- Mặc định
- Lớn hơn
Yoga được biết đến là bộ môn thể thao nổi tiếng khắp thế giới. Trong đó, balance yoga là một trong những trường phái yoga được nhiều người lựa chọn. Các động tác mang đến sự thanh tịnh và cơ thể dẻo dai cho người tập. Nếu bạn đang phân vân không biết balance yoga là gì, có những lợi ích như thế nào với sức khỏe, hãy tham khảo bài viết dưới đây!
Balance yoga là gì?
Balance yoga còn được gọi là “sự cân bằng của cơ thể”. Đây là trường phái yoga kết hợp giữa các bài tập thái cực quyền, pilates và yoga cường độ thấp. Các bài tập thuộc trường phái yoga balance yêu cầu về tính linh hoạt rất cao, giúp người tập đạt được sự cân bằng tốt hơn. Đồng thời, còn giúp người tập phát triển về cả thể lực lẫn tâm trí.
Trên thực tế, các bài tập balance yoga gây khó khăn cho những người mới tập. Bởi khi thực hiện các động tác này, bạn phải kết hợp cả những động tác cơ bản cùng những kỹ thuật phức tạp. Vì thế, yoga balance thường phù hợp hơn với những người đã học qua các lớp yoga căn bản.
Tác dụng của yoga balance đối với cơ thể
Sau khi biết được balance yoga là gì, trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu những tác dụng của yoga balance đối với cơ thể mang lại. Cụ thể như sau:
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Yoga balance là thực hiện những kỹ thuật yoga nâng cao phức tạp, tạo ra các tác động tổng hợp đến toàn bộ cơ thể. Đồng thời, khi tập sẽ phải liên tục gồng bụng, siết cơ. Việc này giúp đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Duy trì tập luyện các động tác yoga balance thường xuyên sẽ giúp sở hữu thân hình săn chắc, thon gọn và khỏe mạnh hơn. Một số chuyên gia cho biết, 1 giờ tập các bài tập yoga balance có thể đốt cháy khoảng 390 calo.
Giúp cân bằng cơ thể
Tìm hiểu balance yoga là gì, chắc chắn không thể bỏ qua lợi ích giúp cân bằng cơ thể tuyệt vời của bài tập này. Việc đạt được trạng thái cân bằng của cơ thể là mong muốn của bất kỳ ai khi tìm đến trường phái yoga này. Bằng cách thực hiện các chuyển động nhịp nhàng, đúng kỹ thuật cùng với âm nhạc nhẹ nhàng sẽ giúp người tập hoà vào thế giới nội tâm riêng. Từ đó, giúp tăng sự cân bằng của cơ thể lên đáng kể.
Kiểm soát nhịp thở
Các động tác balance yoga kết hợp chuyển động nhịp nhàng của cả phần thân trên và phần thân dưới, giúp kiểm soát hơi thở hiệu quả. Một số động tác đòi hỏi bạn phải giữ trong thời gian dài. Khi này lực sẽ dồn vào các cơ và nhịp thở phải được giữ ổn định mới có thể giúp cơ thể cân bằng. Nhờ đó, sẽ học được cách điều chỉnh nhịp thở của mình tốt hơn.
Tăng khả năng phản xạ cho cơ thể
Như đã đề cập trong phần balance yoga là gì, đây là bài tập kết hợp giữa thái cực quyền, yoga và pilates. Các động tác đòi hỏi cơ thể phải chuyển động linh hoạt, lúc nhanh lúc chậm theo nhịp nhạc, mang đến cho người tập khả năng phản ứng nhanh với các tư thế tập. Từ đó, giúp tăng khả năng phản xạ của của cơ thể trước những tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
Cải thiện giấc ngủ
Các bài tập yoga balance làm cho tâm hồn được thanh tịnh, thư giãn, từ đó giúp xua tan mọi muộn phiền, mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày. Điều này, cũng hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Có một giấc ngủ ngon và sâu, sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng để thực hiện nhiều mục tiêu.
Tăng cường khả năng sinh lý
Một số động tác balance yoga tác động trực tiếp đến phần xương chậu, xương hông, giúp chúng được kéo giãn và mở rộng. Đồng thời, các nhóm cơ khu vực lân cận cũng trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn và khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, tập luyện thường xuyên các tư thế này còn giúp hệ thống tuần hoàn máu được cải thiện, điều hòa nội tiết tố, đào thải độc tố bên trong cơ thể. Điều này giúp tăng cường sản xuất hormone sinh dục, cải thiện chức năng sinh lý ở cả nam và nữ giới, mang đến cảm giác hưng phấn và thăng hoa trong mọi cuộc yêu.
Xem thêm: Hip opening yoga là gì? 7 tư thế động tác yoga hip opening cơ bản
9 động tác balance yoga phổ biến nhất
Những thông tin trên đã sẽ giúp biết được balance yoga là gì và những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Nếu đang còn đang phân vân không biết bắt đầu từ đâu, có thể tham khảo ngay một số động tác cơ bản nhất dưới đây.
Tư thế vũ công balance yoga
Thực hiện tư thế này, cần có kỹ thuật kiểm soát và giữ cân bằng cơ thể tốt. Trọng lượng sẽ được dồn toàn bộ vào một bên chân thuận, giúp tăng sức mạnh cho đôi chân, hỗ trợ giảm đau nhức và căng thẳng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Giữ chắc một chân thuận làm trụ, gập đầu gối chân còn lại và dùng tay nắm chặt mu bàn chân.
- Nâng tay phải lên trên trần nhà.
- Đưa chân trái ra sau nhẹ nhàng để giữ thăng bằng.
- Giữ tư thế này trong khoảng 20 – 30 giây. Thả tay và thả chân trái trở lại xuống sàn.
- Thực hiện tương tự với bên còn lại.
Tư thế con lạc đà
Nếu tìm hiểu balance yoga là gì thì đừng quên tư thế con lạc đà trong trường phái yoga này nhé! Đây là tư thế uốn lưng cực kỳ đẹp mắt, có tác dụng tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của cơ thể. Ngoài ra, thực hiện tư thế con lạc đà, cần phải kéo căng phần trước của cơ thể như bụng, ngực. Việc này giúp cải thiện khả năng vận động của cột sống hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Ngồi lên gót chân ở trên thảm, hông thẳng với đầu gối.
- Từ từ đưa tay phải nắm lấy lòng bàn chân phải, tay trái nắm lòng bàn chân trái, sau đó ngửa đầu ra sau.
- Giữ thẳng tay, dồn toàn bộ lực vào cánh tay, rướn người về trước để bắp đùi vuông góc với sàn một góc 90 độ.
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Tư thế chó cúi mặt
Tiếp tục trong danh sách các bài tập balance yoga phổ biến là tư thế chó cúi mặt. Thực hiện bài tập này, sẽ phải dồn lực vào thân trên, từ đó giúp tăng cường sức mạnh ở cánh tay và vai. Không những vậy, cũng phải mở rộng ngực trong quá trình tập luyện, nên các đốt sống dễ dàng được duỗi thẳng, giúp cơ thể đạt được sự cân bằng như mong muốn.
Cách thực hiện:
- Đặt hai chân và hai tay chạm xuống sàn, hông hướng lên trên trần nhà.
- Hai tay dang rộng qua vai, 2 chân dang rộng bằng vai.
- Giữ cột sống thẳng, hạ thấp vai càng xa tai càng tốt.
- Hóp bụng, thả lỏng đầu, và giữ nguyên trong khoảng 2-3 phút.
Tìm hiểu thêm: Hatha yoga là gì? Các tư thế hatha yoga cho người mới tập
Tư thế chim đại bàng
Đây là tư thế đứng đan hai chân vào nhau, giúp tăng sức mạnh cho vùng bắp chân, đùi và hông. Không những vậy, việc đứng tập trung vào một chân trụ còn giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
- Đặt một chân làm trụ, chân còn lại vắt chéo càng cao càng tốt.
- Đưa cả hai tay ra trước mặt, đan vào nhau.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 8-10 nhịp thở rồi đổi bên.
- Làm tương tự với bên chân còn lại.
Tư thế góc nghiêng duỗi
Tư thế góc nghiêng duỗi là bài tập kết hợp các kỹ thuật khá phức tạp. Khi thực hiện, cần phải sử dụng toàn bộ các cơ trên cơ thể để kéo căng hông, bụng, đầu gối. Điều này giúp nâng cao sức chịu đựng và sự ổn định của cơ thể.
Cách thực hiện như sau:
- Đứng thẳng, 2 chân rộng bằng vai.
- Đưa chân phải chếch một góc khoảng 45 độ, đùi song song với sàn.
- Tay phải chống lên đầu gối phải, tay trái đưa qua đầu, áp sát vào tai.
- Cổ hướng lên trên, mắt nhìn thẳng theo cánh tay trái.
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 – 15 nhịp thở.
- Đổi bên và làm tương tự với bên còn lại.
Tư thế đom đóm
Đây là bài tập khá phổ biến trong balance yoga, có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Khi thực hiện, phải kéo căng phần cổ tay, bắp tay và cơ vai. Từ đó, cải thiện sự linh hoạt ở vùng cánh tay và sức mạnh của thân trên. Không những vậy, tư thế đom đóm còn giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn tình trạng chấn thương trong quá trình tập luyện.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu ở tư thế chó cúi mặt, đưa 2 tay chạm sàn sao cho bàn tay ngang với gót chân.
- Luồn tay ra sau, hạ hông xuống từ từ, lòng bàn tay bám chắc với sàn để nâng người lên.
- Từ từ nhấc trên lên khỏi mặt sàn và duỗi thẳng ra phía trước.
- Điều chỉnh nhịp thở, giữ tư thế này khoảng 30 giây.
Tư thế đứng 1 chân cúi người
Đây là tư thế quan trọng giúp mang đến cơ hội rèn luyện nhịp thở, tăng khả năng tập trung cũng như xoa dịu tâm trí cho người tập. Thực hiện tư thế đứng 1 chân cúi người, bạn phải kéo giãn toàn bộ gân kheo, chân, giúp tác động sâu đến cột sống. Từ đó, cải thiện sự cân bằng và linh hoạt cho cơ thể hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, 2 chân khép và hít thở nhịp nhàng.
- Từ từ gập người về trước, hơi khuỵu đầu gối xuống.
- Đặt hai tay xuống sàn, hông hướng lên phía trên, ép thân người sát với chân.
- Đưa chân trái hướng lên trên cho đến lưng thẳng.
- Giữ tư thế này khoảng 15-20 giây.
Tư thế chiến binh III
Với những ai đang thắc mắc balance yoga là gì và có những động tác nào phổ biến, thì có thể tìm hiểu ngay tư thế chiến binh III này. Đây là động tác cơ bản trong yoga. Thực hiện tư thế này, phải đứng bằng một chân trụ và giữ thăng bằng sao cho tay và chân còn lại song song với mặt đất. Điều này giúp xây dựng sức mạnh của cơ bắp, cải thiện sự tập trung và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng lưng, gập người xuống, hai tay chạm xuống sàn.
- Từ từ đưa chân trái ra sau, 2 tay chống lên đùi phải.
- Tập trung dồn lực vào chân trái để nâng lên cho vuông góc với chân phải.
- Đưa 2 tay lên thẳng với chân trái.
- Giữ khoảng 30 giây ở tư thế này.
Tư thế nửa vầng trăng
Khi tập tư thế nửa vầng trăng, phải thực hiện theo một chuỗi những động tác kéo căng vùng mắt cá chân, đùi và gân kheo. Việc này giúp rèn luyện khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể và hạn chế nguy cơ chấn thương trong quá trình tập luyện.
Cách thực hiện như sau:
- Bắt đầu với tư thế tam giác, chân phải hướng về trước khoảng 30cm.
- Tay trái đặt lên hông trái, đầu gối gập nhẹ.
- Chân phải duỗi thẳng, nhấc chân trái lên, giữ chân trái song song với sàn và càng thẳng càng tốt.
- Vươn cánh tay trái hướng lên trần nhà, ngực mở, mắt hướng về phí đầu ngón cái.
- Giữ khoảng 5-10 nhịp thở rồi đổi bên.
Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc balance yoga là gì, đồng thời những lợi ích cũng như các tư thế phổ biến trong phương pháp tập luyện này. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để tự tin bắt đầu với trường phái balance yoga. S-Life.vn Chúc bạn nhanh chóng sở hữu một cơ thể dẻo dai, săn chắc và khỏe mạnh nhé!