Ngồi thiền có tác dụng gì đối với sức khoẻ

Có rất nhiều người lựa chọn cách ngồi thiền mỗi ngày để thư giãn tâm trí và cải thiện sức khỏe. Vậy thực tế thì ngồi thiền có tác dụng gì, nên ngồi thiền như thế nào, ngồi thiền quá lâu có hại hay không? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này, tham khảo ngay!

Ngồi thiền có tác dụng gì với sức khỏe?

Đối với những người mới làm quen phương pháp ngồi thiền thì thường hay đặt ra câu hỏi ngồi thiền có tác dụng gì, tốt cho sức khỏe thể chất hay tinh thần? Thực tế thì phương pháp này có thể mang đến nhiều tác dụng ấn tượng như sau:

Giảm stress

Đây là một trong những lý do khiến cho tiền định được nhiều người lựa chọn. Trong quá trình thực hiện các bài tập ngồi thiền, lượng nội tiết tố Cortisol mà não bộ tiết ra sẽ bị giảm thiểu một cách đáng kể, qua đó ngăn ngừa những triệu chứng về thần kinh như căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ và đặc biệt là chứng trầm cảm.

Ngồi thiền là một cách giúp giảm stress hiệu quả
Ngồi thiền là một cách giúp giảm stress hiệu quả

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngồi thiền có thể thư giãn tâm trí, giúp giải tỏa áp lực về tinh thần một cách ấn tượng. Phần mềm những người thường xuyên tập yoga hoặc ngồi thiền thường sẽ có sức khỏe tinh thần ổn định hơn.

Cải thiện cảm xúc

Với những người luôn băn khoăn về việc ngồi thiền có tác dụng gì thì câu trả lời là khả năng điều chỉnh cảm xúc. Thường xuyên ngồi thiền có thể giảm các triệu chứng như trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc. Mang đến cảm giác yên bình và thư thái, dễ dàng kiềm chế cảm xúc bực tức và nóng giận hơn.

Kiểm soát căng thẳng

Thiền định cũng giúp giảm các triệu chứng lo âu ở người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hay trầm cảm kéo dài. Bạn sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều tới những vấn đề về sức khỏe tinh thần khi phải làm việc liên tục hoặc chịu sức ép công việc quá lớn. Đây là tác dụng thực tế của ngồi thiền đã được nhiều báo cáo khoa học chứng minh bằng số liệu cụ thể.

Giữ bình tĩnh tốt hơn nếu bạn thường xuyên ngồi thiền
Giữ bình tĩnh tốt hơn nếu bạn thường xuyên ngồi thiền

Xem thêm: Cách làm giảm đau đầu nhanh chóng

Tăng sự tập trung

Thực chất ngồi thiền là một cách để tăng cường sự tập trung của bản thân thông qua những khoảng lặng. Trong suốt quá trình thực hiện bài tập ngồi thiền thì việc duy nhất mà bạn cần làm là giữ bình tĩnh, thả lỏng nhịp thở và suy nghĩ về điều mà bạn muốn. 

Đây là cách để rèn luyện não bộ tăng cường khả năng tập trung vào một sự vật hoặc sự việc, và cũng là đáp án cho câu hỏi ngồi thiền có tác dụng gì mà nhiều người đang tìm hiểu.

Phòng suy giảm trí nhớ

Một số cách thiền như Kirtan Kriya có tác dụng lặp lại thông tin, hình thành thói quen giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn, hạn chế đáng kể những căn bệnh liên quan tới trí nhớ ở người trung niên hoặc người cao tuổi.

Thiền định giúp nâng cao khả năng ghi nhớ ở người cao tuổi
Thiền định giúp nâng cao khả năng ghi nhớ ở người cao tuổi

Có không ít nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng người bị bệnh mất trí dạng nhẹ nên tập luyện thiền định hàng ngày để ổn định thần kinh, hạn chế các vấn đề về tâm lý hoặc suy giảm trí nhớ.

Tạo tâm tính tốt

Thiền từ tâm được cho là một cách thiền định làm tăng lòng tốt, sự tích cực trong cuộc sống cũng như thân thiện hơn với người khác. Một nghiên cứu đã chứng minh hình thức thiền từ tâm giúp tăng cường lòng trắc ẩn với người xung quanh, mang đến cảm giác tích cực hơn trong cuộc sống. Lợi ích của phương pháp thiền này sẽ ngày càng phát huy theo thời gian áp dụng.

Cải thiện giấc ngủ

Khi não bộ có khả năng tập trung và thư giãn tốt sẽ kích thích cơ thể tiết ra nội tiết tố Serotonin, tạo ra cảm giác thoải mái trên toàn bộ cơ thể. Đây cũng là một hoạt chất có khả năng ổn định tinh thần, giảm thiểu đau mỏi cực tốt. Chính vì vậy mà người tập luyện thiền định hoàn toàn có thể dựa vào đó mà cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Nếu có bất kỳ ai hỏi ngồi thiền có tác dụng gì thì chắc chắn cải thiện giấc ngủ là điều phải được nhắc đến.

Ngồi thiền có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ngồi thiền có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ

Ổn định huyết áp

Có thể nhận thấy rằng người tập luyện thiền định có khả năng giữ bình tĩnh rất tốt, không hề vội vàng hay hấp tấp. Điều này cũng sẽ đảm bảo nhịp tim và huyết áp luôn ở mức ổn định, không xuất hiện tình trạng tăng huyết áp do căng thẳng hay mất bình tĩnh. Đây là tác dụng cực tốt đối với người ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi hay người bị mỡ máu, huyết áp cao cần tận dụng.

Kiểm soát cơn đau

Sự tập trung trong quá trình ngồi thiền có thể tạm thời giúp bạn quên đi cơn đau, không còn cảm nhận cơn đau quá rõ ràng như trước đó. Đây là yếu tố được nhiều người tận dụng để hạn chế tối đa cảm giác đau nhức về thể chất.

Sự tập trung trong quá trình thiền giúp quên đi cơn đau thể chất
Sự tập trung trong quá trình thiền giúp quên đi cơn đau thể chất

Thậm chí còn có rất nhiều phương pháp thiền đề cao sự tập trung tuyệt đối, giúp người tập hoàn toàn quên đi những cảm giác của thân thể, hướng tới một mục tiêu duy nhất. Vì thế có thể nói rằng ngồi thiền cũng có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cơn đau.

Tăng nhận thức về bản thân

Thiền là một phương pháp hiệu quả để tăng cường sự tập trung, nhận thức về bản ngã cũng như điều hòa tâm trí. Trong suốt quá trình thiền, bạn có thể kết hợp giữa tinh thần và thể chất, xây dựng thói quen suy nghĩ triệt để về những thói quen của bản thân và tìm ra cách để cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.

Do đó, tăng nhận thức về bản thân là một trong những đáp án cho câu hỏi ngồi thiền có tác dụng gì.

Tư thế ngồi thiền cơ bản tại nhà

Sau khi đã xác định được ngồi thiền có tác dụng gì thì chắc hẳn nhiều người sẽ bắt đầu áp dụng bài tập này tại nhà. Do đó hãy tham khảo và ghi nhớ cách thực hiện các tư thế ngồi thiền cơ bản sau đây:

3 tư thế ngồi thiền cơ bản tại nhà dành cho người mới tập
3 tư thế ngồi thiền cơ bản tại nhà dành cho người mới tập
  • Tư thế xếp bằng: Là tư thế thiền định quen thuộc nhất, chỉ cần ngồi khoanh chân, giữ thẳng lưng và thả lỏng 2 tay đặt trên đầu gối.
  • Tư thế bán già: Một bên chân sẽ gác lên bắp chân bên còn lại, giữ cho cột sống thẳng và không bị nghiêng khi thiền sâu.
  • Tư thế kiết già: Là tư thế khó nhất khi ngồi thiền, đòi hỏi người tập phải ngồi xếp bằng tự nhiên, 2 chân gác lên đùi của chân đối diện trong khi đang khoanh lại. Phần gót chân hướng sát vào bụng, lòng bàn chân ngửa lên trên và giữ tay ở mặt ngoài đầu gối.

Ngoài ra cũng có thêm một số tư thế ngồi thiền khác, nhưng độ khó cao hơn và tùy thuộc vào mục tiêu, cách thiền định mà bạn hướng tới.

Những tác hại nếu ngồi thiền sai cách

Nếu đã biết được ngồi thiền có tác dụng gì, ắt hẳn bạn cũng nên biết được bản thân sẽ phải đối mặt với những tác hại nếu thiền sai cách. Cụ thể là:

Phải học cách ngồi thiền chuẩn xác để tránh những tác hại không cần thiết
Phải học cách ngồi thiền chuẩn xác để tránh những tác hại không cần thiết
  • Gây ra ảo tưởng, mất đi sự tỉnh táo và suy giảm khả năng kiểm soát bản thân
  • Thiền định sai cách có thể gây ra cảm giác buồn chán, mất đi động lực làm việc, tương tự một dạng trầm cảm nhẹ
  • Thay đổi cảm xúc quá nhanh, mang lại cảm xúc tiêu cực khi gợi lại những ký ức buồn
  • Thiền sai cách có thể làm ảnh hưởng tới giao tiếp, mất đi các mối quan hệ thân thiết và tác động tiêu cực tới sự nghiệp
  • Tập ngồi thiền không đúng tư thế trong thời gian dài gây ra những cơn đau tiêu cực về thể chất
  • Một số hình thức thiền kết hợp giảm cân khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất, suy nhược thể trạng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp, hy vọng bạn đọc sẽ phần nào hiểu được ngồi thiền có tác dụng gì, nên ngồi như thế nào thì tốt và hợp lý. Đừng quên đón đọc thêm những bài viết thú vị từ S-Life trong thời gian tới để nắm bắt thêm nhiều kiến thức tập luyện và cải thiện sức khỏe!

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Thực tế thì liệu ngồi thiền cần phải được xây dựng thành một thói quen và nên ngồi thiền hàng ngày. Như vậy thì chỉ cần khoảng từ 15 đến 30 phút ngồi thiền mỗi ngày là đủ để đạt được những tác dụng mà bài viết vừa liệt kê.

Với các bài tập ngồi thiền thông thường thì cần phải trải qua 3 giai đoạn là nhập thiền, trụ thiền và xả thiền. Ngoài ra sẽ có đôi chút thay đổi tùy vào phương pháp thiền định mà bạn lựa chọn.

Nếu có ý định ngồi thiền lâu dài thì nên chuẩn bị một tấm đệm lót khoảng 8 tấc vuông để lót, hoặc tối ưu hơn là bồ đoàn chuyên dụng để ngồi thiền. Giúp quá trình ngồi thoải mái và vững vàng hơn.

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận