân nặng chuẩn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ giúp cải thiện thể chất, tinh thần mà còn giúp bạn thêm tự tin và lạc quan hơn trong cuộc sống. Và nếu bạn cần giảm một vài cân để đạt được chiều cao cân nặng lý tưởng, đây là một số cách sẽ giúp bạn đạt được điều đó:

Xây dựng thói quen tập thể thao từ sớm

Bạn nên tự xây dựng cho mình một mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 đến 40 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 150 phút mỗi tuần. Chế độ tập luyện nên bao gồm các bài tập có lợi cho sức khỏe, rèn luyện sức bền… Có thể chọn tập các bài tập tăng cường sức mạnh chẳng hạn như chống đẩy hoặc thực hiện các bài tập linh hoạt như yoga, các hoạt động thể dục nhịp điệu như chạy bộ, nhảy dây hoặc đi xe đạp.

>> Tham khảo: Top 10 bài tập yoga cho trẻ em đơn giản nhất

Xây dựng thói quen tập thể thao từ sớm
Xây dựng thói quen tập thể thao từ sớm

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

Để cơ thể cân đối, duy trì chiều cao cân nặng chuẩn, bạn nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng chính: Đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, hạn chế bổ sung quá nhiều chất béo và tinh bột. Chế độ dinh dưỡng này nên bao gồm trái cây tươi, rau sạch, các loại ngũ cốc, protein và sản phẩm bơ sữa.

Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Sau những ngày làm việc mệt mỏi, ngoài việc dành ra thời gian để tập thể dục thể thao, cung cấp dinh dưỡng, bạn cũng nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nên ngủ đủ giấc 8 tiếng/ ngày, uống nhiều nước, tham gia nhiều hoạt động thư giãn tinh thần như nghe nhạc, đọc sách hay thậm chí là sử dụng ghế massage hồng ngoại giúp cơ bắp được thư giãn…

Nếu có điều kiện, bạn có thể sắm ngay cho mình một chiếc ghế massage. Tận hưởng thư giãn và giải tỏa đau nhức và mệt mỏi trên ghế massage thì còn gì tuyệt vời hơn đúng không nào?

Trên đây là những thông tin liên quan đến chiều cao cân nặng chuẩn của nữ, chiều cao cân nặng chuẩn ở nam hiện nay cùng cách duy trì phù hợp. Hãy tham khảo và cố gắng chú ý đến chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, chế độ nghỉ ngơi,…để có được chiều cao cân nặng như ý nhé. S-life cảm ơn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

475

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo