Ngày nay, những chiếc ghế massage được sử dụng phổ biến hơn trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, cùng với nhiều lợi ích mà nó mang lại, cũng có một số ý kiến cho rằng sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy có nên ngồi ghế massage mỗi ngày không? Điều bạn băn khoăn sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết này.
Có nên ngồi ghế massage mỗi ngày không?
Những chiếc ghế massage đã trở thành thiết bị chăm sóc sức khỏe quen thuộc đối với nhiều gia đình. Với khả năng mô phỏng lại các động tác xoa bóp chuyên nghiệp, ghế massage giúp người sử dụng thư giãn nhanh chóng cũng như nâng cao sức khỏe về lâu dài.

Mặt khác, cũng có lo ngại rằng việc sử dụng ghế massage quá thường xuyên có thể gây phản ứng ngược. Rằng dùng thiết bị này mỗi ngày sẽ gây lệ thuộc hay thậm chí là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có nên ngồi ghế massage mỗi ngày không là điều mà nhiều người băn khoăn.
Theo các chuyên gia, sử dụng ghế mát xa toàn thân mỗi ngày sẽ không gây phản ứng tiêu cực miễn là người dùng không ngồi liên tục. Chỉ cần giới hạn số lần và khoảng thời gian sử dụng, bạn sẽ nhận được đầy đủ lợi ích mà một chiếc ghế masage mang đến mà không cần phải lo lắng về nguy cơ đối với sức khỏe.
Xem thêm: Ai không nên dùng ghế massage để đảm bảo an toàn?
Những biến chứng khi ngồi ghế massage liên tục
Việc sử dụng ghế massage liên tục nhiều giờ liền có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như:
Chóng mặt
Tác động rung lắc của ghế massage nếu duy trì tần suất vừa phải thì mang lại hiệu quả thư giãn tinh thần. Tuy nhiên, sử dụng ghế massage trong thời gian dài có thể gây phản ứng ngược. Khi bị rung lắc liên tục, cơ chế giữ thăng bằng của cơ thể sẽ khiến người dùng bị chóng mặt. Cảm giác chóng mặt này nếu duy trì lâu thì sẽ khiến người dùng mệt mỏi.

Đau nhức cơ thể
Ghế massage được thiết kế để giảm các cơn đau nhức cơ thể một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thiết bị này có thể gây phản ứng ngược. Các cơ bắp và huyệt đạo chịu tác động liên tục từ con lăn massage sẽ chịu nhiều tổn thương. Từ đó, việc ngồi ghế massage liên tục trong thời gian dài khiến cơ thể đau mỏi và tay chân tê bì.

Xem thêm: Ghế matxa toàn thân thanh lý có đầy đủ tính năng hỗ trợ giảm đau nhức cơ thể không? Cùng tham khảo S-life để được giải đáp.
Nhịp tim tăng
Bên cạnh những tác động lên cơ bắp, ghế massage còn có khả năng kích thích tăng cường lưu thông máu. Do đó, chỉ nên sử dụng ghế massage trong thời gian ngắn để tránh tình trạng nhịp tim bị tăng nhanh quá mức gây mệt mỏi.

Bỏng rát da
Nhiệt hồng ngoại là tính năng được thêm vào các dòng ghế massage hiện nay. Đây là tính năng hỗ trợ giúp cơ bắp thư giãn và giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể khiến da bị bỏng rát.

Da kích ứng
Khi ngồi ghế massage, da tiếp xúc nhiều với chất liệu bọc ghế. Nếu sử dụng lâu kết hợp với bộ phận hồng ngoại thì sẽ khiến người dùng đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng da tiếp xúc với quần áo ẩm ướt do mồ hôi sẽ mang lại cảm giác khó chịu và bí bách. Thậm chí, những người có da mẫn cảm còn bị nổi mề đay gây ngứa.

Ảnh hưởng xương khớp
Những người mắc bệnh xương khớp nặng thường không được khuyến khích dùng ghế massage. Lý do là vì những tác động rung lắc, bấm huyệt, day miết,… có thể khiến những tổn thương xương khớp khó lành hơn.

Ngồi ghế massage bao lâu là hợp lý?
Như vậy, nếu được hỏi rằng: “Có nên ngồi ghế massage mỗi ngày không”, thì câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, không nên sử dụng ghế quá nhiều lần hay ngồi liên tục trong thời gian dài. Vậy thì tần suất và thời gian sử dụng như thế nào là hợp lý.
Xem thêm: Thường xuyên sử dụng ghế massage có tốt không?
Theo các chuyên gia, một người bình thường chỉ nên sử dụng ghế massage tối đa 2 lần/ ngày. Trong đó, mỗi lần sử dụng ghế nên kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút. Không nên ngồi lâu hơn khoảng thời gian này để tránh gây tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên chú ý đến thời điểm ngồi ghế massage. Theo các nghiên cứu, hai thời điểm lý tưởng nhất để sử dụng ghế massage là vào sáng sớm hoặc vào buổi tối. Ngồi ghế massage vào buổi sáng sau khi thức dậy sẽ kích thích cơ bắp và hệ thần kinh mang đến cảm giác thoải mái tức thì. Mặt khác, ngồi ghế massage vào buổi tối mang lại hiệu quả xoa dịu căng thẳng giúp người dùng nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
Ngồi ghế massage thường xuyên mang lại những lợi ích gì?
Nhìn chung, chỉ cần sử dụng đúng mức và điều độ, ghế massage sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với cuộc sống.
Giảm đau nhức cơ bắp
Tác dụng đầu tiên cần kể đến của ghế massage đó là khả năng giảm các cơn đau nhức cơ bắp hiệu quả. Các con lăn và túi khí được bố trí dọc theo cơ thể sẽ liên tục tác động giúp giảm căng cứng cơ nhằm giải phóng cơ thể khỏi những cơn đau nhức và áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, ghế massage là thiết bị chăm sóc sức khỏe phù hợp với người làm công việc văn phòng, người thường xuyên mang vác vật nặng, vận động viên,… giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tìm hiểu về dòng sản phẩm ghế massage đà nẵng của S-life tốt cho cải thiện sức khoẻ, hỗ trợ làm giảm đau nhức cơ bắp.
Hỗ trợ hệ thần kinh
Hệ thống con lăn trên chiếc ghế massage hiện đại được hỗ trợ bởi tính năng nhận diện cơ thể. Nhờ đó, con lăn tác động chính xác lên các huyệt đạo giúp thả lỏng hệ thống thần kinh và giảm căng thẳng tinh thần.
Bên cạnh đó, ghế massage cao cấp còn được hỗ trợ nhiều tính năng khác chẳng hạn như chức năng không trọng lực hay kết nối giải trí đa phương tiện. Nhờ đó, người dùng sẽ có thể nhanh chóng quên đi những căng thẳng và có được phút giây thư giãn tuyệt vời.

Mang lại lợi ích cho xương khớp
Chức năng kéo giãn trên ghế massage được chứng minh là tốt cho người ít vận động hoặc thường xuyên bị đau nhức lưng. Chức năng này sẽ liên chuyển đổi trạng thái cơ thể từ mở rộng thành thu hẹp và ngược lại. Nhờ đó, cột sống sẽ dần dần được nắn chỉnh nhằm hạn chế tình trạng chèn ép xương khớp.
Dùng ghế massage là một cách để giúp xương khớp được thả lỏng. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho người lao động nặng hoặc những ai phải ngồi lâu làm việc trong thời gian dài, giúp giảm tình trạng nhức mỏi và co cứng nhanh chóng.

Tăng tuần hoàn
Các con lăn liên tục tác động lên da và cơ sẽ kích thích hệ tuần hoàn hoạt động tích cực hơn. Từ đó, máu được liên tục luân chuyển đến từng bộ phận trong cơ thể giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh như tê bì tay chân hay thiếu máu não.

Cải thiện hệ miễn dịch
Hiệu quả tăng tuần hoàn máu khi sử dụng ghế massage mang đến nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe. Cụ thể, khi được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy, khả năng miễn dịch của các cơ quan trong cơ thể được gia tăng đáng kể. Qua đó, sức khỏe tổng quát được nâng lên giúp người dùng tránh được nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Nhờ vào hiệu quả tăng tuần hoàn của ghế massage, hệ tiêu hóa được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nhờ đó, hệ thống này hoạt động hiệu quả hơn cũng như tránh được tình trạng đình trệ và các bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe.

Cần lưu ý điều gì khi dùng ghế massage?
Để phát huy tối đa hiệu quả của ghế massage, người dùng cần lưu ý những điều sau:
Thời gian sử dụng
Như đã nói, cần hạn chế việc lạm dụng ghế massage để tránh tác dụng ngược. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ngồi ghế trong khoảng thời gian vừa đủ. Ngoài ra, cần chú ý lựa chọn thời điểm phù hợp chẳng hạn như buổi sáng sớm sau khi thức dậy hay buổi tối trước khi đi ngủ.

Tư thế ngồi
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ghế massage. Để thiết bị này phát huy tối đa công dụng, người dùng cần chú ý những điều sau:
- Tựa sát lưng vào ghế và đặt tay vào vị trí tương ứng.
- Chăn đặt vào giữa đệm khí sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
- Từ từ ngả đầu về sau để tựa vào đệm vai.
- Trong thời gian massage, cố gắng không căng cứng mà hãy thả lỏng toàn bộ cơ thể.
- Không nói chuyện mà tận hưởng khoảng thời gian sử dụng ghế massage.

Cách bảo quản ghế massage
Để đảm bảo tuổi thọ của thiết bị, người dùng cần phải có ý thức bảo quản ghế massage. Chẳng hạn như không nên đặt ghế nơi nóng ẩm hay cho phép vật nuôi trèo lên ghế. Ngoài ra, cũng nên thường xuyên dọn vệ sinh để tránh bụi bẩn làm cũ lớp da phủ ghế massage.

Qua những thông tin được chia sẻ, hi vọng băn khoăn về việc có nên ngồi ghế massage mỗi ngày không. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những thông tin hữu ích khác liên quan đến thiết bị chăm sóc sức khỏe tại website S-Life.