Lý giải nguyên nhân chạy bộ xong bị chóng mặt

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Chạy bộ xong bị chóng mặt là hiện tượng phổ biến thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này rất đa dạng có thể là do cơ thể mất nước, thiếu oxy, hạ huyết áp,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này cho bạn.

Triệu chứng nhận biết chạy bộ bị chóng mặt là gì?

Chóng mặt là tình trạng tương đối dễ gặp ở nhiều người khi chạy bộ với các triệu chứng cơ bản như:

  • Tim đập nhanh hơn bình thường, có cảm giác đánh trống ngực.
  • Hơi thở gấp và ngắn hơn do não cần nhiều oxy hơn.
  • Đổ mồ hôi nhiều hơn trong khi chạy.
  • Cảm thấy đói bụng, mệt mỏi.
  • Tâm trạng không tốt, dễ lo lắng, cáu gắt.
  • Hoa mắt, chóng mắt, khó giữ thăng bằng.
  • Té ngã, loạng choạng.
  • Hạ đường huyết hoặc cảm thấy vô cùng khát nước.
Bạn có thể cảm thấy choáng váng, khó giữ thăng bằng khi bị chóng mặt
Bạn có thể cảm thấy choáng váng, khó giữ thăng bằng khi bị chóng mặt

Nguyên nhân của việc chạy bộ xong bị chóng mặt

Chạy bộ xong bị chóng mặt, kèm theo là cảm giác buồn nôn và mệt mỏi cực kì khó chịu. Đây phải chăng là tín hiệu cảnh báo về mặt sức khỏe của cơ thể? Sau đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này:

Do chạy bộ quá sức

Chạy bộ là hình thức tập luyện giúp giảm cân nhanh chóng, giúp vóc dáng mau thon gọn. Điều này đã khiến nhiều người nghĩ rằng “Càng chạy nhiều càng tốt”, dẫn tới việc chạy cố sức với mong muốn mau chóng có cơ thể gọn gàng.

Tuy nhiên, thay đổi bài tập  nhanh chóng khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Phổi phải hoạt động nhiều hơn để lấy oxy, tim đập liên tục cung cấp máu cho các cơ quan.  Từ đó dẫn tới hiện tượng chạy bộ bị chóng mặt buồn nôn và mệt mỏi do cơ thể bị kiệt sức.

Chạy bộ quá sức sẽ dễ gây ra tình trạng chóng mặt và hụt hơi
Chạy bộ quá sức sẽ dễ gây ra tình trạng chóng mặt và hụt hơi

Do cơ thể mất nước

Hơn 70% cơ thể là nước vì vậy nếu thiếu nước sẽ xuất hiện một số tình trạng như chóng mặt, thở gấp, thở khó,… Các huấn luyện viên thể dục khuyên người chạy bộ cần bổ sung 100 – 250ml nước sau khoảng 20 phút tập. Bài tập càng nặng thì lượng khoáng mất đi càng nhiều vì vậy bạn càng cần uống nhiều nước.

Triệu chứng chóng mặt là dấu hiệu cho thấy cơ thể mất nước
Chạy bộ bị chóng mặt là dấu hiệu cho thấy cơ thể mất nước

Do cơ thể thiếu oxy

Tập luyện khiến cơ thể tiêu thụ lượng oxy nhiều hơn bình thường để cơ bắp đốt calo chuyển thành năng lượng vận động. Nếu thiếu oxy sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng khó thở, thở dốc, thở đứt quãng. Khi lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đủ sẽ khiến não bộ bị ảnh hưởng, từ đó dẫn tới tình trạng chóng mặt.

Thiếu oxy khi chạy bộ dẫn đến tình trạng chóng mặt
Thiếu oxy khi chạy bộ dẫn đến tình trạng chóng mặt

Do huyết áp thấp

Chỉ số huyết áp tiêu chuẩn là 120/80 mmHg, bất kì con số nào dưới mức quy định này sẽ được xếp vào mức huyết áp thấp. Trong lúc vận động, một số người sẽ bị tụt huyết áp xuống dưới 90/60mmHg. Điều này khiến cơ thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và hoa mắt.

Cần theo dõi huyết áp để tránh tình trạng huyết áp thấp dẫn đến chóng mặt sau khi chạy
Cần theo dõi huyết áp để tránh tình trạng huyết áp thấp dẫn đến chóng mặt sau khi chạy

Rối loạn nhịp tim

Chạy bộ xong bị chóng mặt có thể là do chứng bệnh rối loạn nhịp tim gây ra. Đây là hệ quả của những người có tiền sử bệnh tim hoặc bẩm sinh đã bị mắc bệnh tim mạch. Điều này khiến tim đập bất thường, lúc nhanh lúc chậm khó kiểm soát. Đặc biệt khi vận động mạnh như chạy bộ sẽ khiến nhịp tim tăng cao khó kiểm soát dẫn tới đổ mồ hôi, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.

Nếu tình trạng này chỉ xảy ra vài lần thì bạn không cần lo lắng vì có thể do mới chạy nên cơ thể chưa kịp thích ứng. Nhưng nếu việc rối loạn nhịp tim diễn ra liên tục thì tốt nhất bạn nên tới thăm khám bác sĩ để điều trị dứt điểm, tránh biến chứng về lâu dài.

Loạn nhịp tim là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt sau khi chạy bộ
Loạn nhịp tim là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt sau khi chạy bộ

Hạ đường huyết

Không ăn trước khi tập có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. Từ đó khiến đường huyết bị tụt xuống nên làm cho máu không lên não được. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện chóng mặt, mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào cơ địa và điều kiện cụ thể của từng người.

Mức đường huyết thấp làm tăng nguy cơ chóng mặt khi chạy
Mức đường huyết thấp làm tăng nguy cơ chóng mặt khi chạy

Thời tiết khắc nghiệt

Nếu thời tiết quá nóng sẽ khiến cơ thể liên tục đổ mồ hôi. Điều này sẽ khiến cơ thể thiếu hụt chất khoáng đột ngột dẫn tới tụt huyết áp khiến bạn bị chóng mặt. Nếu bạn chạy ngoài trời nắng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn tới cơn sốt. Khi nhiệt độ vượt quá 39 độ sẽ gây ra tình trạng chóng mặt và buồn nôn. Nếu con số vượt ngưỡng 40 thì cơ thể sẽ xuất hiện các cơn co giật nguy hiểm.

Chạy bộ dưới trời nắng khiến nhiệt độ tăng cao gây chóng mặt
Chạy bộ dưới trời nắng khiến nhiệt độ tăng cao gây chóng mặt

Cách xử lý khi đang chạy bộ mà bị chóng mặt

Nếu gặp phải tình trạng chạy bộ bị chóng mặt buồn nôn thì bạn hãy thử ngay những cách xử lý dưới đây:

  • Bước 1: Giảm tốc độ từ từ và tìm địa điểm an toàn để dừng lại, tránh việc dừng chạy đột ngột.
  • Bước 2: Ngồi xuống để giảm chiều cao của cơ thể, có thể cúi đầu về phía trước để giúp máu lên não nhanh hơn.
  • Bước 3: Cởi bỏ khẩu trang (nếu có) và mở miệng hít thở lớn và sâu để nạp được nhiều oxy nhất có thể.
  • Bước 4: Bổ sung nước uống, đồ uống thể thao hoặc nước ép trái cây để bù nước và tăng đường huyết.
  • Bước 5: Tiếp tục hít thở sâu và đều cho tới khi cơ thể ổn định thì kết thúc buổi tập và về nhà nghỉ ngơi, không nên tiếp tục chạy thêm.

Lưu ý, nếu tình trạng chóng mặt thường xuyên xảy ra và có phần nghiêm trọng thì bạn nên đi khám để được can thiệp y tế kịp thời.

Tạm dừng chạy để nghỉ ngơi khi cảm thấy chóng mặt
Tạm dừng chạy để nghỉ ngơi khi cảm thấy chóng mặt

Cách ngăn ngừa tình trạng chóng mặt do chạy bộ

Để việc tập luyện đạt hiệu quả tốt nhất giúp cơ thể thon gọn, sức khỏe tăng lên thì bạn cần biết cách ngăn ngừa hiện tượng chóng mặt sau tập luyện. Dưới đây là những giải pháp đơn giản bạn có thể tham khảo:

Lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng, tránh tập quá sức

Chóng mặt là cảnh báo của khi cơ thể quá sức do tập luyện. Để tránh tình trạng này, bạn nên chọn lựa cường độ tập phù hợp với thể trạng. Nhịp tim tốt nhất trong lúc chạy bộ là bằng (60% – 70%) x nhịp tim tối đa. Ở mức này cơ thể đã bắt đầu đốt mỡ nên bạn không cần gắng sức quá. Bạn dùng máy đo nhịp tim để theo dõi nhịp tim tim mục tiêu nhé.

Nên lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng hiện tại
Nên lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng hiện tại

Bổ sung nước trước, trong và sau khi tập

Trước khi tập luyện khoảng 60 phút bạn nên uống khoảng 500ml, trước giờ chạy uống thêm khoảng 100 – 200ml nước là đủ. Không nên uống quá nhiều nước sẽ gây căng tức dễ xóc bụng trong lúc chạy.

Trong buổi chạy cứ sau 20 phút thì bạn nên bổ sung nước một lần. Mỗi lần chỉ cần uống một lượng nhỏ. Sau khi chạy thì nên nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút rồi uống nước. Bổ sung nước thường xuyên với liều lượng hợp lý sẽ giảm tình trạng chạy bộ xong bị chóng mặt.

Bổ sung nước khi chạy bộ giúp tránh tình trạng mất nước gây chóng mặt
Bổ sung nước khi chạy bộ giúp tránh tình trạng mất nước gây chóng mặt

Hít thở đúng cách khi tập

Thiếu oxy dẫn tới tình trạng chóng mặt, buồn nôn và hoa mắt sau tập luyện. Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy học cách hít thở đúng kỹ thuật trong lúc chạy. Sau đây là quy tắc hít thở căn bản dành cho người không chuyên lẫn chuyên nghiệp:

  • Chạy chậm thì theo quy tắc 3:3, tức là chạy 3 bước thì hít vào một lần sau đó chạy tiếp 3 bước nữa mới thở ra
  • Chạy bình thường thì áp dụng quy tắc 2:2
  • Chạy nhanh cần áp dụng quy tắc 1:1
Cần chú ý việc duy trì nhịp thở trong khi chạy
Cần chú ý việc duy trì nhịp thở trong khi chạy

Đặc biệt, bạn cần nhớ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, không thực hiện ngược quy trình này. Việc hít thở bằng miệng khiến bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào phổi, gây các bệnh về đường hô hấp.

Ăn nhẹ trước khi tập

Các chuyên gia khuyên trước buổi tập khoảng 60 – 90 phút bạn nên ăn những thực phẩm dễ tiêu, giàu protein như:

  • Chuối hoặc sữa chua trộn hoa quả
  • Cháo yến mạch
  • Bánh mì nướng phết bơ đậu phộng
  • Các loại hạt như óc chó, macca, điều,…
  • Phomat
Không nên ăn quá nhiều trước khi chạy để tránh sốc hông
Không nên ăn quá nhiều trước khi chạy để tránh sốc hông

Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều vì bụng no chạy bộ sẽ dễ xóc ruột hoặc đau dạ dày.

Không chạy khi thời tiết quá khắc nghiệt

Thời tiết quá nóng sẽ khiến cơ thể tăng nhiệt nhanh chóng dẫn tới sốt làm bạn bị chóng mặt. Thay vì chạy bộ dưới trời nắng, bạn nên chọn những ngày trời râm mát, hoặc đổi chỗ tập luyện tới nơi có nhiều tán cây sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.

Khi thời tiết khắc nghiệt thì không nên chạy bộ
Khi thời tiết khắc nghiệt thì không nên chạy bộ

Điều chỉnh cường độ chạy bộ dần dần

Như đã nói, tình trạng chóng mặt sau khi chạy bộ xuất hiện chủ yếu là do hoạt động với cường độ quá mạnh. Do đó, để phòng tránh, bạn nên có lịch tập và bài tập chạy được thiết kế khoa học. Hãy thực hiện những điều sau:

  • Bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng.
  • Từ từ tăng cường độ tập luyện theo thể trạng hiện tại.
  • Nếu có thể thì tập thêm những bài tập giúp điều hòa nhịp thở.
Nên thay đổi cường độ tập luyện dần dần theo khả năng của cơ thể
Nên thay đổi cường độ tập luyện dần dần theo khả năng của cơ thể

Việc tập luyện với cường độ vừa phải không chỉ giúp hạn chế những nguy cơ đối với sức khỏe, mà còn mang lại kết quả như mong đợi.

Chạy bộ trên máy chạy bộ

Chạy bộ trên máy ở nhà sẽ giúp bạn hạn chế hiện tượng cơ thể tăng nhiệt quá nhanh do chạy dưới trời nắng. Thông qua màn hình LCD của thiết bị bạn sẽ biết được nhịp tim đang ở mức nào, vận tốc, quãng đường,… để điều chỉnh bài tập cho phù hợp để tránh kiệt sức. Máy được thiết kế khoang để nước cạnh bảng điều khiển, bạn có thể để chai nước nhỏ hoặc cốc nước tại đó và uống giữa các hiệp nghỉ.

Chạy bộ trên máy hạn chế tập quá sức gây chóng mặt
Chạy bộ trên máy hạn chế tập quá sức gây chóng mặt

Trên thị trường hiện có nhiều nơi bán máy chạy bộ chính hãng, trong đó S-Life là đơn vị phân phối và cung cấp các thiết bị nhập khẩu chất lượng. Các sản phẩm của chúng tôi đa dạng về chủng loại, màu sắc và giá thành nên phù hợp với nhiều đối tượng. Khi mua hàng bạn sẽ được nhân viên tư vấn nhiệt tình để chọn được máy chạy ưng ý.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những nguyên nhân và cách khắc phục khi chạy bộ xong bị chóng mặt. Hi vọng bạn sẽ áp dụng vào tập luyện để đem lại kết quả như ý muốn. Nếu có nhu cầu mua thiết bị, vui lòng liên hệ tới tổng đài của S-Life theo số 1800 2032 - 091 114 5599 hoặc 0916.947.557. Chúng tôi rất vinh hạnh được phục vụ quý khách hàng.

84

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo