Chấn thương trong quá trình tập là điều rất khó tránh khỏi nếu thiếu sót kinh nghiệm. Đó cũng là lý do mà bạn nên học cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao nhằm nâng cao thành tích, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe. Tham khảo bài viết sau đây để nắm bắt những thông tin quan trọng bạn nhé!
Những chấn thương thường gặp khi tập thể thao
Trước khi học được cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao, bạn cần phải nhận biết một số dạng chấn thương thường thấy trong thể thao sau đây:
Bong gân
Đây là một dạng chấn thương điển hình, bất kỳ ai tập luyện thể thao đều phải đối mặt với nguy cơ bị bong gân. Lý do là bởi các dây chằng xung quanh khớp xương bị giãn ra quá mức, khi chịu lực tác động lớn như ngã sẽ ngay lập tức làm dây chằng bị lệch vị trí gây đau nhức. Người bị chấn thương dạng này có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy vị trí bong gân, không có khả năng cử động và tụ máu, bầm tím.

Căng cơ
Đây là một dạng chấn thương khác khi cơ bắp bị kéo căng quá mức, nếu bị chấn thương căng cơ kéo dài có thể dẫn tới bị rách cơ gây ra đau, sưng và không thể vận động vùng cơ bắp chấn thương. Căng cơ thường xảy ra tại phần cơ bắp chân, gân kheo, cơ háng, cơ lưng hoặc cơ vai.

Viêm gân dây chằng
Người bị viêm gân dây chằng có thể bị đau nhức do chấn thương hay vận động cường độ cao làm giãn dây chằng. Chấn thương này thường xuất hiện ở vùng vai, cùi chỏ hoặc cổ tay, cổ chân. Gây ra nhiều bất tiện trong tập luyện và sinh hoạt hàng ngày.

Chuột rút
Chắc chắn đây là tình trạng chấn thương quen thuộc mà bạn đã từng gặp phải. Chuột rút gây đau nhức do co thắt đột ngột tại vùng bắp cơ, chủ yếu là cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng do ít vận động.

Xem thêm: Nhảy bungee là gì? Địa điểm nhảy bungee đẹp
Chấn thương đầu gối
Đây là một dạng chấn thương phức tạp, bao gồm chấn thương đứt dây chằng chéo trước, sau hoặc bên trong gối. Ngoài ra còn có chấn thương xương bánh chè. Cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị triệt để ngay từ sớm.

Chấn thương vai
Vùng vai cũng là khu vực thường bị chấn thương, bao gồm sai khớp vai, rách cơ vai, viêm gân chóp xoay, tổn thương sụn viền khớp vai hay đau sưng cương cứng cơ. Làm ảnh hưởng đáng kể tới khả năng vận động thể thao hay di chuyển thân mình khi tập luyện.

Gãy xương
Nói đến chấn thương thì chắc chắn gãy xương được xếp vào hàng nặng, bởi nó có thể khiến cơ thể của bạn mất hoàn toàn khả năng và di chuyển. Kèm theo đó là những cơn đau dữ dội, kể cả khi hồi phục thì chức năng vận động cũng không còn tốt như trước đó nữa.

Chấn thương tủy sống
Người bị chấn thương tủy sống đồng nghĩa với việc các dây thần kinh vận động trong ống tủy bị tổn thương cực nặng. Làm gián đoạn khả năng nhận tín hiệu vận động từ não bộ, suy giảm hoặc mất hoàn toàn cơ hội điều khiển vùng cơ thể bị chấn thương.

Những cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao cực hiệu quả
Chính vì những tác hại kinh khủng kể trên mà chúng ta cần phải học cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc khá nhiều vào thói quen và môn thể thao mà bạn đang tập luyện. Vậy nên bài viết sẽ tập trung hướng dẫn cách phòng tránh chấn thương ở mức cơ bản và áp dụng rộng rãi cho nhiều trường hợp khác nhau. Bao gồm
Luôn khởi động trước khi tập luyện
Bất kể bạn tập luyện bộ môn nào, tập luyện theo phương pháp gì hay cường độ ra sao thì đừng bao giờ bỏ qua bước khởi động. Việc khởi động sẽ kích thích thư giãn và thả lỏng các cơ bắp tại các khớp nối, làm nóng cơ bắp. Đồng thời kích thích máu chảy nhiều hơn tới các cơ, giúp cơ thể thích ứng với vận động nhanh hơn và hạn chế đáng kể những vấn đề như căng cơ, mỏi cơ hay co rút cơ bắp trong suốt quá trình tập luyện.

Đây là một trong những cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao được cả những vận động viên chuyên nghiệp áp dụng hàng ngày.
Xem thêm: Lợi ích của thể thao đối với sức khoẻ
Lựa chọn trang phục tập luyện phù hợp
Đã có rất nhiều trường hợp bị chấn thương trong quá trình tập thể dục thể thao chỉ vì sử dụng trang phục tập không hợp lý. Do đó bạn cần chú ý trang bị cho bản thân những trang phục tập luyện phù hợp, hay tối ưu hơn nữa là các thiết bị bảo hộ cần thiết cho các vùng thường xuyên chịu lực va đập.

Tất bó chân, găng tay, mũ nón bảo hộ hay các miếng bảo hộ khớp luôn là thứ cần thiết nếu bạn tập các môn thể dục đối kháng. Ngược lại thì có thể lựa chọn trang phục thoải mái, thoáng khi tập các môn vận động tốc độ cao đòi hỏi sự linh hoạt.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
Cơ thể đòi hỏi phải được nạp năng lượng trước, trong và ngay cả sau khi tập luyện thể thao. Nếu để cơ thể rơi vào tình trạng mệt, đói hay kiệt sức thì rất khó để làm chủ thao tác tập, dẫn tới nguy cơ bị chấn thương cao hơn hẳn. Hãy chủ động bổ sung các loại thực phẩm có đầy đủ dinh dưỡng trước khi tập, bổ sung nước để điều tiết khả năng điện giải trong quá trình tập hay các dưỡng chất cần thiết để đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau khi kết thúc bài tập.

Nên nhớ rằng dinh dưỡng luôn là chủ đề đáng được quan tâm nếu bạn muốn đạt được thành tích tốt và cũng là cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao hữu hiệu.
Tập luyện cũng người có kinh nghiệm
Nếu bạn là người mới và không biết cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao, hãy tìm kiếm hoặc liên hệ nhờ sự hỗ trợ của một người có kinh nghiệm. Việc đồng hành với họ có thể giúp bạn nắm bắt thêm nhiều thông tin quan trọng như cách thức tập, phương pháp cần áp dụng khi bị đau nhức cơ bắp hay tốt hơn nữa là làm sao để phòng tránh triệt để những chấn thương có thể xảy đến.

Đây cũng là lý do vì sao nhiều người khi mới bắt đầu tập thể dục thể thao thường ưu tiên lựa chọn các huấn luyện viên có kinh nghiệm.
Làm quen với môi trường xung quanh
Tập luyện tại những địa điểm mới trong khi chưa quen thuộc có thể dẫn tới những chấn thương không đáng có, đặc biệt là khi chạy bộ hoặc đạp xe thì địa hình càng ảnh hưởng nhiều tới mức độ an toàn của người tập. Bạn nên chủ động kiểm tra địa hình xung quanh, thăm dò các vị trí có thể gây nguy hiểm và ghi nhớ chúng. Đây cũng là một cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao tương đối hữu dụng mà ít người chú ý.

Lựa chọn bài tập và cường độ tập phù hợp
Để tránh tình trạng bị chấn thương hoặc kiệt sức thì cách tối ưu nhất là phân tích mức độ thể lực, khả năng thích ứng để lựa chọn được bài tập thể dục thể thao phù hợp. Tập luyện với cường độ vừa đủ sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh và tỉnh táo, đồng thời hạn chế nguy cơ bị chấn thương xuống mức thấp nhất.

Đa dạng hóa các phương pháp tập
Nếu chỉ duy trì một bài tập duy nhất thì các vùng vận động chịu lực có khả năng bị chấn thương là rất lớn. Do đó nên cố gắng kết hợp linh hoạt các bài tập, hoặc đa dạng hóa các phương pháp tập luyện để kích thích khả năng vận động trên toàn bộ cơ thể. Đây là cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao đã được rất nhiều người áp dụng.

Xác định điểm yếu của bản thân
Bạn nên chủ động xác định điểm yếu của bản thân, tìm hiểu sự thiếu sót đến từ thể lực hay kỹ năng và đưa ra cách cải thiện hợp lý nhất. Đây là một thói quen tốt và cho thấy sự cầu tiến của người tập luyện thể dục thể thao. Nếu không tự nhận định được những điểm yếu của bản thân, bạn có thể rơi vào tình trạng tập luyện cảm tính và dễ bị chấn thương.

Thư giãn cơ bắp sau khi kết thúc bài tập
Hãy học cách giãn cơ và massage để thư giãn sau khi kết thúc các bài tập thể thao. Điều này sẽ thúc đẩy cơ bắp hồi phục nhanh hơn, hạn chế tình trạng đau mỏi diễn biến kéo dài. Việc thư giãn cơ bắp sau tập luyện cũng có ý nghĩa tương tự như khởi động nhằm giảm thiểu tối đa các vấn đề chấn thương như căng cơ, chuột rút.

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Xây dựng một lịch trình tập luyện và nghỉ ngơi cũng là cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao hiệu quả. Với những khoảng thời gian nghỉ ngơi, cơ thể tiến vào trạng thái hồi phục ổn định, không bị tác động bởi áp lực tập luyện nên không phải đối mặt với các vấn đề như chấn thương.

Kiểm tra thể chất định kỳ
Hãy chú ý kiểm tra sức khỏe và thể chất định kỳ để xác định sức khỏe và nền tảng vận động có nguy cơ tiềm ẩn nào hay không. Nếu xác định được các vấn đề sức khỏe và giải quyết từ sớm, quá trình tập luyện thể thao sẽ diễn ra hiệu quả và giúp bạn an tâm hơn hẳn.

Điều trị triệt để những vấn đề sức khỏe
Nếu xuất hiện các chấn thương dạng nhẹ thì cũng không nên coi thường, bởi chúng có thể diễn tiến thành trạng thái nặng hơn. Hãy cố gắng điều trị triệt để và ngăn ngừa chúng ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao hàng ngày. Đây là cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao được các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Trên đây là những chia sẻ về biện pháp ngăn ngừa chấn thương khi tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. S-life hy vọng có thể giúp bạn đọc luôn khỏe mạnh và tự tin trong quá trình rèn luyện bản thân. Chúc bạn thành công!