Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sức khỏe phụ nữ trong thai kỳ là vấn đề cực kỳ quan trọng, vì vậy rất nhiều câu hỏi được đặt ra về các tình trạng sức khỏe có thể mắc phải. Thường thấy nhất chính là mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không, mẹ bầu mất ngủ phải xử lý như thế nào thì hợp lý?

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Giấc ngủ là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Nếu đang tự hỏi mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào thì dưới đây là câu trả lời chuẩn xác nhất:

  • Mẹ bầu mất ngủ có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình tuần hoàn máu đến thai nhi, khiến cho thai nhi bị rơi vào tình trạng thiếu máu ngay từ khi còn đang trong bụng mẹ. 
  • Đồng thời với đó thì điều này gây ra những hệ lụy xấu đối với sự phát triển trí não, hoàn thiện các giác quan hoặc cấu trúc cơ thể thai nhi. Tỷ lệ dị tật hoặc mắc các căn bệnh bẩm sinh ở trẻ cũng sẽ tăng cao hơn nếu thai phụ thường xuyên bị mất ngủ trong thời kỳ mang thai.
Mẹ bầu mất ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với thai nhi
Mẹ bầu mất ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với thai nhi

Xem thêm: Bị đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng gì tới mẹ bầu?

Chúng ta đều đã biết được mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào. Tuy nhiên cũng đừng quên rằng sức khỏe của mẹ bầu cũng sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu bị mất ngủ thường xuyên khi mang thai. Một số tác hại có thể kể tới là:

Dễ nổi nóng

Những cơn mất ngủ kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, gây ra cảm giác khó chịu, cáu kỉnh rõ rệt. Nếu không có biện pháp khắc phục, mẹ bầu có thể phải đối mặt với một số căn bệnh về thần kinh cũng như thể chất nói chung.

Mẹ bầu mất ngủ rất dễ cáu gắt và nổi nóng
Mẹ bầu mất ngủ rất dễ cáu gắt và nổi nóng

Gây lão hóa da

Giấc ngủ bị gián đoạn hay thậm chí là mất ngủ trong khi mang thai sẽ trực tiếp làm cho các tế bào bị yếu đi. Có thể nhận biết rõ rệt thông qua một số vùng da nổi bật như khuôn mặt, tay, chân và đặc biệt là vùng bụng. Đây cũng là lý do vì sao phụ nữ dễ bị lão hóa da , chảy xệ và cực kỳ khó hồi phục sau khi sinh nở.

Giảm sút tinh thần

Với những chị em phụ nữ cuối thai kỳ, việc phải đối mặt với những cơn mất ngủ sẽ dẫn tới căng thẳng cực độ, mệt mỏi và suy giảm sức khỏe tinh thần. Đã có không ít trường hợp phụ nữ mang thai bị suy giảm tinh thần, rơi vào trầm cảm hay một số căn bệnh khác.

Giảm sút sức khỏe tinh thần nghiêm trọng do mất ngủ
Giảm sút sức khỏe tinh thần nghiêm trọng do mất ngủ

Chuyển dạ khi sinh lâu hơn

Theo nhiều nghiên cứu khoa học về sức khỏe, trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu phụ nữ bị mất ngủ thì thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn hẳn so với bình thường. Điều này cũng dẫn tới một số hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu, đặc biệt là với những người có thể trạng yếu.

Giảm khả năng tập trung

Như đã nói thì giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự hồi phục của cơ thể, nếu bị mất ngủ thì mẹ bầu dễ bị đau đầu, suy giảm khả năng tập trung cũng như tỉnh táo. Lượng tế bào thần kinh bị hao hụt nghiêm trọng, không được bổ sung kịp thời thông qua giấc ngủ là nguyên nhân chính khiến nhiều chị em phụ nữ bị đãng trí, hay quên sau khi sinh.

Suy giảm trí nhớ ở bà bầu do mất ngủ kéo dài
Suy giảm trí nhớ ở bà bầu do mất ngủ kéo dài

Tham khảo thêm: Cách làm nghệ hạ thổ cho bà bầu sau sinh đơn giản

Nguyên nhân gây nên mất ngủ khi mang thai

Mặc dù hiểu được mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào nhưng không phải ai cũng hiểu được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề tương tự, hãy so sánh với một số nguyên nhân như sau:

Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể sẽ trực tiếp gây ra một số ảnh hưởng đối với tinh thần. Điều này cùng lý giải vì sao nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng mất ngủ liên tục, và ngày càng kéo dài hơn khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Ốm nghén

Thường xuất hiện dưới dạng những cơn buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi và đặc biệt là mất ngủ. Những cơn nghén có thể xuất hiện đột ngột vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả lúc đang ngủ giữa đêm. Vì thế đây cũng là nguyên nhân thường gây ra tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

Những cơn ốm nghén nửa đêm làm gián đoạn giấc ngủ
Những cơn ốm nghén nửa đêm làm gián đoạn giấc ngủ

Thiếu dưỡng chất

Sự thiếu hụt về dưỡng chất cũng là nguyên nhân dẫn tới mất ngủ, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thiếu Vitamin, Canxi và Magie sẽ làm mất ngủ nhiều hơn. Điều này cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của hệ tiêu hóa nếu kéo dài mà không có biện pháp xử lý phù hợp.

Hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Nhiều mẹ bầu thường xuyên gặp phải vấn đề tiêu hóa như táo bón, ợ nóng. Lý do là bởi phải nạp vào cơ thể quá nhiều loại dưỡng chất để nuôi thai nhi. Những vấn đề này không chỉ gây ra sự khó chịu trong dạ dày mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt, giờ giấc ngủ nghỉ mỗi ngày.

Khó tiêu hoặc đau bụng trong thai kỳ gây khó ngủ
Khó tiêu hoặc đau bụng trong thai kỳ gây khó ngủ

Tiểu đêm

Trong thai kỳ, tử cung của chị em thường sẽ giãn nở rộng hơn nhằm tạo điều kiện để thai nhi phát triển. Thế nhưng điều này lại vô tình tạo áp lực chèn ép lên hệ bài tiết, bàng quang, thận cũng như ống dẫn tiểu. Dẫn tới những cơn buồn tiểu vào ban đêm và gián đoạn giấc ngủ, thường khiến cho nhiều mẹ bầu bị mất ngủ ban đêm và mệt mỏi vào ban ngày.

Đau mỏi cơ thể

Đau lưng, mỏi gối hay chuột rút là một số vấn đề thường thấy ở mẹ bầu. Những triệu chứng này có thể diễn ra nhiều hơn nếu mẹ bầu ít đi lại hoặc vận động thể chất. Tới cuối thai kỳ, những cơn đau mỏi này thường sẽ kéo dài hơn, khiến giấc ngủ chập chờn, khó ngủ hơn đối với mẹ bầu.

Mang thai khiến cơ thể chịu áp lực quá lớn
Mang thai khiến cơ thể chịu áp lực quá lớn

Tăng nhịp tim

Thực tế thì trong quá trình mang thai, trái tim luôn phải hoạt động với số nhịp nhiều hơn để đẩy máu đi nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên đây cũng là lý do vì sao mẹ bầu thường thở gấp, dẫn tới những lần giật mình thức giấc giữa đêm và bị mất ngủ.

Tham khỏa thêm: Nhịp tim chuẩn là bao nhiêu? Cách để duy trì nhịp tim chuẩn cho bà bầu

Các vấn đề về hô hấp

Trong một số trường hợp, sức đề kháng bị suy giảm khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh như viêm mũi, nhiễm trùng, cảm lạnh khiến hệ hô hấp bị yếu đi. Những dấu hiệu như ngạt mũi, ho, khó thở về đêm khi nhiệt độ hạ thấp cũng là lý do vì sao nhiều mẹ bầu bị mất ngủ thường xuyên.

Mẹ bầu tức ngực và khó thở cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ
Mẹ bầu tức ngực và khó thở cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ

Kích thước thai nhi

Với những ai thắc mắc mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không thì nên biết rằng kích thước thai nhi tăng lên cũng gây áp lực lên cơ thể mẹ bầu. Khiến cho việc vận động, đi đứng bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí là cảm giác nằm nghỉ cũng cực kỳ khó khăn, khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hơn.

Rối loạn tâm lý

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể phải đối mặt với một số triệu chứng rối loạn tâm lý, lo lắng và bất an. Điều này cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài, khiến mẹ bầu trở nên căng thẳng và dễ bị trầm cảm sau sinh.

Cách khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai

Chúng ta đều đã biết được nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất ngủ cũng như mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào. Do đó hãy áp dụng ngay một số phương pháp sau đây nhằm hạn chế tối đa tình trạng mất ngủ:

  • Xây dựng giờ giấc sinh hoạt một cách hợp lý, cân đối thời gian sinh hoạt để cơ thể tự hình thành thói quen nghỉ ngơi đúng giờ.
  • Ngủ trưa đúng giờ và ngủ đủ cũng là một yếu tố quan trọng, giúp đảm bảo cơ thể có thời gian nghỉ ngơi vào buổi trưa cũng như ổn định lại thời gian ngủ vào buổi tối.
  • Với phụ nữ đang trong thai kỳ, hãy để gối lên cao để kê đầu và nằm nghiêng sang 1 bên. Điều này sẽ tạo thành tư thế thoải mái, giúp cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
  • Một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, an thần và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Do đó hãy chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý, hỗ trợ thư giãn tinh thần để ngủ ngon
  • Tập luyện thể dục dạng nhẹ, thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể bớt nhức mỏi, khỏe khoắn và thoải mái hơn. Nhờ đó mà giấc ngủ cũng đến dễ dàng hơn, ngủ ngon và không còn bị trằn trọc giữa đêm đối với mẹ bầu.
Cần áp dụng nhiều cách thức khác nhau nhằm hỗ trợ mẹ bầu ngủ ngon hơn
Cần áp dụng nhiều cách thức khác nhau nhằm hỗ trợ mẹ bầu ngủ ngon hơn

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn đọc hiểu được mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Hãy chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như điều chỉnh thói quen vận động để cải thiện chất lượng giấc ngủ trong thai kỳ. S-Life chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh và vui vẻ!

19

Bài viết hữu ích ?

Do một số thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể, sự thay đổi về vóc dáng khi mang thai, rối loạn tâm lý hay đơn giản là xáo trộn trong sinh hoạt thường ngày. Tất cả những yếu tố này đều có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.

Mẹ bầu nên ưu tiên ngủ đủ 8 tiếng vào buổi tối và ngủ thêm khoảng 30 phút vào buổi trưa. Điều này rất tốt đối với sức khỏe mẹ bầu, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ một cách đáng kể.

Mật ong và sữa là 2 trong nhiều loại thức uống dành cho bà bầu đang bị mất ngủ. Những thức uống này có thể hỗ trợ thư giãn tinh thần và cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon và hạn chế tình trạng mất ngủ tương đối hiệu quả.

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo