Cảm biến Sensor là gì? Các loại cảm biến

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Những điều cần biết về cảm biến Sensor cảm biến Sensor có thể ứng dụng tốt trong lĩnh vực dò tìm và định vị trong điều trị nha khoa. Cũng vì thế mà rất nhiều phòng khám chuyên nghiệp bắt đầu tìm hiểu, mua sắm thiết bị có cảm biến Sensor để nâng cao hiệu quả trị liệu. Tìm hiểu chi tiết về thiết bị cảm biến Sensor trong bài viết sau đây!

Cảm biến Sensor là thiết bị thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày
Cảm biến Sensor là thiết bị thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày

Cảm biến Sensor là gì?

cảm biến Sensor là một thiết bị điện tử, có thể nhận diện các yếu tố vật lý hoặc hóa học từ môi trường xung quanh thông qua ánh sáng, nhiệt độ, áp suất hoặc chuyển động. Các yếu tố này chuyển thành dạng thông tin mã hóa và đưa về hệ thống điều hành trên máy chủ, hỗ trợ quá trình kiểm tra hoặc đo đạc đạt kết quả chuẩn xác nhất.

Hầu hết các loại cảm biến Sensor đều có khả năng thay đổi tính chất theo sự biến đổi của môi trường thông qua đầu dò. Kích thước của bộ phận cảm biến cũng tương đối nhỏ gọn, đạt đúng quy chuẩn điện áp và dòng điện thông dụng. Tích hợp trên hầu hết các thiết bị điều khiển, máy móc trên thị trường hiện nay.

Cảm biến phát và tổng hợp tín hiệu thành thông tin cụ thể
Cảm biến phát và tổng hợp tín hiệu thành thông tin cụ thể

Phân loại cảm biến Sensor

Để có phương án sử dụng hợp lý, chúng ta cần xác định và phân loại cảm biến Sensor một cách chính xác. Thông thường, cảm biến được chia làm các dạng như sau:

  • Cảm biến hoạt động: Hoạt động dựa trên việc nhận diện tín hiệu bên ngoài hoặc tín hiệu nguồn.
  • Cảm biến bị động: Là dạng cảm biến không dùng điện năng bổ sung nhưng vẫn chuyển được tín hiệu.
  • Cảm biến theo nguyên lý hoạt động: Bao gồm dạng cảm biến điện trở, cảm biến phản ứng, cảm biến áp điện, cảm biến điện từ trường,…
  • Cảm biến theo tính chất: Đưa ra thông số dựa trên dẫn truyền nhiệt độ, ánh sáng, áp suất của vật thể phát ra.
Cảm biến được phân loại làm 3 dạng chủ đạo
Cảm biến được phân loại làm 3 dạng chủ đạo

Các loại cảm biến thường gặp

Như đã nói thì cảm biến Sensor được phân loại dựa trên nguyên lý hoạt động và tính năng riêng biệt. Dưới đây là những loại cảm biến phổ thông thường gặp nhất trên thị trường:

Cảm biến nhiệt độ

Đây chắc chắn là một trong những loại cảm biến Sensor phổ biến nhất hiện nay, thường được sử dụng để đo nhiệt độ trong các môi trường không khí, nước hoặc chất lỏng đặc biệt. Sensor cảm biến nhiệt có 2 bộ phận chính là đầu lạnh và đầu nóng. Trong đó đầu nóng tiếp xúc với vị trí cần đo nhiệt độ, còn đầu lạnh kết nối bộ phận mã hóa, truyền ra thông tin cuối cùng trên máy đo.

Cảm biến nhiệt độ thường được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đưa ra sự chênh lệch về nhiệt độ. Thông qua đó mà người dùng sẽ nhận định và thay đổi kế hoạch làm việc, vận hành thiết bị một cách hợp lý hơn.

Cảm biến nhiệt độ là thiết bị phổ biến nhất 
Cảm biến nhiệt độ là thiết bị phổ biến nhất

Xem thêm: Top 15+ ghế nha khoa tốt nhất năm 2024

Cảm biến quang

Bộ phận cảm biến Sensor quang học cho phép nhận diện sự thay đổi tính chất không khi khi có ánh sáng đi qua. Ngay lập tức chuyển đổi thành dạng thông tin và truyền tín hiệu về bảng mạch điều khiển. Đối với cảm biến quang, các chuyên gia phân làm 3 dạng cụ thể là cảm biến quang hồng ngoại, cảm biến gương phản xạ và cảm biến quang khuếch tán. Mỗi loại đều có phương thức nhận diện tín hiệu và dẫn truyền thông tin riêng biệt.

Cảm biến áp suất

Là dạng cảm biến Sensor chuyên dụng trên các bình khí nén, máy nén dùng để đo áp suất chất lỏng hoặc khí. Cho phép chuyển đổi áp lực thành các tín hiệu chuyên biệt, sau đó các tín hiệu này sẽ được phát về bộ thu và đưa ra thông tin chi tiết hơn. Cảm biến áp suất được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất vật liệu công nghiệp, thiết bị y khoa,…

Cảm biến áp suất giúp đưa ra thông tin nhanh và chính xác
Cảm biến áp suất giúp đưa ra thông tin nhanh và chính xác

Cảm biến đo mức

Được ứng dụng trong việc đo lường định mức chất lỏng, chất rắn với những tiêu chí cụ thể. Cho phép người dùng xác định được phần trăm, số lít, khối lượng hoặc thể tích chính xác của vật liệu cần đo tăng hay giảm. Cảm biến đo mức được phân làm các dạng đo khoảng cách, đo mức nước, đo mức chênh lệch.

Cảm biến tiệm cận

Là loại cảm biến cho phép nhận diện khoảng cách tiếp xúc với một vật hoặc bề mặt bất kỳ. Hoạt động dựa trên nguyên lý phát ra các trường điện từ, nhận biết vật cản ở phía trước với khoảng cách cụ thể. Sau đó các tín hiệu này sẽ được thu lại và đưa về vi mạch xử lý nhằm đưa ra kết quả cụ thể. Có 2 dạng cảm biến tiệm cận chính là cảm biến trường điện từ và điện dung.

Cảm biến tiệm cận giúp xác định và đưa ra thông báo trước khi có va chạm
Cảm biến tiệm cận giúp xác định và đưa ra thông báo trước khi có va chạm

Cảm biến vị trí

Thường được dùng để xác định vị trí hiện tại, đo khoảng cách di chuyển của một vật đến vị trí mong muốn. Ngoài ra nó cũng xác định được khoảng cách cần di chuyển giữa 2 điểm riêng biệt, phát hiện vật thể có di chuyển khỏi vị trí tham chiếu trước đó hay không. Đối với dòng cảm biến Sensor đo vị trí, có thể chia làm các dạng đo điện thế, điện dung, từ tính, đo dựa trên vị trí hiện tại, cảm biến vị trí quang học,…

Cảm biến hình ảnh

Đây là đầu máy cảm biến Sensor được tích hợp trong hệ thống máy ảnh, máy quay phim kỹ thuật số và đặc biệt là điện thoại thông minh. Sau khi bắt sáng, hệ thống chip cảm ứng sẽ chuyển đổi các thông số thành tín hiệu điện tử về bộ xử lý nguồn. Tiếp đó là chuyển đổi về dạng tín hiệu hình ảnh mà mắt thường có thể nhận biết được. Công nghệ hiện đại giúp làm tăng độ nhạy của cảm biến hình ảnh, cho phép chip xử lý hiển thị hình ảnh rõ nét và chân thực nhất.

Giúp tái hiện lại hình ảnh thông qua chuyển đổi tín hiệu kỹ thuật số
Giúp tái hiện lại hình ảnh thông qua chuyển đổi tín hiệu kỹ thuật số

Cảm biến âm thanh

Đầu dò cảm biến âm thanh là thiết bị chuyên dùng để phát hiện và đo lường cường độ âm thanh xung quanh. Thường được ứng dụng rộng rãi trong đời sống với mục tiêu chuyển đổi tín hiệu, giám sát hoặc bảo mật. Cảm biến âm thanh có mức độ chính xác cao, có thể điều chỉnh để tăng cường độ nhạy lên mức tối đa mà tai người không thể phát hiện được.

Cảm biến sinh học

Là đầu dò cảm biến có thể nhận diện các tác nhân sinh học thông qua đo đạc và phân tích hóa chất. Một đầu máy cảm biến Sensor sinh học cần phải thực hiện được đủ các chức năng nhận diện hóa học, sinh học và vật lý để đưa ra kết quả chính xác nhất. Do đó mà thiết bị này thường được sử dụng chủ yếu trong môi trường y khoa hoặc công nghệ sinh học phức tạp.

Được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa
Được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa

Cảm biến đo biến dạng

Thường được ứng dụng trong các loại máy đo biến dạng, cho phép tiếp xúc và dò xét lực tác động lên một bề mặt cụ thể. Thông qua lực tác động này mà đưa ra nhận định về mức độ biến dạng của mặt phẳng bằng các cơ chế tính toán khoa học. Cảm biến đo biến dạng cực kỳ hữu ích trong việc nhận định chất lượng và độ bền của sản phẩm trước khi phân phối ra thị trường.

Cảm biến hồng ngoại

Đúng như tên gọi của nó, cảm biến Sensor hồng ngoại có thể phát ra hoặc thu nhận bức xạ hồng ngoại từ môi trường xung quanh. Kể cả khi mắt thường không thể phát hiện thì cảm biến vẫn sẽ hiển thị chính xác vật đang phát tán bức xạ hồng ngoại. Dạng cảm biến này cũng được chia làm cảm biến chủ động và thụ động, giúp nâng cao khả năng nhận diện trong nhiều tình huống khác nhau.

Nhận diện tín hiệu dựa trên bước sóng hồng ngoại
Nhận diện tín hiệu dựa trên bước sóng hồng ngoại

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về các loại cảm biến Sensor phổ biến thường thấy trong đời sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới để được S-life hỗ trợ giải đáp bạn nhé!

3

Bài viết hữu ích ?

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo