Bà bầu có được đấm lưng không? Cách nào giảm đau lưng

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải chịu áp lực cực lớn lên phần cột sống và dễ bị đau mỏi vùng lưng. Vậy nên có không ít người tò mò về việc bà bầu có được đấm lưng không? Hãy cùng S-Life tìm ra lời giải chuẩn xác nhất trong bài viết này bạn nhé!

Bà bầu có được đấm lưng không?

Phụ nữ khi mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức lưng. Vậy bà bầu đấm lưng để giảm đau có được không?

Theo các bác sĩ, mẹ bầu có thể sử dụng các động tác đấm bóp nhẹ nhàng để giải tỏa những cơn đau nhức, khó chịu vùng lưng trong thời gian mang thai.

Mặc dù vậy, khi thực hiện đấm lưng, các chị em cùng cần lưu ý kiểm soát lực đạo vừa phải, không đấm lưng quá mạnh hay không đấm khi nằm sấp để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Đồng thời, bác sĩ cũng khuyên các mẹ chỉ nên đấm lưng khi thai nhi khỏe mạnh, ổn định. Nếu thai quá yếu thì các mẹ cần xin ý kiến bác sĩ trước khi tự ý đấm lưng giảm đau tại nhà.

Bà bầu đau lưng có thể thực hiện đấm lưng nhẹ nhàng
Bà bầu đau lưng có thể thực hiện đấm lưng nhẹ nhàng

Những nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu

Đau nhức mỏi lưng là triệu chứng vô cùng phổ biến ở các chị em phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là khi thai nhi ngày càng lớn hơn. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau mỏi lưng ở bà bầu, trong đó một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Cơ thể tăng cân: Hầu hết phụ nữ khi mang thai, trọng lượng cơ thể sẽ tăng nhanh trong thời gian ngắn. Điều này làm tăng áp lực lên xương và cột sống, khiến cho tình trạng đau nhức mỏi lưng, chân và xương khớp diễn ra rất thường xuyên.
  • Mạch máu bị chèn ép: Theo sự lớn dần của thai nhi, tử cung phải giãn nở và tăng kích thước gấp nhiều lần dẫn tới chèn ép lên mạch máu, dây thần kinh cùng nhiều cơ quan khác. Điều này làm tăng áp lực mạch máu, tăng sức ép lên xương chậu, lưng và gây đau nhức mỏi vùng lưng.
  • Trọng tâm cơ thể thay đổi: Thai nhi lớn ở trước bụng khiến cơ thể mẹ bầu có xu hướng nghiêng về phía sau để cân bằng trọng tâm và hỗ trợ nâng đỡ cho bụng. Từ đó đường cong cột sống tự nhiên sẽ bị thay đổi, dẫn tới các cơn đau lưng diễn ra thường xuyên hơn.
  • Đau lưng do căng thẳng: Tâm lý lo lắng, thần kinh căng thẳng khi mang bầu cũng có thể gây ra căng cơ và co thắt vùng lưng tương tự như với triệu chứng đau lưng khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi bất ngờ của nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là giai đoạn mới mang thai và khi gần sinh có thể ảnh hưởng tới sức ép, sự đàn hồi của dây chằng, cơ và gân, gây ra cơn đau nhức lưng.
Có nhiều nguyên nhân gây đau mỏi lưng khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây đau mỏi lưng khi mang thai

Các mẹo giúp giảm đau lưng cho bà bầu

Đau mỏi lưng trong giai đoạn mang bầu gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho các chị em phụ nữ. Vì thế, tùy theo từng tình trạng của cơ thể mà các mẹ có thể thực hiện một vài biện pháp để thư giãn, giảm đau mỏi lưng. Một số biện pháp giúp bà bầu giải tỏa cơn đau lưng mà chị em có thể thử như:

Tập các bài tập nhẹ nhàng

Những động tác đơn giản, nhẹ nhàng có thể cải thiện tư thế cho mẹ bầu, thư giãn cột sống, giảm áp lực lên xương khớp để xua tan cơn đau nhức vùng lưng hiệu quả.

  • Bài tập 1: Mẹ bầu ngồi thẳng lưng trên sàn, khoanh hai chân lại với nhau, hai bàn chân chạm nhau rồi điều chỉnh hai đầu gối nâng lên hạ xuống nhẹ nhàng.
  • Bài tập 2: Mẹ bầu đứng thẳng với một chân bước lên phía trước, tay đỡ sau lưng và giữ thăng bằng trong vài nhịp thở, sau đó đổi chân tương tự.
  • Bài tập 3: Đứng thẳng với hai chân mở rộng bằng vai, mẹ bầu cong nhẹ hai đầu gối, tay chống lên đùi, lưng thẳng thành đường xiên và giữ hơi thở nhịp nhàng trong 30 giây.
Giảm đau lưng với bài tập cho bà bầu
Giảm đau lưng với bài tập cho bà bầu

Quan tâm tới thói quen sinh hoạt

Một số lưu ý quan trọng trong thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể giúp mẹ bầu giảm các nguy cơ đau lưng như:

  • Không mang vác vật nặng, làm việc nhà quá vất vả.
  • Tập luyện thể dục thể thao một cách phù hợp, tránh tập quá sức.
  • Rèn tư thế đi đứng, ngồi, nằm đúng tư thế để giảm áp lực lên lưng và cột sống.
  • Hạn chế đi giày cao gót khi mang thai.

Chú ý chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp mẹ bầu đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để nuôi em bé mà còn có thể hỗ trợ tăng sức khỏe cho mẹ, giảm đau nhức mỏi hiệu quả. Bên cạnh thực đơn dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ, mẹ bầu cần chú ý tới thói quen ăn uống như không nên ăn quá no một lúc, nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, uống nhiều nước, ăn chậm nhai kỹ,… Đồng thời, chị em cần ưu tiên bổ sung magie, canxi cùng vitamin là các dưỡng chất tốt cho xương, tăng sức mạnh cột sống để hạn chế đau lưng khi em bé lớn hơn.

Bà bầu nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng
Bà bầu nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng

Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ

Mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai có thể sử dụng một số mẹo giảm đau nhanh chóng như chườm ấm, chườm lạnh, cao dán, dùng thuốc hoặc sử dụng đai đỡ bụng để xua tan cảm giác đau mỏi lưng. Tuy nhiên, tốt nhất là các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu triệu chứng đau lưng nghiêm trọng để có lời khuyên và tư vấn phù hợp nhất về các phương pháp hỗ trợ giảm đau lưng sao cho hiệu quả.

Cách xoa bóp lưng cho bà bầu hiệu quả

Như vậy, khi đã biết bà bầu có được đấm lưng không rồi thì vấn đề quan trọng đặt ra đó là đấm lưng như thế nào là an toàn, đúng cách theo chỉ dẫn của chuyên gia? Để có thể giảm đau mỏi lưng hiệu quả cho mẹ cũng như giữ an toàn cho thai nhi, bạn có thể tham khảo hướng dẫn các bước sau đây.

Chuẩn bị trước khi thực hiện:

  • Chuẩn bị không gian massage thoải mái, quen thuộc, thoáng mát, sạch sẽ.
  • Mở nhạc êm ái với mùi hương nhẹ nhàng trong không gian để tăng cảm giác thư giãn.
  • Tạo tâm lý thoải mái, sẵn sàng cho bà bầu.
  • Chọn người xoa bóp giúp mẹ bầu cảm thấy yên tâm, quen thuộc (người chồng, người thân).

Thực hiện xoa bóp giảm đau lưng cho bà bầu:

  • Bước 1: Hướng dẫn mẹ bầu nằm nghiêng với gối kê hoặc ngồi một cách thoải mái.
  • Bước 2: Làm nóng hai lòng bàn tay, sau đó thoa tinh dầu massage hoặc kem dưỡng phù hợp lên tay.
  • Bước 3: Thực hiện massage lưng cho bà bầu từ gáy, xoa bóp chậm rãi, nhẹ nhàng xuống lưng và hông.
  • Bước 4: Tiếp tục xoa bóp từ dưới hông lên gáy, mở rộng ra hai vai, thực hiện các chuyển động massage từ giữa cơ thể ngang sang hai bên sườn.
  • Bước 5: Dùng ngón tay cái ấn day nhẹ nhàng ở vùng lưng, cổ gáy và các vùng hay đau mỏi, lắng nghe cảm nhận của bà bầu để điều chỉnh lực đạo sao cho phù hợp.
  • Bước 6: Lặp lại các động tác massage trên một cách chậm rãi, nhẹ nhàng và kết thúc sau khoảng 15 phút.
Xoa bóp lưng đúng cách cho bà bầu để đảm bảo an toàn
Xoa bóp lưng đúng cách cho bà bầu để đảm bảo an toàn

Xem thêm: Bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy?

Khi đấm lưng cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Chúng ta đều đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu có được đấm lưng không, thế nhưng vẫn có một số lưu ý nhất định mà bạn cần phải tuân thủ. Đó là:

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Việc bà bầu có được đấm lưng không còn tùy vào tình trạng thể chất cũng như sức khỏe tổng quát của mẹ bầu. Để an tâm và đảm bảo an toàn ở mức tối ưu thì nên tham khảo ý kiến hoặc các chỉ định của bác sĩ trước. Bác sĩ sẽ cho biết chi tiết về tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu, có nên tác động giảm đau bằng đấm bóp massage hay không.

Cần thăm khám và có được sự đồng ý từ bác sĩ
Cần thăm khám và có được sự đồng ý từ bác sĩ

Điều này sẽ giúp mẹ bầu có cơ hội được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tránh được những tổn thương không cần thiết và không gây nguy hiểm cho thai nhi.

Thực hiện hết sức nhẹ nhàng

Cột sống là khu vực tương đối nhạy cảm, đặc biệt là khi đang mang thai thì cột sống lại càng phải chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Việc tác động đấm bóp đôi khi có thể làm các vùng cơ bắp bị ảnh hưởng đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp và gây ra cảm giác khó chịu.

Nếu lựa chọn đấm bóp massage vùng lưng cho mẹ bầu, hãy cố gắng học các thao tác thật chuẩn xác, thực hiện nhẹ nhàng để không gây ra những tổn thương mới cho mẹ bầu.

Thời điểm trong thai kỳ

Bà bầu có được đấm lưng không? Có, nhưng còn tùy thuộc vào từng thời điểm của thai kỳ. Nếu đang trong 3 tháng cuối thai kỳ thì tuyệt đối không được đấm lưng cho mẹ bầu bởi lúc này kích thước thai nhi quá lớn, những tác động như đấm hay bóp nắn sẽ khiến cơ bắp xung quanh bị co thắt. Thay vào đó massage nhẹ nhàng để hỗ trợ giảm đau mỏi sẽ là phương pháp chăm sóc sức khỏe an toàn hơn.

Tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ mà mẹ bầu đang trải qua
Tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ mà mẹ bầu đang trải qua

Thay đổi tư thế khi cần thiết

Có thể đấm lưng cho bà bầu được, nhưng tuyệt đối không được thực hiện trong tư thế đang nằm sấp. Hãy chủ động thay đổi tư thế khi cảm thấy không thoải mái, và chuẩn bị thêm các vật dụng lót xung quanh như gối mềm để tránh bị đau mỏi cơ bắp do áp lực toàn thân cùng thai nhi gây ra.

Một số thắc mắc liên quan tới chăm sóc sức khỏe bà bầu

Bên cạnh cầu hỏi bà bầu có được đấm lưng không thì cũng có rất nhiều thắc mắc chung liên quan tới chăm sóc sức khỏe dành cho mẹ bầu. Phổ biến hơn cả thì vẫn là những thắc mắc sau:

Có nên dùng ghế massage cho bà bầu hay không?

Ghế massage được quảng bá là sản phẩm chăm sóc sức khỏe cực tốt, hỗ trợ giảm thiểu đau nhức toàn thân và phù hợp dành cho cả bà bầu đang trong thai kỳ. Vậy thì có nên dùng ghế massage cho bà bầu hay không?

Mẹ bầu có được sử dụng ghế massage hay không?
Mẹ bầu có được sử dụng ghế massage hay không?

Câu trả lời là có, ghế massage hiện nay đã có sự cải tiến vượt bậc về thiết kế và công nghệ. Trục ghế massage chữ S hoặc chữ L kéo dài toàn thân và tương thích với đường cong tự nhiên của cột sống, hỗ trợ tác động chuẩn xác tới những vị trí đau mỏi. Ngoài ra thì ghế massage cũng được trang bị hệ thống con lăn massage đa chiều kèm theo túi khí êm ái, mang đến những trải nghiệm massage thoải mái với cường độ vừa đủ. Hoàn toàn không gây ra những tổn thương lên cơ thể hay gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Có rất nhiều mẹ bầu cho biết họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi được sử dụng ghế massage khoảng 15 phút mỗi ngày. Vậy nên nếu bạn đang có ý định mua sắm ghế massage giảm đau lưng cho mẹ bầu, hãy thực hiện ngay.

Sau khi đấm lưng bị đau thì xử lý thế nào?

Trong một số trường hợp sau khi đấm bóp massage lưng mà bị đau thì tốt nhất nên theo dõi các dấu hiệu đi kèm, chủ động thăm khám tại bệnh viện hoặc các bác sĩ y khoa có kiến thức chuyên môn tốt. Đây cũng là lý do mà chúng ta nên ưu tiên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Với sự hỗ trợ của bác sĩ y khoa, mẹ bầu có thể xác định được nguyên nhân gây ra đau nhức có phải đến từ việc đấm bóp lưng hay không. 

Tham khảo thêm: Các bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu an toàn và hiệu quả

Một số dấu hiệu nguy hiểm

Mặc dù việc đau lưng trong giai đoạn mang thai là cực kỳ phổ biến, nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu cho thấy nhiều vấn đề nghiêm trọng khác đang đe dọa sức khỏe mẹ bầu.

Hãy chú ý quan sát và đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như:

Hãy theo dõi kỹ những dấu hiệu nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ bầu
Hãy theo dõi kỹ những dấu hiệu nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ bầu
  • Liên tục bị đau mỏi vùng lưng, không ngừng đau kể cả khi dừng vận động hoặc đang nằm nghỉ ngơi.
  • Đau lưng đi kèm thêm các biểu hiệu kỳ lạ như chảy máu âm đạo, sốt cao, đau buốt khi đi vệ sinh.
  • Có sử dụng thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ nhưng các triệu chứng vẫn không có dấu hiệu cải thiện.

Bà bầu đau lưng có được bôi dầu gió không?

Bác sĩ cảnh báo KHÔNG nên sử dụng dầu gió trong thai kỳ. Sở dĩ như vậy bởi thành phần dầu gió có chứa long não, bạc hà và một số loại tinh dầu có khả năng thấm trực tiếp qua da mẹ tới nhau thai và vào cơ thể thai nhi. Điều này có thể dẫn tới các nguy cơ đau tử cung, co thắt tử cung hay dị tật cho bé. Đó cũng chính là lý do mà các nhà sản xuất dầu gió luôn khuyến cáo người dùng không sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Bà bầu đau lưng không nên dùng dầu gió
Bà bầu đau lưng không nên dùng dầu gió

Bầu 3 tháng đầu đấm lưng có sao không?

Có rất nhiều chị em thắc mắc bầu 3 tháng đầu đấm lưng có sao không, có ảnh hưởng gì không? Với câu hỏi này, các bác sĩ đã giải đáp rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tốt nhất là không nên đấm lưng, đặc biệt là với các chị em có thai lần đầu, có cơ địa yếu hoặc có tiền sử sảy thai. Sở dĩ như vậy bởi đây là thời điểm thai nhi chưa đủ ổn định, dễ bị động thai nên việc đấm lưng mạnh có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Trong 3 tháng đầu bà bầu KHÔNG được đấm lưng
Trong 3 tháng đầu bà bầu KHÔNG được đấm lưng

Bà bầu có được đấm lưng không là vấn đề được nhiều người quan tâm và cần được giải đáp. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều cách thức chăm sóc sức khỏe khác có thể áp dụng như ghế massage toàn thân, các bài tập cải thiện tư thế hay thay đổi thói quen sinh hoạt. S-life chúc cho các mẹ bầu luôn có được sức khỏe tốt và sẵn sàng vượt cạn thành công!

124

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo