Tập thể dục trong phòng máy lạnh có sao không? Lưu ý gì?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Tập thể dục trong phòng máy lạnh có sao không? Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều người khi đi đến các trung tâm GYM hay tập luyện tại nhà. Hãy để S-life giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!

Tập thể dục trong phòng máy lạnh có sao không?

Hiện nay ở nhiều đô thị đều phải đối mặt với tình trạng đất chật người đông. Điều này dẫn tới việc thiếu không gian sinh hoạt chung như công viên, khu vui chơi. Từ đó dẫn tới việc luyện tập trong các phòng gym, nhà thể chất, trong nhà gia tăng.

Vào mùa hè, những không gian này thường rất bí và nóng nên cần bật máy lạnh trong lúc luyện tập. Mặc dù không khí mát lạnh tạo cảm giác dễ chịu trong lúc tập nhưng vấn đề đặt ra lúc này là có nên tập thể dục trong phòng máy lạnh? Câu trả lời là không nên nhé. Lý do cụ thể thì bạn xem tiếp các ảnh hưởng ở phần sau sẽ rõ.

Tập luyện trong phòng lạnh khiến tâm trạng thoải mái nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Tập luyện trong phòng lạnh khiến tâm trạng thoải mái nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Những ảnh hưởng của việc tập thể dục trong phòng lạnh

Tập luyện trong phòng lạnh đem lại cảm giác dễ chịu vì trang phục không bị bết dính vì mồ hôi. Thời tiết nóng dễ gây mệt mỏi và uể oải gây ảnh hưởng tới tập luyện. Đó là lý do vì sao nhiều người thích tập thể dục trong phòng lạnh vào mùa hè. Tuy nhiên, tập luyện trong điều kiện này có thể dẫn tới một số ảnh hưởng không tốt sau cho cơ thể:

Gây đau nhức đầu và choáng váng

Việc tập luyện trong phòng kín và đông người sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm không khí. Vì mỗi giờ cơ thể người giải phóng khoảng 20 lít CO2, trong phòng kín lượng khí này sẽ không thể thoát ra ngoài. Phòng đông người thì nồng độ CO2 càng tăng cao, cộng với mùi mồ hôi của cơ thể khiến không khí bị ô nhiễm. Từ đó khiến người tập bị nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và khó chịu.

Nếu tập trong phòng kín và đông người thì nguy cơ ô nhiễm không khí cao
Nếu tập trong phòng kín và đông người thì nguy cơ ô nhiễm không khí cao

Gia tăng nguy cơ bệnh về đường hô hấp

Không khí trong phòng lạnh bị ô nhiễm do nồng độ CO2 cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi. Từ đó, chúng sẽ xâm nhập vào phổi qua mũi hoặc miệng, dẫn tới các chứng bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ho, ngứa họng, khó thở,… Khí lạnh từ điều hòa sẽ làm khô niêm mạc ở mũi, miệng, cổ họng, từ đó tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Khiến cơ thể không thể thải độc tố ra ngoài

Tác động của hơi lạnh khiến lỗ chân lông co lại, nhiệt độ cơ thể hạ thấp hoặc duy trì ổn định nên hạn chế sự hoạt động của tuyến mồ hôi. Việc này khiến các độc tố trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài. Về lâu dài, cơ thể sẽ yếu đi do lượng chất có hại tăng lên. Đó là lý do nhiều chuyên gia khuyên không nên tập thể dục trong phòng máy lạnh thường xuyên.

Gây ra các hiện tượng căng cứng cơ bắp do thiếu máu

Việc tập luyện giúp mạch máu giãn nở và kích thích tuần hoàn lưu thông. Mặc dù vậy, nếu cơ thể trong phòng lạnh lâu sẽ khiến mao mạch co lại, hạn chế lưu thông khí huyết. Khi cơ thể vận động, cơ bắp cần nhiều máu hơn bình thường. Nếu không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn tới căng cơ đau nhức, đặc biệt thường xảy ra ở vùng lưng, vai và gáy.

Hơi lạnh khiến cơ bắp dễ bị căng cứng gây chấn thương lúc tập luyện
Hơi lạnh khiến cơ bắp dễ bị căng cứng gây chấn thương lúc tập luyện

Hơi lạnh khiến độ ẩm giảm xuống gây khô da

Phòng lạnh khiến độ ẩm trong không khí giảm đi đáng kể. Điều này khiến da bị khô và thiếu nước, dẫn tới hiện tượng bong tróc các tế bào chết gây mất thẩm mỹ. Do vậy, những người tập thể dục trong phòng máy lạnh thường xuyên được khuyến cáo uống nhiều nước ấm, thoa các loại kem dưỡng ẩm để cân bằng lượng ẩm trên da.

Những lưu ý khi tập thể dục trong phòng máy lạnh

Nếu quá bận rộn không thể tập ngoài trời, bạn nên lưu ý những điều sau để hạn chế tác động không tốt khi tập thể dục trong phòng máy lạnh:

Không nên để mức nhiệt dưới 25 độ

Mức nhiệt an toàn nhất trong phòng lạnh để tập luyện là từ 25 độ trở lên. Ở nhiệt độ này cơ thể vẫn tuần hoàn ổn định, các mạch máu giãn nở giúp vận chuyển oxy và dưỡng chất tới cơ bắp.

Tránh luồng hơi lạnh trực tiếp phả vào người

Việc để luồng hơi lạnh phả trực tiếp vào người thực sự không tốt. Nó sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội cao xâm nhập vào cổ họng và phổi. Hệ quả là bạn sẽ cảm thấy đau họng, ho, sổ mũi và nhức đầu. Vì vậy nếu phải thường xuyên tập thể dục trong phòng máy lạnh thì hãy tránh nơi có luồng gió ra.

Hạn chế tập luyện trong phòng máy lạnh

Mỗi tuần bạn nên cố gắng tập luyện ngoài trời hoặc những nơi thoáng khí khoảng 3 – 4 buổi. Không khí được lưu thông giúp phổi hô hấp tốt hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm có hại.

Bạn nên dành 3 – 4 buổi/ tuần tập luyện ngoài trời
Bạn nên dành 3 – 4 buổi/ tuần tập luyện ngoài trời

Qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời có nên tập thể dục trong phòng máy lạnh không. Bạn nên cân bằng giữa việc tập trong nhà và ngoài trời để cơ thể khỏe mạnh. Nên chạy bộ trên máy để tăng cường chức năng hoạt động của phổi, bạn nhớ mở cửa sổ và để không gian thoáng trong lúc tập nhé.

10

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo