- Mặc định
- Lớn hơn
Nếu bạn chưa biết hội chứng Psychopath là gì, thì hãy thận trọng bởi đây là một bệnh lý về tinh thần khá phổ biến hiện nay. Tham khảo bài viết dưới đây để nhận diện hội chứng Psychopath thông qua các dấu hiệu và có biện pháp điều trị kịp thời nhất!
Hội chứng psychopath là gì?
Thực tế thì có rất nhiều người chưa biết hội chứng Psychopath là gì, ảnh hưởng tới sức khỏe tin thần ra sao và có nguy hiểm hay không. Chính vì thế, chúng ta sẽ cần phải phân tích cụ thể hơn về hội chứng này như sau:
- Hội chứng Psychopath dùng để chi những người bị đa nhân cách, rối loạn nhân cách phản xã hội. Có thể nói đây là một trong những rối loạn sức khỏe tinh thần khó phát hiện nhất. Người bị hội chứng Psychopath thường có nhiều hành vi chống đối xã hội, rối loạn nhân cách dẫn tới các hành động trái chiều trong cuộc sống, làm đời sống của họ bị đảo lộn.
- Người mắc hội chứng Psychopath có bề ngoài rất bình thường, nhưng bên trong đó là sự rối loạn và tràn đầy xung đột của các nhân cách khác nhau. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng người mắc hội chứng Psychopath có tỷ lệ phạm tội cao gấp nhiều lần so với người thường. Cũng vì lý do đó mà nhiều người hiện nay đang bắt đầu tìm hiểu hội chứng Psychopath là gì, và đề ra các biện pháp phòng ngừa chữa trị ngay từ khi mới mắc phải.
4 Dạng Psychopath thường gặp
Chúng ta đều đã biết được hội chứng Psychopath là gì, nhưng đừng chủ quan bởi hội chứng này có tới 4 dạng khác nhau. Bao gồm:
- Disaffiliated Type: Là dạng phổ biến nhấn của hội chứng Psychopath, những người mắc bệnh ở dạng này thường có rất ít mối quan hệ xã hội, đôi khi là cách ly hoàn toàn so với cộng đồng và gia đình.
- Hostile Type: Thường được nhận biết khá rõ rệt, thường có biểu hiện tức giận, bốc đồng và có xu hướng chuyển sang hiếu chiến, bạo lực và sẵn sàng va chạm bất cứ lúc nào.
- Disempathetic Type: Có xu hướng quan tâm cực đoan tới một số người khác, thường cực kỳ chú trọng chăm sóc và bảo bọc theo chiều hướng thái quá làm người khác cảm thấy khó chịu hoặc sợ hãi.
- Cheated or Aggressive Type: Luôn luôn có cảm giác bị cả thế giới công kích, lo lắng và tìm mọi cách để chống đối cộng đồng khi có cơ hội.
Các dấu hiệu nhận biết của hội chứng psychopath
Muốn nhận biết hội chứng Psychopath là gì một cách chính xác hơn, chúng ta nên đi sâu vào các dấu hiệu của hội chứng Psychopath sau đây:
Thích được khen ngợi
Đối với người bị hội chứng Psychopath thì điều mà họ yêu thích nhất chính là sự chú ý. Họ luôn yêu thích việc được chú ý và khen ngợi để khiến người khác cảm thấy thấp kém hơn, thông qua đó làm người khác bộc lộ sự tự ti và thấp kém để làm thỏa mãn bản thân.
Ngủ ít
Những người mắc phải hội chứng Psychopath thường sẽ ngủ ít hơn người bình thường, trung bình họ chỉ ngủ được từ 4 – 6 tiếng trong đêm vì thường dễ kích động, tinh thần không ổn định. Tuy nhiên việc ngủ ít hơn hoàn toàn không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm xúc của họ khi hoạt động ban ngày.
Xem thêm: Hướng dẫn 5 cách tự nhiên chống mất ngủ tốt nhất hiện nay
Thích làm cho người khác cảm thấy có lỗi
Người mắc hội chứng Psychopath thường không nhận thức được lỗi lầm của bản thân, có xu hướng đổ lỗi hoặc thao túng tâm lý để người khác cảm thấy có lỗi. Đặc biệt thích việc kích động người khác, cảm thấy hưng phấn và thoải mái trong việc giả tạo khi giao tiếp.
Ít có cảm xúc
Theo nhiều nghiên cứu khoa học về tâm lý, người mắc hội chứng Psychopath thường không thể hiện cảm xúc của bản thân. Nói ngắn gọn hơn là vô cảm, thậm chí là không có cảm giác sợ hãi.
Thích gây sự chú ý
Người bị mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối thường thích sự chú ý, và thành công tạo dựng được bề ngoài thân thiện. Họ có thể khiến bất cứ ai tin tưởng với hình tượng vô hại của bản thân. Đây là một dấu hiệu rất khó để phát hiện nếu như không có thời gian tiếp xúc lâu dài.
Thường xuyên nói dối
Đối với người mắc hội chứng Psychopath thì nói dối là điều thường xuyên xảy ra. Họ có xu hướng nói dối để không cảm thấy áy náy hay xấu hổ với những hành vi xấu gây ra, tìm cách lấp liếm lỗi lầm bản thân trong nhiều tình huống bất lợi. Cũng vì lý do này mà họ luôn phủ nhận trách nhiệm của bản thân trong một số vấn đề cuộc sống.
Không thích tuân theo quy tắc
Bạo lực, nóng nảy và sẵn sàng phá vỡ quy tắc là những gì dùng để nói về người mắc hội chứng Psychopath. Họ luôn coi bản thân là hàng đầu, không tuân theo quy tắc và thường xuyên kích động nhằm lôi kéo sự đồng thuận của người khác. Đây là lý do vì sao người mắc hội chứng Psychopath thường có xu hướng chống đối xã hội.
Trí nhớ bất ổn
Sự chuyển biến bất chợt giữa các nhân cách khiến cho chủ thể bị rối loạn trí nhớ, thường hay quên và không thể nắm bắt những thông tin quan trọng trong một vài trường hợp. Đây là dấu hiệu tương đối rõ ràng mà bạn nên chú ý nếu chưa biết hội chứng Psychopath là gì.
Lòng tự trọng thấp
Người bị hội chứng Psychopath gần như không có lòng tự trọng bởi họ không thể xác định được tiềm năng của bản thân. Tất cả những gì họ nhận biết về năng lực đều thông qua lời khen của người khác. Cũng vì vậy mà họ thường sẵn sàng nói dối để có được sự khen ngợi.
Sợ bị bỏ rơi
Những người bị mắc hội chứng Psychopath rất dễ làm cho người khác cảm thấy sợ hãi vì các hành vi hoang tưởng xuất phát từ sự cô đơn, sợ bị bỏ rơi của người bệnh. Điều này lý giải vì sao người bị bệnh thường quan tâm thái quá tới một số đối tượng và có xu hướng kiểm soát cao.
Nguyên nhân dẫn tới hội chứng Psychopath
Hiểu rõ hội chứng Psychopath là gì chưa đủ, chúng ta cần phải xác định nguyên nhân nào có thể dẫn tới hội chứng này. Theo các nghiên cứu khoa học, có một số nguyên nhân tiêu biểu như sau:
- Do di truyền gần như là nguyên nhân bất khả kháng, một số mã gen di truyền sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh và dẫn tới bệnh lý dần phát triển khi lớn lên. Chính vì lý do này mà hội chứng Psychopath mới được đánh giá là nguy hiểm và khó nhận biết.
- Do chấn thương não bộ làm ảnh hưởng trực tiếp tới trung khu thần kinh, gây ảo giác và làm rối loạn nhân cách rõ rệt. Các chấn thương não bộ này cũng được đánh giá là nguy hiểm và để lại nhiều mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe thể chất về lâu dài.
- Do các biến chứng từ bệnh tật hoặc các căn bệnh liên quan tới tinh thần, khiến cho người bệnh mắc phải biến chứng và dần dần mất đi sự nhận thức chuẩn xác về nhân cách bản thân.
- Do các yếu tố ngoại cảnh môi trường sống tác động, về lâu dài làm méo mó nhân cách và dẫn tới rối loạn nhân cách kéo dài. Đây là một nguyên nhân tương đối nguy hiểm vì nó làm ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách của những người sống trong môi trường đó.
Điều trị hội chứng Psychopath như thế nào?
Xác định được hội chứng Psychopath là gì, có những dấu hiệu gì và bắt nguồn từ nguyên nhân nào sẽ tạo điều kiện trị liệu an toàn hơn. Dưới đây là một số biện pháp trị liệu phổ biến:
- Điều trị với bác sĩ tâm lý là phương án đầu tiên cần thực hiện, các liệu trình điều trị tâm lý thường mang đến hiệu quả rất tốt, giúp người bệnh kiểm soát tinh thần cũng như hạn chế các rối loạn bất chợt.
- Thay đổi suy nghĩ tích cực cũng là một cách điều trị hội chứng Psychopath, bởi phần lớn những chuyển biến về tâm lý ở người mắc hội chứng Psychopath đều xảy ra khi tâm trạng tiêu cực. Điều này cần được cải thiện đều đặn và liên tục nếu muốn điều trị dứt điểm.
- Xây dựng lối sống khoa học lành mạnh giúp tinh thần trở nên khỏe mạnh hơn là điều đã được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh xác nhận. Đặc biệt đối với người đang có dấu hiệu mắc hội chứng Psychopath thì đây là một điều cực kỳ cần thiết.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ, bạn đọc sẽ hiểu được hội chứng Psychopath là gì, xác định được dấu hiệu, tìm được nguyên nhân và áp dụng biện pháp điều trị kịp thời. Và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của S-Life trong thời gian tới bạn nhé!