Hướng dẫn cách sửa đèn led hiệu quả tại nhà

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Đèn led là thiết bị chiếu sáng thông dụng được dùng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống cũng như trong các đồ dùng gia đình. Mặc dù sử dụng đèn led thường xuyên nhưng không phải ai cũng biết cách sửa lỗi đèn khi có vấn đề xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và hướng dẫn bạn những cách sửa đèn led hiệu quả nhất ngay tại nhà.

Đèn led là thiết bị điện thông dụng
Đèn led là thiết bị điện thông dụng

Các lỗi thường gặp và cách sửa đèn led tại nhà

Đèn led là thiết bị quan trọng trong cuộc sống hàng ngày nhưng cũng rất dễ xảy ra trục trặc khi dùng không đúng cách. Dưới đây sẽ là một vài lỗi phổ biến nhất khi dùng đèn led và cách khắc phục mà bạn có thể tham khảo. 

Đèn led không sáng 

Đèn led không sáng khi bật công tắc là một trường hợp tương đối phổ biến và thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước tiên bạn cần xác định được tại sao bóng đèn led không sáng sau đó mới có cách sửa đèn led phù hợp. 

Các nguyên nhân phổ biến:

  • Không có nguồn điện.
  • Dây dẫn điện bị hở, bị đứt hay chập cháy.
  • Chip led bị hỏng do cháy.
  • Bộ nguồn đèn không phù hợp hoặc hết tuổi thọ.
  • Bộ tản nhiệt đèn kém hoặc bị khô keo. 

Cách khắc phục đèn led không sáng:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng nguồn điện và dây dẫn của đèn. Đối với trường hợp do nguồn điện hay dây điện bị đứt, bạn thực hiện kiểm tra lại đường điện và thay thế, nối dây nếu cần thiết.
  • Bước 2: Trường hợp đui đèn hết tuổi thọ hay bóng cháy thì thực hiện thay đui, bóng mới.
  • Bước 3: Nếu đèn vẫn không sáng, kiểm tra tình trạng bên trong đèn cũng như bộ phận tản nhiệt.
  • Bước 4: Thổi bụi cho nguồn tản nhiệt và tra keo làm mát.
Bóng đèn led không sáng là một tình trạng rất phổ biến 
Bóng đèn led không sáng là một tình trạng rất phổ biến

Đèn sáng yếu

Đèn led sáng yếu hay không đủ ánh sáng như công suất định mức gây ra rất nhiều khó chịu cho người dùng. Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà bạn có thể sửa đèn led hoặc cần thay thế bóng led mới.

Nguyên nhân phổ biến:

  • Bóng đèn led quá tuổi thọ sử dụng.
  • Bộ nguồn led bị hỏng.
  • Chấn lưu, tắc te đèn hết tuổi thọ.
  • Phần đuôi đèn bị hở điện. 
  • Hệ thống điện lưới gặp vấn đề.
  • Bộ phận tản nhiệt bị khô keo.

Cách khắc phục:

  • Bước 1: Ngắt cầu dao điện để tiến hành kiểm tra.
  • Bước 2: Kiểm tra hệ thống dây dẫn và bộ đèn led.
  • Bước 3: Tiến hành vệ sinh, thổi bụi đèn.
  • Bước 4: Thay thế các linh kiện bị hỏng.
Đèn quá yếu có thể do bóng đã hết tuổi thọ 
Đèn quá yếu có thể do bóng đã hết tuổi thọ

Bóng LED bị nhấp nháy 

Bóng đèn led bị nhấp nháy liên tục cũng là một lỗi mà rất nhiều người dùng hay gặp phải. Nếu không sớm khắc phục, tình trạng đèn nhấp nháy kéo dài gây nhức mỏi mắt, đau đầu và ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày. 

Nguyên nhân:

  • Chấn lưu, tắc te bị chập chờn.
  • Điểm tiếp xúc của dây dẫn đèn led bị đứt, hở.
  • Nguồn điện quá yếu, không cung cấp năng lượng ổn định cho đèn.
  • Bộ tản nhiệt có dấu hiệu bị khô keo. 
  • Đèn gần hết tuổi thọ sử dụng. 

Cách sửa đèn led nhấp nháy:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng dây dẫn của bộ đèn và thực hiện đấu nối nếu cần thiết.
  • Bước 2: Kiểm tra và thay thế tắc te, chấn lưu đèn.
  • Bước 3: Dùng bút thử điện và bộ kích nguồn để kiểm tra chip led và thay thế nếu thấy chip đã hỏng.
Kiểm tra lại tình trạng dây dẫn khi đèn bị nhấp nháy 
Kiểm tra lại tình trạng dây dẫn khi đèn bị nhấp nháy

Xem thêm: [Review] Thiết bị đèn Wood soi da và cách sử dụng

Đèn led hỏng diode

Diode hỏng khiến đèn led không thể phát quang. Lỗi này thường gặp trên các loại đèn led cỡ lớn hoặc đèn led cao áp nơi công cộng.

Cách sửa đèn led hỏng diode:

  • Bước 1: Dùng tua vít và tháo lớp vỏ đèn led để thấy bảng mạch.
  • Bước 2: Tháo các kết nối trên phần diode bị lỗi bằng mỏ hàn.
  • Bước 3: Thay thế diode mới và hàn diode lại vào bảng mạch.
Thay thế diode bị hỏng trên bảng mạch đèn led
Thay thế diode bị hỏng trên bảng mạch đèn led

Đèn led hỏng chip

Chip led là bộ phận quan trọng, đóng vai trò nguồn sáng của đèn. Phần chip cũng là linh kiện giá trị của đèn, quyết định tới hoạt động cũng như độ bền đèn led. Chính vì thế, khi phát hiện đèn led có vấn đề về chip, bạn nên nhờ thợ điện chuyên nghiệp sửa chữa, tránh việc làm hỏng các chi tiết liên quan. Nếu như không có đủ kiến thức chuyên môn, với bộ phận quan trọng như chip led thì tốt nhất không nên thực hiện tự sửa đèn led tại nhà.

Cần có kỹ năng chuyên môn để sửa và thay thế chip led
Cần có kỹ năng chuyên môn để sửa và thay thế chip led

Đèn led bị cháy 

Bóng đèn led bị cháy là một trong những sự cố rất phổ biến trong quá trình sử dụng thiết bị chiếu sáng này. Trường hợp bóng đèn đã bị cháy thì không thể dùng bóng cũ và bạn chỉ còn cách mua và thay thế bóng mới. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần nắm được các nguyên nhân gây cháy bóng đèn để hạn chế tình trạng này xảy ra liên tục.

Nguyên nhân:

  • Bộ tản nhiệt hoạt động kém, nhiệt độ tăng cao làm cháy chip led.
  • Môi trường xung quanh bóng đèn có nhiệt độ quá cao.
  • Thời tiết nóng khiến bộ nguồn bị cháy nổ.
  • Dây điện kém chất lượng.
  • Điện áp quá tải gây chập cháy.

Cách sửa đèn led cháy:

  • Bước 1: Tháo bóng led cháy ra khỏi bộ nguồn.
  • Bước 2: Kiểm tra nguyên nhân chập cháy.
  • Bước 3: Vệ sinh và thay thế tản nhiệt/bộ nguồn/dây điện nếu cần.
  • Bước 4: Lắp bóng đèn mới.
Bóng đèn led bị cháy có thể do nguồn điện quá tải 
Bóng đèn led bị cháy có thể do nguồn điện quá tải

Cách sửa đèn LED dây

Đèn led dây là dạng dây dài bao gồm nhiều bóng đèn led nhỏ, thường được sử dụng để trang trí trong nhà hoặc ngoài trời. Dây đèn led có thể trục trặc ở một, một số hoặc toàn bộ đoạn dây và cần khắc phục sớm để không làm giảm hiệu quả trang trí.

Nguyên nhân hỏng:

  • Đấu nối dây điện sai cách.
  • Dây led bị lỏng hoặc đứt giữa chừng.
  • Chip led bị hỏng, cháy, hết tuổi thọ.
  • Hệ thống tản nhiệt gặp vấn đề.
  • Lắp đặt đèn led dây sai cách.
  • Đèn led dây ngoài trời bị mưa gió hay bụi bẩn làm hỏng.

Cách sửa chữa:

  • Bước 1: Thay thế bộ nguồn cho đèn led dây.
  • Bước 2: Nếu vẫn không sáng, kiểm tra tình trạng dây dẫn điện và đấu nối hoặc thay thế.
  • Bước 3: Đối với trường hợp đèn led dây chỉ hỏng một đoạn, thực hiện cắt bỏ đoạn thẳng và thay thế bằng đoạn led mới.
Đấu nối sai cách khiến đèn led dây không sáng 
Đấu nối sai cách khiến đèn led dây không sáng

Cách sửa đèn LED ốp trần

Đèn led ốp trần là thiết bị đang được rất nhiều gia đình sử dụng bởi hiệu quả thẩm mỹ cao. Trong trường hợp đèn ốp trần không sáng, ánh sáng mờ, bạn cũng cần sửa chữa nhanh chóng để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt gia đình.

Nguyên nhân:

  • Hệ thống dây dẫn điện bị đứt.
  • Công tắc đèn led hỏng.
  • Bộ phận tản nhiệt bị chập cháy.
  • Keo tản nhiệt bị khô.

Cách sửa đèn led ốp trần:

  • Bước 1: Kiểm tra công tắc đèn led và thực hiện thay thế nếu hỏng.
  • Bước 2: Kiểm tra và đấu nối lại phần dây dẫn điện bị đứt.
  • Bước 3: Vệ sinh thổi bụi cho hệ thống tản nhiệt, tra keo mới và thay thế linh kiện hư hỏng.
Thực hiện tháo rời và vệ sinh cho đèn led ốp trần 
Thực hiện tháo rời và vệ sinh cho đèn led ốp trần

Cách sửa đèn tuýp LED

Đèn tuýp led chắc hẳn là thiết bị không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Đây là loại đèn được hầu hết các gia đình sử dụng và chịu trách nhiệm chiếu sáng chính trong nhà. Do đó, việc sửa chữa đèn tuýp led cũng cần được thực hiện nhanh chóng ngay khi phát hiện vấn đề.

Nguyên nhân thường gặp:

  • Bộ nguồn led hỏng hoặc kém chất lượng.
  • Chip led hoặc tắc te bị hỏng.
  • Bóng đèn hết tuổi thọ sử dụng.
  • Hệ thống điện áp không ổn định.
  • Vị trí lắp đặt bị ẩm, dính nước.
  • Lỗi đi dây và lắp đặt.
  • Hệ thống tản nhiệt gặp vấn đề.

Cách sửa đèn led:

  • Bước 1: Kiểm tra các đầu nối và hệ thống dây dẫn.
  • Bước 2: Kiểm tra bóng đèn và tắc te, thực hiện thay thế nếu phát hiện hỏng.
  • Bước 3: Kiểm tra và thay đổi vị trí lắp đặt nếu đèn hỏng do độ ẩm.
  • Bước 4: Vệ sinh và tra keo cho bộ phận tản nhiệt.
  • Bước 5: Kiểm tra lại độ ổn định của dòng điện.

Xem thêm: Đèn mổ phẫu thuật là gì? Top 7 loại đèn mổ sử dụng phổ biến hiện nay

Có nhiều nguyên nhân khiến bóng đèn tuýp led bị hỏng 
Có nhiều nguyên nhân khiến bóng đèn tuýp led bị hỏng

Cách sửa đèn LED hồ cá

Đèn led hồ cá vừa đóng vai trò chiếu sáng, vừa giúp tô điểm và làm đẹp thêm cho bể cá gia đình. Đèn led hồ cá bị hỏng, không sáng hay chập chờn sẽ ảnh hưởng tới khả năng chiếu đèn và tính thẩm mỹ của không gian.

Nguyên nhân:

  • Bóng đèn hoặc chip led bị hỏng.
  • Dây dẫn bị đứt hoặc hở điện.
  • Sử dụng sai loại dây dẫn.
  • Lắp đặt sai cực điện.
  • Đấu nối dây điện không đúng cách. 

Cách khắc phục như sau:

  • Bước 1: Thay thế dây đơn bằng dây bện để tăng độ bền.
  • Bước 2: Kiểm tra tình trạng đấu nối dây điện.
  • Bước 3: Kiểm tra các linh kiện bóng đèn.
  • Bước 4: Sử dụng bộ chia dây để tránh tình trạng quá tải điện áp.
Kiểm tra kỹ tình trạng lắp đặt đèn led hồ cá 
Kiểm tra kỹ tình trạng lắp đặt đèn led hồ cá

Cách sửa đèn LED bàn học

Bóng đèn led bàn học bị hỏng thường là những trường hợp chập chờn hoặc bóng không sáng.

Nguyên nhân:

  • Bóng đèn bị cháy.
  • Mạch điện bị hỏng.
  • Dây dẫn hoặc nguồn đèn có vấn đề.

Cách khắc phục:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng dây dẫn, phích cắm và ổ điện.
  • Bước 2: Tháo bóng đèn và thay thế bóng đèn mới.
  • Bước 3: Kiểm tra và thay thế chip led.
Kiểm tra và sửa chữa bóng đèn led bàn học 
Kiểm tra và sửa chữa bóng đèn led bàn học

Sửa đèn LED âm trần

Đèn led âm trần là thiết bị thông dụng, được nhiều gia đình hiện đại ưa chuộng bởi khả năng chiếu sáng tốt cùng tính thẩm mỹ cao. Tình trạng hỏng đèn led âm trần thường gặp nhất đó là bóng đèn không sáng, đèn led nhấp nháy hoặc ánh sáng yếu.

Nguyên nhân:

  • Hệ thống điện không ổn định.
  • Chip led, nguồn led bị hỏng.
  • Lắp đặt sai cách.
  • Dây điện bị đấu nối sai hoặc khả năng tải điện kém.
  • Bộ phận tản nhiệt hoạt động kém.

Cách khắc phục:

  • Bước 1: Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra tình trạng bộ nguồn.
  • Bước 2: Kiểm tra và thay thế chip led nếu cần thiết.
  • Bước 3: Kiểm tra cách lắp đặt và phần xoáy ở đế đèn.
  • Bước 4: Vệ sinh và tra keo trong bộ phận tản nhiệt.
  • Bước 5: Thay thế dây điện nếu như dây không đủ tải.
Kiểm tra cách đấu nối đèn led âm trần 
Kiểm tra cách đấu nối đèn led âm trần

Cách sửa đèn LED cao áp

Những lỗi thường gặp nhất ở đèn led cao áp đó là đèn không sáng, sáng chậm, đèn mờ hoặc chập chờn. Đèn led cao áp bị hư cần được can thiệp xử lý sớm để không ảnh hưởng tới hiệu quả chiếu sáng công cộng.

Nguyên nhân:

  • Hệ thống điện áp gặp vấn đề.
  • Nguồn điện có điện áp không phù hợp.
  • Lắp đặt dây dẫn sai cách.
  • Công suất của nguồn led không phù hợp với bóng đèn led.
  • Dây điện hoặc các mối nối bị hở, rỉ sét do thời tiết.

Cách khắc phục:

  • Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hệ thống dây dẫn và các mối nối và thực hiện đấu nối.
  • Bước 2: Kiểm tra tình trạng nguồn điện và điện áp.
  • Bước 3: Kiểm tra tình trạng lắp đặt đèn và hệ thống dây dẫn.
  • Bước 4: Kiểm tra mức công suất của bộ nguồn và bóng đèn xem có tương thích không và thực hiện thay thế thích hợp.
Kiểm tra mức độ tương thích của đèn led cao áp và bộ nguồn
Kiểm tra mức độ tương thích của đèn led cao áp và bộ nguồn

Sửa đèn LED tích điện

Đèn led tích điện là thiết bị rất tiện dụng, đóng vai trò chiếu sáng quan trọng trong những trường hợp cắt điện bất ngờ. Do đó, các lỗi liên quan đến đèn led tích điện cần được xử lý nhanh chóng để đảm bảo có thể chiếu sáng được trong hoàn cảnh nguồn điện bị cắt.

Nguyên nhân:

  • Chip đèn bị hỏng.
  • Pin tích điện hỏng.
  • Bóng đèn bị cháy.
  • Hệ thống dây dẫn bị đứt, hở. 

Cách khắc phục lỗi đèn led tích điện bị hỏng:

  • Bước 1: Tháo vỏ bóng đèn led tích điện.
  • Bước 2: Tháo mạch chip và kiểm tra tình trạng chip led.
  • Bước 3: Kiểm tra tình trạng pin tích điện trong đui đèn, thực hiện thay thế nếu pin bị hỏng.
  • Bước 4: Đấu nối pin mới vào đui đèn và thử kiểm tra hoạt động của bóng.
  • Bước 5: Cố định pin tích điện vào đế đèn, lắp vỏ đèn lại vị trí ban đầu.
Kiểm tra và thay thế pin tích điện của đèn led 
Kiểm tra và thay thế pin tích điện của đèn led

Mẹo sử dụng đèn led bền nhất

Để hạn chế việc phải sửa đèn led thường xuyên cũng như giữ độ bền cao nhất cho bóng đèn, bạn hãy ghi nhớ một số mẹo sau đây:

  • Mua bóng đèn led từ những thương hiệu uy tín.
  • Kiểm tra và ghi nhớ thời hạn sử dụng cũng như tuổi thọ bóng đèn.
  • Sắp xếp vị trí lắp đặt bóng đèn led phù hợp.
  • Lựa chọn dây dẫn chất lượng, có khả năng tải điện tốt.
  • Không bật tắt bóng đèn liên tục trong cùng một thời điểm.

Trên đây là tổng hợp những lỗi thường gặp nhất ở đèn led và gợi ý cách sửa đèn led đơn giản do S-life bật mí. Trong trường hợp không thể khắc phục được tại nhà, hãy gọi ngay thợ sửa điện chuyên nghiệp để được hỗ trợ kịp thời nhất.

8

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo