- Mặc định
- Lớn hơn
Béo phì là một trong những nỗi lo thường trực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người mắc phải. Cũng vì vậy mà chúng ta nên tìm hiểu cụ thể hơn về tác hại của béo phì, xác định nguyên nhân và đưa ra cách phòng ngừa ngay từ bây giờ.
Xác định thể trạng tiêu chuẩn cho người béo phì
Trước khi phân tích cụ thể về các tác hại của béo phì, chúng ta phải xác định được mức cân nặng như thế nào thì được coi là béo phì. Có thể dựa trên chỉ số BMI cân nặng tiêu chuẩn như sau:
Phân loại | BMI |
Thể trạng gầy | <18,5 |
Bình thường | 18,5 – 22,9 |
Thừa cân | 23 |
Tiền béo phì | 23 – 24,9 |
Béo phì độ I | 25 – 29,9 |
Béo phì độ II | 30 – 34,9 |
Béo phì độ III | >35 |
Chỉ số BMI được tính dựa trên công thức sau đây:
BMI = cân nặng/chiều cao x 2 (đơn vị cân nặng: kg; chiều cao: m)
Ví dụ: một người có chiều cao 1m60, cân nặng 90kg sẽ được tính như sau:
BMI = 90/(1,60)2 = 28,1 (kg/m2)
Như vậy có thể xác nhận rằng người này đang ở mức béo phì độ I. Thông qua mức chỉ số đo lường BMI cụ thể như trên, chúng ta có thể dễ dàng xác định mức độ béo phì và có biện pháp xử lý thích hợp hơn, hạn chế tối đa những tác hại của béo phì có thể xảy tới.
Xem thêm: Cách đo cân nặng khi không có cân chính xác
Béo phì thừa cân có nguy hiểm không?
Nếu nói đến tình trạng béo phì thì chúng ta phải khẳng định rằng đây là vấn đề gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe thể chất và tinh thần, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ phải đối mặt với những tác hại của béo phì sau đây:
Gây tiểu đường
Có thể nói rằng đây là tác hại của béo phì thường thấy nhất, do các tế bào mỡ tích tụ nhiều trong cơ thể sản sinh ra hormone kích thích gây viêm. Những vùng bị viêm này khiến cho cơ thể phản chậm hơn với Insulin, ức chế trực tiếp quá trình chuyển hóa chất béo và Carbohydrate.
Đây mới chính là nguyên nhân làm cho lượng đường trong máu tăng cao, dẫn tới bệnh tiểu đường và một loạt biến chứng nguy hiểm khác. Nếu bạn bị béo phì thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường có thể tăng thêm 10 – 15% so với người bình thường.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong những tác hại của béo phì thì bệnh tim mạch là một vấn đề hết sức đáng lo ngại, huyết áp và các chỉ số lipoprotein, triglycerides, đường huyết và các vùng viêm cũng sẽ tăng theo. Tất cả những vấn đề này đều sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc tắc mạch máu trở tăng vọt.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người béo phì có nguy cơ mắc bệnh mạch vành thêm 30%, và con số này có thể tăng lên tới 64% đối với tình trạng thiếu máu cục bộ.
Dễ rơi vào trầm cảm
Có thể nói rằng tác hại của béo phì cũng gây ảnh hưởng không hề ít lên tinh sức khỏe tinh thần, khiến cho nhiều người bắt đầu mặc cảm và tự ti về vẻ bề ngoài. Đây là điều rất dễ hiểu bởi vẻ bề ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp xã hội, nhược điểm về hình thể do béo phì được đánh giá là một trong những nguyên nhân chủ đạo dẫn tới tình trạng stress, căng thẳng, lâu ngày chuyển thành trầm cảm.
Để giảm cân nhanh chóng bạn có thể sử dụng máy giảm béo G5 này nhé
Cản trở khả năng hô hấp
Trong một số trường hợp, cân nặng quá lớn do béo phì có thể trực tiếp cản trở khả năng hô hấp, giảm lượng dưỡng khí mà bạn nạp vào cơ thể trong khoảng thời gian ngắn. Đây là tác hại của béo phì, được thể hiện tương đối rõ rệt nếu bạn phải vận động ở cường độ cao, đặc biệt là khi tập luyện thể thao hoặc vừa di chuyển một quãng đường dài.
Nguy cơ bị ung thư cao hơn
Theo nhiều nghiên cứu ý khoa đã được công bố trước đây, người bị béo phì thường có tỷ lệ mắc chứng ung thư thực quản, tuyến tụy, đại trực tràng, nội mạc tử cung và thận cao hơn hẳn so với người bình thường. Đây đều là những khu vực có nhiệm vụ chuyển hóa dưỡng chất nạp vào cơ thể.
Đặc biệt là nếu béo phì ở mức độ nặng thì tỷ lệ tử vong khi mắc các căn bệnh ung thư này cũng tăng lên đến hơn 50%. Đây thực sự là con số đáng báo động đối với sức khỏe nếu bạn đang ở vào ngưỡng cân nặng bị xác định là béo phì.
Làm giảm khả năng sinh sản
Có thể nói rằng người bị béo phì thường sẽ gặp phải hạn chế rất lớn trong các hoạt động tình dục và thụ thai.
Khả năng mang thai trở nên ít hơn bởi một số chứng bệnh như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và biến chứng khi sinh nở. Ngoài ra thì béo phì cũng làm tăng tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Ở nam giới, tỷ lệ mắc chứng rối loạn cương dương khi béo phì là khá cao, chất lượng tinh trùng cũng không thực sự tốt do chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình trạng béo phì.
Suy giảm chức năng não
Tác hại của béo phì cũng được thể hiện tương đối rõ rệt nếu nói về não bộ. Một số phân tích và đánh giá y khoa chỉ ra rằng người có mức cân nặng cao, thuộc mức béo phì có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn người bình thường tới 42%. Ngoài ra nó cũng gây suy giảm trí nhớ cục bộ, ảnh hưởng tới nhận thức của não bộ trong một số trường hợp đặc biệt.
Cản trở quá trình vận động thể chất
Người béo phì chắc chắn sẽ gặp phải khó khăn với những hoạt động thể chất tốc độ hoặc chuyển động ở cường độ cao. Có thể khẳng định rằng bạn sẽ không thể chạy nhanh hay di chuyển linh hoạt nếu cân nặng của cơ thể vượt ngưỡng tiêu chuẩn. Đây là tác hại của béo phì được nhiều người nhận thức rõ ràng, và vẫn đang cố gắng mỗi ngày để tập luyện giảm cân.
Gây áp lực lớn lên xương khớp
Cân nặng càng cao thì áp lực trọng lượng lên các vùng xương khớp càng lớn. Đặc biệt những khu vực như khớp gối, cổ chân, thắt lưng thì áp lực phải chịu là cực kỳ cao. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người béo phì hoặc cân nặng quá lớn thường bị thêm một số chứng bệnh liên quan tới xương khớp, khiến cho khả năng vận động ngày một suy giảm rõ ràng.
Mắc các bệnh lý về da
Nếu nói về tác hại của béo phì thì các bệnh lý da liễu cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Một số vùng da có nếp gấp do thừa cân lâu ngày sẽ biến chuyển thành vết phát ban, cùng với đó là một số căn bệnh da liễu cũng phát sinh tại các vùng nách, bẹn, cổ do rối loạn trao đổi chất. Lý do là bởi người béo phì có mức Insulin và C-Peptide cao, khi mức chỉ số của 2 chất này tăng đột biến thì nguy cơ mắc bệnh da liễu cũng tăng theo.
Suy giảm sức khỏe cục bộ
Béo phì được khẳng định là một trong những nguyên nhân dẫn tới các căn bệnh nghiêm trọng như sỏi mật, gout, bệnh thận mãn tính, gan nhiễm mỡ, trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không có biện pháp điều chỉnh cân nặng kịp thời, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị suy giảm sức khỏe cục bộ ngay từ khi còn rất trẻ.
Xem thêm: 20 cách giảm cân tự nhiên tại nhà không dùng thuốc
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì thừa cân
Khi đã nắm bắt những tác hại của béo phì đối với sức khỏe, chúng ta cần xác định nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này. Một số nguyên nhân thường thấy nhất là:
- Người có cơ địa hấp thụ tốt, chuyển hóa chất béo chậm và dễ dàng chuyển hóa năng lượng thừa thành mỡ.
- Người mắc bệnh béo phì bẩm sinh, cân nặng tăng nhanh mất kiểm soát chỉ trong một thời gian ngắn
- Người có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều thức ăn nhanh, ít ăn rau và đặc biệt là sử dụng đồ uống có nhiều đường.
- Người ít vận động thể chất, có thói quen ngồi nguyên một chỗ trong thời gian dài do đặc thù công việc.
- Người ở độ tuổi trung niên, điều kiện ăn uống tốt hơn và không có thói quen kiểm soát năng lượng.
- Phụ nữ sau sinh không giảm cân được, tích tụ quá nhiều năng lượng thừa trong quá trình mang thai và có xu hướng tăng cân dần đều.
Biện pháp phòng chống béo phì cần áp dụng
Những tác hại của béo phì là tương đối rõ ràng, nhưng cũng vì vậy mà bạn phải có biện pháp phòng chống béo phì cụ thể. Bao gồm:
Ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý, tăng cường các loại dưỡng chất cần thiết như Protein, Canxi, Vitamin. Cùng với đó là cắt giảm lượng đường và tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày xuống mức thấp nhất có thể. Chế độ ăn được điều chỉnh sẽ tạo điều kiện kiểm soát năng lượng và dưỡng chất nạp vào cơ thể, hạn chế tối đa nguy cơ bị tăng cân béo phì.
Tập luyện
Với những ai có thói quen ngồi làm việc nguyên một vị trí trong thời gian dài, hãy thử bắt đầu một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao để thúc đẩy đốt cháy nhiều năng lượng hơn. Nhờ vào đó mà làm giảm nguy cơ bị tăng cân béo phì một cách đáng kể nếu chăm chỉ tập liên tục.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Một số thói quen như ngủ muộn, ăn uống không đúng giờ, bỏ ăn sáng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn dần trở nên béo phì. Hãy chủ động thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, điều chỉnh giờ giấc ăn uống để làm chủ cân nặng hiệu quả hơn ngay từ hôm nay.
Áp dụng giảm cân thẩm mỹ
Đôi khi những tác hại của béo phì sẽ không thể loại bỏ triệt để nếu cân nặng của bạn ở mức cao, quá khó để giảm cân. Nếu rơi vào tình trạng đó, hãy chuyển sang phương án sử dụng các loại máy giảm béo công nghệ cao, thúc đẩy chuyển hóa dưỡng chất và đào thải mỡ với tốc độ cao hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà S-Life chia sẻ về chủ đề cân nặng, giúp bạn đọc biết rõ tác hại của béo phì và có được biện pháp phòng chống từ sớm. Hãy ghi nhớ và áp dụng các phương pháp hợp lý để kiểm soát cân nặng, hạn chế nguy cơ béo phì để giữ được sức khỏe ổn định bạn nhé!