- Mặc định
- Lớn hơn
Bảng điều khiển là một trong những thành phần quan trọng của một chiếc máy chạy bộ, nó sẽ hiển thị các chỉ số, thông số và các chức năng luyện tập của máy. Mặc dù các thông tin này đều được được hiển thị đầy đủ nhưng không phải ai cũng biết rõ được ý nghĩa của chúng. Những thông tin về các thông số trên máy chạy bộ từ S-Life dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích khi bạn đang có ý định đầu tư thiết bị này.
Các thông số trên máy chạy bộ hiển thị trên bảng điều khiển
Bảng điều khiển là một công cụ hữu ích giúp bạn có thể dễ dàng theo dõi được tiến trình luyện tập với máy chạy bộ. Cụ thể, trên bảng điều khiển sẽ hiển thị một số thông số trên máy chạy bộ như:
Thời gian (Time)
Đây là một trong những thông số quan trọng nhất dực hiển thị trên máy chạy bộ. Nó sẽ liên tục thay đổi trên màn hình, cho người dùng nhận biết và đánh giá được bài tập đã kéo dài bao lâu trước khi kết thúc, hoặc còn bao lâu thì có thể chuyển sang những bài tập tiêu theo nhằm điều chỉnh thể lực và bước chạy một cách tốt nhất. Vậy nên việc lựa chọn các bài tập trên chiếc máy có hệ thống tính thời gian sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả chạy bộ tối ưu nhất.
Quãng đường (Distance)
Chúng ta thường rất khó để có thể đo đếm cụ thể quãng đường đã chạy nếu chạy bộ ngoài trời. Tuy nhiên điều này đã được giải quyết nhờ khả năng tính toán quãng đường trên các loại máy chạy bộ bằng điện. Thường là tính theo đơn vị km, là quãng đường mà bạn đã đi hoặc chạy trên máy chạy bộ kể từ khi khởi động và tập luyện trên thiết bị.
Tốc độ (Speed)
Đơn vị đo được máy chạy bộ sử dụng cho vận tốc chạy là km/h. Hầu hết các máy chạy bộ hiện nay được thiết kế với tốc độ từ thấp nhất là 1km/1h cho tới tốc độ cao nhất là 22km/h. Thông số này cho biết vận tốc đi bộ hoặc chạy bộ của bạn đang đạt được ở thời điểm máy hiển thị, giúp bạn có thể cân đối tốc độ để đảm bảo đạt yêu cầu của những bài tập chạy cường độ cao.
Bài tập hay chương trình tập (Program)
Mỗi loại máy chạy bộ đều sẽ trang bị hệ thống AI hiện đại, giúp đề xuất các bài tập chạy với cường độ và thời gian khác nhau để đáp ứng nhu cầu người dùng. Thường thì bài tập chạy bạn đang áp dụng sẽ được hiển thị trên màn hình. Có nhiều chương trình chạy khác nhau được cài đặt sẵn, thường từ 8 – 12 chương trình, khác nhau về số lượng và nội dung tùy theo mẫu hay dòng máy chạy bộ.
Độ dốc (Incline)
Thay đổi độ dốc của bề mặt là một trong những tính năng đặc biệt mà máy chạy bộ có thể mang lại dành cho người dùng. Thông số thể hiện độ nghiêng của thảm chạy trên máy chạy bộ so với mặt đất hoặc bề mặt ngang. Độ dốc của máy chạy bộ thường từ 0 – 15%. Các máy chạy bộ điện hiện nay thường có 1 trong 2 chế độ chỉnh dốc là chỉnh bằng tự động hoặc bằng tay, giúp bạn có thể tự điều chỉnh và thay đổi độ dốc để đẩy mạnh khả năng đốt cháy năng lượng trong quá trình chạy bộ.
Nhịp tim (Heart rate)
Đối với những người cần duy trì bài tập chạy bộ trong thời gian dài thì việc đo lường nhịp tim cũng tương đối quan trọng. Nó cho biết nhịp tim của bạn có ổn định hay không, nếu quá cao thì tốt nhất nên chạy chậm lại để tránh dẫn tới tình trạng kiệt sức, hoặc tăng tốc chạy lên khi nhịp tim quá thấp. Thông số này được hiển thị trên màn hình. Khi bạn nắm vào 2 mảnh kim loại trên tay cầm của máy chạy bộ, bộ phận cảm biến của máy sẽ ghi nhận nhịp tim và hiển thị thông số này lên màn hình.
Lượng calo tiêu thụ (Calories)
Đây cũng là một thông số tương đối quan trọng, và chỉ được đo đếm chuẩn xác khi bạn sử dụng máy chạy bộ hoặc các thiết bị thông minh hỗ trợ tập luyện. Thông số này cho biết lượng calo tiêu thụ khi tập luyện bằng máy chạy bộ, giúp bạn có thể tự tính toán lượng calo tiêu thụ trong một bài tập chạy nhằm sắp xếp chế độ ăn và bổ sung dinh dưỡng sao cho hợp lý.
Xem thêm: Calo in calo out
Các thông số quan trọng của cấu tạo máy chạy bộ
Bên cạnh các thông số được hiện thị trên bảng điều khiển, bạn cũng cần quan tâm đến các thông số trên các bộ phận của máy chạy bộ. Dựa vào đây để bạn có thể lựa chọn dòng máy chạy bộ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Một số thông số trên máy chạy bộ đáng chú ý như:
Công suất động cơ
Động cơ sẽ là bộ phận cung cấp sức mạnh cho chiếc máy chạy bộ, động cơ bao nhiêu mã lực, môi trường sử dụng tại nhà hay phòng gym, lựa chọn như thế nào để phù hợp đều do công suất máy quyết định. Dựa vào nhu cầu để bạn có thể lựa chọn loại máy có động cơ phù hợp, nếu dùng cho gia đình, máy chạy bộ từ 2 HP đến 3HP đã có thể sử dụng tốt.
Diện tích băng tải hay độ rộng của băng tải
Kế đến là vùng chạy, hay còn gọi lại diện tích hoặc độ rộng hẹp của băng tải, thông số trên máy chạy bộ này này quyết định đến sự thoải mái trong từng bước chạy cho người dùng. Nếu độ rộng càng lớn thì bạn sẽ có được trải nghiệm thoải mái hơn trong từng bước chạy.
Yếu tố quyết định độ rộng vùng chạy có liên quan đến mức giá. Tuy vậy, trên thị trường hiện nay, một chiếc máy chạy bộ tầm trung là đã có vùng chạy kích thước tương đối rộng rãi từ 450 đến 500mm.
Vận tốc tối đa
Đây là thông số thể hiện tốc độ nhanh nhất của máy trong khi người dùng luyện tập, vận tốc tối đa phụ thuộc vào sức mạnh động cơ, công suất máy và phần nào đó ở khả năng của người tập. Tuy nhiên, rất ít có ai sử dụng tốc độ lớn nhất để tập luyện, ngoại trừ vận động viên chuyên nghiệp.
Tải trọng người dùng
Con số này quy định trọng lượng tối đa khi người tập chạy trên máy (đã tính cả lực tác động trong từng bước chạy). Tải trọng người dùng máy chạy bộ quyết định khá lớn đến độ bền của máy, đặc biệt đối với những máy được sử dụng với cường độ cao, liên tục.
Các nút chức năng khác trên bảng điều khiển máy chạy bộ
Trên bảng điều khiển có rất nhiều phím chức năng quan trọng. Bạn cũng nên hiểu về các phím này bên cạnh tìm hiểu các thông số trên máy chạy bộ.
Nút khởi động
Nút khởi động “Start” trên bảng điều khiển, là một trong những phím cơ bản có chức năng là khởi động máy. Khi bạn nhấn vào phím này, một vài loại máy sẽ đếm ngược từ 3 tới 0 rồi băng chuyền mới từ từ chuyển động ở tốc độ mặc định.
Cụ thể, với máy chạy bộ gia đình thì tốc độ là 0.5 km/h, còn máy chạy bộ ở phòng gym là 1km/h. Bạn có thể tiến hành đi bộ chậm ở tốc độ mặc định này để làm nóng khớp trước khi bắt đầu vào bài chính.
Nút tắt máy
Nút tắt máy thường được ghi chữ “Stop”, chỉ cần nhấn nút là băng truyền sẽ giảm dần tốc độ về mức 0. Nếu bạn đang chạy ở tốc độ nhanh thì không nên đột ngột tắt máy. Việc này sẽ khiến bạn dễ mất đà mà trượt khỏi băng chuyền. Tốt nhất, bạn nên giảm dần tốc độ xuống, lúc nào về khoảng 5km/h thì hãy dừng máy lại.
Khóa an toàn
Khi tìm hiểu các thông số trên máy chạy bộ, bạn cũng nên biết về khóa an toàn. Đây là bộ phận cực kì quan trọng đảm bảo an toàn cho người tập luyện. Cấu tạo loại khóa này gồm 2 đầu, 1 đầu cắm trực tiếp vào máy còn 1 đầu là dạng kẹp để gắn vào trang phục.
Khi bạn đang chạy mà xảy ra sự cố bất ngờ cần nhanh tay dựt khóa ngay. Khi đầu khóa cắm với máy bung ra thì máy sẽ dừng lại ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho người dùng.
Nút điều khiển tốc độ
Nút điều khiển tốc độ cho phép bạn tăng hoặc giảm tốc. Nút tăng tốc sẽ được ký hiệu dấu cộng hoặc mũi tên đi lên trên bảng điều khiển. Còn nút giảm tốc sẽ có dạng dấu trừ hoặc mũi tên trỏ xuống. Mỗi lần bấm nút thì tốc độ sẽ tăng từ 1 lên các mức 3, 6, 9, 12km/h. Để thuận tiện cho người dùng, nút này được trang bị ở phần tay nắm của máy.
Nút điều chỉnh độ dốc
Nút điều chỉnh tốc độ sẽ cho phép bạn tăng hoặc giảm độ dốc của thiết bị. Các mức tăng của độ dốc gồm 3%, 6%, 9%, 12% một số máy sẽ cho phép lên 15%. Nếu bạn mới tập luyện thì không nên điều chỉnh quá dốc sẽ dễ té ngã khỏi băng trượt. Nút điều chỉnh độ dốc được đặt ở tay nắm bên trái của thiết bị.
Nút Enter
Nút “Enter” được sử dụng khi bạn chọn bài tập được tích hợp sẵn hoặc tự thiết kế bài tập cá nhân dựa trên các thông số về tốc độ, thời gian, độ dốc,… Chức năng chính của nút này là xác nhận và bắt đầu tập.
Một số lưu ý quan trọng khi luyện tập với máy chạy bộ
Sau khi đã nắm được các chỉ số trên máy chạy bộ, bạn nên tìm hiểu cách sử dụng máy chạy bộ sao cho đúng để luôn đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tập luyện tốt nhất.
Hãy trang bị thảm lót
Thảm lót là vật dụng giúp bảo vệ sàn nhà khỏi lực tác động của máy chạy bộ khi máy hoạt động. Nếu không có thảm lót, khi tập luyện trên máy bạn sẽ dễ tạo ra các chấn động đến sản nhà. Ngoài ra, thảm lót còn là vật dụng cần thiết giúp giảm tiếng ồn.
Tùy vào kích thước máy mà sẽ có những loại thảm phù hợp riêng. Nếu máy nhỏ, bạn có thể chọn 1 tấm thảm nguyên khối. Nếu máy lớn, bạn có thể sử dụng 4 thảm nhỏ để lót ở 4 góc máy.
Nên đi giày thể thao khi tập
Giày thể thao là một đồ vật không thể thiếu khi luyện tập với máy chạy bộ. Vì nếu chạy bằng chân trần, chân cũng bạn sẽ dễ bị xước hay tổn thương bởi thảm chạy.
Ngoài ra, việc mang giày sẽ giảm được lực ma sát của chân giúp bạn luyện tập được tốt hơn. Do đó, hãy tìm cho mình một đôi giày thật phù hợp trước khi bước lên máy chạy bộ nhé.
Bảo trì máy chạy bộ thường xuyên
Dù là máy tập chạy bộ cũ hay mới thì bạn cũng cần bảo trì thường xuyên để kéo dài tuổi thọ máy. Bạn nên dùng chai xịt silicon chuyên biệt dành cho máy chạy bộ có khả năng bôi trơn, giúp thảm chạy và các thiết bị của máy hoạt động trơn tru hơn. Lưu ý không nên xịt quá nhiều silicon trong 1 lần bảo trì và chỉ nên bảo trì 1 tháng/lần.
Trên đây là những chia sẻ về các thông số trên máy chạy bộ mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn và theo dõi cường độ tập luyện của bản thân được sát sao và hiệu quả. Và nếu bạn đang quan tâm và cần mua ngay sản phẩm chính hãng chất lượng, bạn hãy liên hệ với S-Life qua hotline 1800 2032 - 091 114 5599 hoặc 0916.947.557 để được các chuyên viên tư vấn tận tình và nhanh chóng. Cảm ơn đã quan tâm và theo dõi bài viết!