Cách tập xe đạp nhanh nhất ĐƠN GIẢN cho người trưởng thành

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Đạp xe là bộ môn thể thao phổ biến và đã rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Hoạt động đạp xe tưởng chừng rất đơn giản nhưng đối với nhiều người, kể cả trẻ em hay người lớn thì việc làm quen với dụng cụ này còn khá khó khăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cách tập xe đạp nhanh nhất, đơn giản nhất thích hợp cho mọi đối tượng.

Chọn địa điểm thích hợp

Đạp xe được coi là một môn thể thao tốc độ do tính di chuyển nhanh, liên tục. Vậy nên điều quan trọng đầu tiên khi muốn học cách tập xe đạp nhanh nhất đó là cần tìm được không gian thích hợp để luyện tập. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn một không gian đủ rộng, ít có chướng ngại vật hay xe cộ qua lại để giúp việc luyện tập an toàn hơn.

Ngoài ra, không gian tập cũng cần ưu tiên bề mặt bằng phẳng, không gồ ghề. Thông thường, bề mặt đường nhựa hoặc sân bê tông sẽ đủ chắc chắn và giúp chúng ta dễ đạp xe hơn. Tuy nhiên khi tập trên sân cứng thì cần trang bị bảo hộ tay chân bởi có thể gây trầy xước nếu ngã xe. Ngược lại, tập trên sân đất hay sân cỏ sẽ êm ái, an toàn hơn, tuy nhiên lại gây khó khăn nhất định trong việc làm quen với xe đạp.

Nên chọn mặt sân bằng phẳng, rộng và an toàn để tập xe
Nên chọn mặt sân bằng phẳng, rộng và an toàn để tập xe

Chọn trang phục và bảo hộ

Đạp xe là bộ môn tập luyện đơn giản dành cho những người đã quen sử dụng xe đạp. Tuy nhiên di chuyển trên dụng cụ hai bánh này thực sự là một trở ngại với những người chưa biết cách đi xa và gần như không thể tránh khỏi các nguy cơ té ngã. Vì vậy, một trong những cách tập xe đạp nhanh nhất hiệu quả đó là cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cũng như lựa chọn trang phục luyện tập thích hợp.

Theo đó, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý như sau:

  • Chọn đồ bảo hộ cho các vị trí dễ chấn thương như mũ bảo hiểm, găng tay, lót đầu gối chân và lót khuỷu tay.
  • Đi giày thể thao thích hợp, ưu tiên các loại giày vừa vặn, thoải mái, đế giày êm ái để dễ chống chân.
  • Chọn quần áo vừa thân người, chất vải dày dặn, thấm hút tốt để hạn chế trầy xước khi ngã.
  • Hạn chế các dụng cụ rườm rà, gây vướng víu hay cản trở việc tập xe.
Chọn trang phục phù hợp và đồ bảo hộ nếu cần thiết
Chọn trang phục phù hợp và đồ bảo hộ nếu cần thiết

Điều chỉnh xe đạp

Sau khi đã có những sự chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta sẽ bắt đầu tiếp xúc và làm quen với chiếc xe đạp của mình. Để cho việc tập xe được diễn ra dễ dàng, hiệu quả nhất, trước tiên cần điều chỉnh xe đạp sao cho vừa với thân người và tạo cảm giác thuận tiện khi vận động.

Để điều chỉnh xe đạp khi thực hiện cách tập xe đạp nhanh nhất, bạn thực hiện bằng cách:

  • Thử ngồi lên xe đạp để xem cảm giác chân và mông có cần vươn quá nhiều hay yên  xe có quá cao hay không.
  • Điều chỉnh độ cao yên xe đạp sao cho khi mông ngồi trên yên, chân có thể để thẳng thoải mái và bàn chân vừa chạm tới mặt đất.
  • Điều chỉnh cơ thể cầm lấy ghi đông xe đạp, đảm bảo khoảng cách từ phần tay cầm lái tới vị trí bóp phanh xe vừa phải, dễ chạm tới.
  • Cuối cùng, kiểm tra lại tình trạng của phanh xe, lốp xe xem có đang hoạt động tốt hay không. Trường hợp xe mới và lốp quá căng cứng, bạn có thể xì bớt hơi ra để làm mềm lốp, tăng ma sát bánh xe để dễ tập hơn.
Kiểm tra và điều chỉnh độ cao yên cho phù hợp
Kiểm tra và điều chỉnh độ cao yên cho phù hợp

Luyện tập lên và xuống xe

Mặc dù xe đạp chỉ là một phương tiện đơn sơ, nhỏ bé nhưng việc lên và xuống xe khi không dựng chân chống cũng là kỹ thuật gây khó khăn cho nhiều người. Vì vậy, khi đã thành thạo việc lên xuống xe có nghĩa là chúng ta đã nắm được cơ bản cách tập xe đạp nhanh nhất.

  • Đối với lên xe: khi lên xe, thực hiện nghiêng xe về một bên để cân bằng trọng lượng với cơ thể, đồng thời giữ bóp phanh để cố định bánh xe, tránh xe bị lăn đi khi đang tập.
  • Khi xuống xe: luôn nhớ bóp phanh để xe đạp dừng hẳn lại, giữ phanh, sau đó chống một chân xuống đất cho chắc chắn, nghiêng xe về bên chân chống và bước chân kia xuống. 
Học cách tập xe đạp nhanh nhất với kỹ năng phanh xe
Học cách tập xe đạp nhanh nhất với kỹ năng phanh xe

Học cách phanh xe an toàn

Khi luyện tập cách tập xe đạp nhanh nhất thì phanh xe cũng là một bước quan trọng mà bất cứ người mới nào cũng cần nắm vững. Phanh xe đóng vai trò quan trọng và cũng là bộ phận luôn cần được kiểm tra cẩn thận trước khi đạp xe, kể cả đối với người đạp chuyên nghiệp. Việc bóp phanh xe không chỉ là cách chúng ta dừng xe lại mà còn có thể hạn chế các tai nạn, va đụng không mong muốn.

Tuy nhiên, kể cả khi không có chướng ngại vật, nếu phanh xe không đúng lực, phanh quá bất ngờ cũng có thể khiến người đạp “tự ngã”. Cách tập xe đạp nhanh nhất đối với phanh xe là tập phanh bắt đầu từ khi dắt bộ, lần lượt phanh từng bên tay, sau đó phanh bằng cả hai tay. Làm quen và ghi nhớ cảm giác phanh xe để biết điều chỉnh lực tay bóp cho phù hợp khi muốn dừng xe an toàn.

Học cách tập xe đạp nhanh nhất với kỹ năng phanh xe
Học cách tập xe đạp nhanh nhất với kỹ năng phanh xe

Tập đi và giữ thăng bằng khi đạp xe

Xe đạp là dụng cụ di chuyển bằng vòng xoay của hai bánh xe theo chiều dọc nên nguyên tắc quan trọng của cách tập xe đạp nhanh nhất đó là cần giữ được thăng bằng khi bánh xe quay. Thực chất, để giữ thăng bằng khi đạp xe không quá khó khăn, bạn đọc cần ghi nhớ một vài mẹo như sau:

  • Không nên quá căng thẳng, cần thả lỏng toàn bộ cơ thể, đặc biệt là khớp cổ tay, vai và cổ chân để cơ thể linh hoạt hơn khi tập thăng bằng.
  • Học cách bắt đầu đạp từ lực đẩy của chân trụ để xe chạy vững vàng nhất, chân còn lại dồn lực đạp vòng đầu tiên để lấy đà cho bánh lăn.
  • Học cách điều chỉnh xe đạp để cân bằng trọng lượng, nghiêng ghi đông về bên trái hoặc bên phải kịp thời ghi cảm thấy xe chuẩn bị nghiêng, đồng thời sử dụng trọng lượng cơ thể để giữ cho xe thăng bằng.
  • Khi đã đi được những vòng đạp đầu, cần cố gắng giữ nhịp đạp đều, ổn định để xe thăng bằng dễ hơn.
  • Đối với trẻ em, có thể tập trước bằng loại xe đạp có gắn hai bánh phụ thăng bằng phía sau. Khi bé đã đủ tự tin thì tháo bỏ để bé tập bằng xe hai bánh.
Thả lỏng cơ thể sẽ giúp thăng bằng tốt hơn
Thả lỏng cơ thể sẽ giúp thăng bằng tốt hơn

Những câu hỏi thường gặp

  • Trẻ em bao nhiêu tuổi có thể đi xe đạp?

Trẻ em từ 3 đến 4 tuổi có thể tập xe đạp, đây là độ tuổi mà các cơ quan của cơ thể trẻ đã phát triển khá ổn định và trẻ cần được vận động nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 

  • Không biết đi xe đạp có đi được xe đạp điện không?

Không biết đi xe đạp hoàn toàn có thể đi được xe đạp điện. Tuy nhiên, bạn nên tập xe đạp trước khi đi xe đạp điện bởi xe đạp thường dễ giữ thăng bằng hơn xe đạp điện.

S-Life hy vọng với các hướng dẫn cách tập xe đạp nhanh nhất trên đây, bạn đã có thể nắm bắt được các bí kíp cơ bản khi làm quen với bộ môn đạp xe. Đừng quên luyện tập thật chăm chỉ để sớm có kỹ năng thành thạo và nhận được những lợi ích tuyệt vời từ bộ môn thể thao thú vị này.

187

Bài viết hữu ích ?

Xe đạp phù hợp sẽ giúp cách tập xe đạp nhanh nhất trở nên dễ dàng hơn. Một số tiêu chí quan trọng khi chọn mua xe đạp đó là: nhu cầu sử dụng (luyện tập, giải trí, thi đấu,...); đối tượng sử dụng, vóc dáng người dùng, kích thước của xe, chất liệu khung xe, ngoại hình của xe đạp, giá thành, thương hiệu xe,...

Đạp xe đúng tư thế là cách tập xe đạp nhanh nhất và tốt nhất cho sức khỏe. Theo đó, khi đạp xe, chúng ta cần lưu ý tư thế bao gồm: cách cầm ghi đông, tư thế ngồi và tư thế đạp. Trong đó, nguyên tắc quan trọng là cầm ghi đông thoải mái, thả lỏng cổ tay, vai mở rộng; tư thế ngồi thẳng lưng, hơi đổ người về phía trước và thực hiện đạp xe theo đúng trình tự đạp, kéo, nâng, đẩy với bàn đạp.

Bạn có thể chọn mua xe đạp ở các cửa hàng bán xe đạp hoặc thiết bị tập thể thao nhưng cần lưu ý chọn cửa hàng uy tín, chọn các thương hiệu lớn nếu như cần một chiếc xe đảm bảo chất lượng. Một vài hãng xe đạp nổi tiếng, chất lượng tốt mà bạn có thể thử tham khảo như xe đạp Asama, Giant, Martin, Trinx,...

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo