- Mặc định
- Lớn hơn
Dạ dày hay còn được gọi là bao tử, là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ thể, có chức năng nghiền thức ăn, dự trữ và phân huỷ thức ăn được thực hiện bởi sự trợ giúp của hệ enzyme tiêu hoá dịch vụ, cùng với độ pH phù hợp tại niêm mạc. Vậy, kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Biến đổi hóa học ở dạ dày là gì?
Để biết được kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày trước hết bạn cũng cần phải hiểu rõ được biến đổi hoá học là gì. Biến đổi hoá học được hiểu là sự thay đổi một chất này thành một chất mới mà có những tính chất khác hoàn toàn hoặc có thể là một hay nhiều chất mới khác được sinh ra.
Biến đổi hoá học xảy ra khi chất này kết hợp với chất khác và tạo ra một chất mới thông qua các quá trình tổng hợp hay phân huỷ. Thông thường, việc biến đổi hoá học thường không đảo ngược được trừ những phản ứng hoá học.
Cách biến đổi hoá học thường liên quan tới những hợp chất hữu cơ và các hợp chất vô cơ. Ngoài ra, biến đổi hoá học có thể diễn ra trong trường hợp có sự tác dụng của nhiệt.
Tìm hiểu về cấu tạo của dạ dày
Nhắc kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày thì việc hiểu về cấu tạo cụ thể của dạ dày là vô cùng quan trọng. Cụ thể, dạ dày là bộ phận liên kết khá phức tạp với nhiều bộ phận khác trong khu vực khoang bụng. Đặc biệt, dạ dày có khả năng co bóp cực mạnh, trong đó có chứa tới khoảng 5.5 lít nước.
Nói về cấu tạo của dạ dày, có thể hiểu cơ bản gồm các phần như:
- Tâm vị dạ dày: Phần này chiếm tới 4-6cm2 diện tích và thông với thực quản. Tâm vị thường không có cơ thắt, chỉ có các mô nếp niêm mạc dùng để phân chia dạ dày cùng thực quản thành 2 phần riêng biệt.
- Thân vị dạ dày: Phần thân chiếm diện tích lớn nhất trong dạ dày, có tác dụng co bóp và tiêu hoá thức ăn. Thân vị dạ dày thường chứa nhiều tuyến bài tiết acid.
- Đáy vị dạ dày: Phần đáy vị thường chứa rất nhiều khí và nằm ở khu vực trên mặt phẳng, đi qua tâm vị dạ dày.
- Thành trước dạ dày: Khi tìm hiểu về kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày thì việc nắm được cấu tạo của dạ dày gồm có thành trước dạ dày. Đây là cơ quan nằm ở vùng trên và liên quan tới thuỳ gan bên trái.
- Thành sau dạ dày: liên quan tới cơ hoành và thận,lách, tụy,..
- Ngoài ra, cấu tạo dạ dày còn có bờ cong vị bé và bờ cong vị lớn, động mạch và bạch huyết của dạ dày.
Xem thêm: Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?
Chức năng của dạ dày
Dạ dày là một trong những bộ phận đặc biệt quan trọng, là nơi tiếp nhất cũng như dự trữ các chất dinh dưỡng của cơ thể. Trên thực tế, dạ dày có 2 chức năng chính là:
- Chuyển hóa thức ăn do có sự hỗ trợ của hệ enzyme tiêu hoá tại dịch vị.
- Ngoài ra, dạ dày còn có chức năng co bóp để nghiền và trộn thức ăn bên giúp thức ăn thấm acid dịch vụ.
Tiêu hoá ở dạ dày
Quá trình tiêu hoá ở dạ dày cũng được quan tâm khi tìm hiểu về kết quả biến đổi hoá học ở dạ dày. Cụ thể quá trình này diễn ra như sau:
- Thức ăn được nghiền nát sau khi nhai, được phân huỷ nhờ men trong nước bọt, thức ăn đưa xuống thực quản và xuống dạ dày. Dạ dày nghiền nát, nhào trộn thức ăn cùng dịch vị, đưa xuống ruột non và thực hiện tiêu hoá, hấp thu và đào thải.
- Theo các nghiên cứu cho biết, độ pH trong dạ dày chỉ từ 2 – 2.5 giúp có lợi cho quá trình tiêu hoá mà còn giúp phòng bệnh cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt là những bệnh viêm loét, nhiễm trùng đường ruột nguy hiểm ở nhiều người.
Kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày
Theo nghiên cứu cho biết, kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày là phân cắt protein chuỗi dài thành các protein chuỗi ngắn.
Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
Sau khi biết được kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày, để hiểu hơn về kết quả này, thì cụ thể, quá trình biến đổi hoá học ở dạ dày diễn ra như sau:
- Tinh bột một phần nhỏ sẽ tiến hành được phân giải sau khi được trộn và nhào đều từ trong khoang miệng cùng với sự giúp đỡ và hỗ trợ của enzym amilaza. Quá trình này sẽ phân giải thành đường mantozo trong giai đoạn đầu. Lúc này thức ăn chưa được trộn lẫn với dịch vị.
- Tiếp theo, một phần protein dạng chuỗi dài sẽ được enzyme pepsin là enzym ở dịch vị tiến hành phân cắt thành những protein ở dạng chuỗi ngắn. Theo các nghiên cứu thì các chuỗi ngắn này bao gồm 3 – 10 axit enzym.
Một số bệnh liên quan tới dạ dày
Không chỉ nên tìm hiểu kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày mà bạn cũng cần phải nắm được những bệnh phổ biến liên quan tới dạ dày. Bởi điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh và biết cách phòng bệnh phù hợp. Một số bệnh tiêu biểu phải kể đến như sau:
- Trào ngược dạ dày thực quản: Hay còn được gọi là bệnh GERD, người mắc bệnh này sẽ thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua hoặc ho dai dẳng. Bởi các chất ở bên trọng dạ dày và cả axit bị trào ngược lên thực quản.
- Loét dạ dày: Ngoài trào ngược dạ dày, thì bệnh loét dạ dày cũng là bệnh khá phổ biến. Khi gặp tình trạng này, sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị xói mòn và chảy máu, đau rát khó chịu.
- Viêm dạ dày: Đây là tình trạng nhẹ hơn so với loét dạ dày thế nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm với người bệnh. Những người bị viêm dạ dày thường gặp tình trạng buồn nôn, đau rát cực kỳ khó chịu. Đặc biệt, những người này cũng thường gặp tình trạng sụt cân rất nhanh, gầy ốm yếu ớt. Đây có thể là do quá trình sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc các loại thuốc, các chất kích thích nguy hiểm.
- Bệnh liệt dạ dày: Ngoài việc biết kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày thì vấn đề về bệnh dạ dày cũng không thể bỏ qua. Liệt dạ dày có thể do tiểu đường hoặc những bệnh lý khác liên quan. Người bệnh thường xuyên gặp tình trạng buồn nôn, nôn nhiều. Quá trình này do thức ăn lưu lại ở dạ dày lâu hơn so với thông thường.
- Rối loạn tiêu hoá: Đây cũng là một trong những bệnh khá phổ biến ở dạ dày mà nhiều đối tượng mắc phải. Bệnh này còn được gọi với cái tên là khó tiêu. Người mắc bệnh này thường xuyên cảm giác mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, đau và rát ở phần dạ dày trên.
- Ung thư dạ dày: Nói đến những bệnh liên quan đến dạ dày thì chắc chắn ung thư dạ dày là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Những tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng và không thể kiểm soát được. Hiện nay chưa có thuốc để chữa bệnh ung thư dạ dày. Nên bạn cần đặc biệt lưu tâm đến căn bệnh này để tránh nhé.
Nói tóm lại, dạ dày là cơ quan quan trọng của cơ thể người. Vì thế, hãy áp dụng các biện pháp giúp dạ dày luôn được khỏe mạnh bằng nhiều cách khác nhau. S-life hy vọng bài viết kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày trên đây đã giúp bạn tự giải đáp được thắc mắc và biết cách chăm sóc dạ dày phù hợp.