Hướng dẫn cách xoa bóp khi bị trật chân đúng cách

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Trật chân và bong gân là chấn thương vật lý phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Nếu mức độ tổn thương nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị ở nhà bằng xoa bóp kết hợp với một số biện pháp khác. Bài viết này, S-Life sẽ hướng dẫn bạn 5 cách xoa bóp khi bị trật chân hiệu quả.

Cách xoa bóp khi bị trật chân hiệu quả

Nếu tình trạng chân của bạn không quá nghiêm trọng, bạn có thể dùng 5 cách xoa bóp khi bị trật chân sau đây để làm dịu cơn đau:

Xoa bóp huyệt Giải Khê giảm đau hiệu quả

Giải Khê là một trong những huyệt quan trọng trong cơ thể kết nối với nhiều bộ phận. Vị trí điểm huyệt nằm ở sau mắt cá chân trong, ở vùng lõm gần gót chân. Đây là huyệt đạo quan trọng ảnh hưởng tới sinh mạng, cách để xoa bóp như sau:

  • Đặt ngón cái lên huyệt Giải Khê, 4 ngón còn lại nắm vào bàn chân.
  • Day ấn huyệt chuyển động tròn từ trong ra ngoài khoảng 2 phút.
  • Sau đó, bạn xoay ngược lại thêm 2 phút nữa.

Chuyên gia khuyến cáo bạn nên xoa bóp huyệt này khoảng 3 – 4 lần/ ngày. Việc này sẽ giúp cơn đau dịu nhanh chóng, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

Xoa bóp huyệt Giải Khê giúp giảm đau và ngủ ngon giấc hơn
Xoa bóp huyệt Giải Khê giúp giảm đau và ngủ ngon giấc hơn

Xoa bóp huyệt Khâu Khư giảm sưng

Khi bị trật chân, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng ở huyệt Khâu Khư để giúp dịu cơn đau. Vị trí điểm huyệt nằm ở trong chỗ lõm phía trước và bên dưới mắt cá chân. Cách thức xoa bóp như sau:

  • Ấn ngón cái lên vị trí huyệt Khâu Khư.
  • Di ngón tay lên xuống đều đặn để kích thích khí huyết lưu thông.
  • Thực hiện xoa bóp trong khoảng 8 – 10 lần.

Cách xoa bóp khi bị trật chân bằng huyệt Chiếu Hải

Huyệt Chiếu Hải kích thích máu lưu thông, giảm căng tức và đau nhức khi chân bị trật. Mỗi ngày, bạn nên xoa bóp khoảng 3 – 4 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3 – 4 phút theo hướng dẫn sau:

  • Đặt tay lên vị trí huyệt Chiếu Hải nằm ở dưới mắt cá chân trong khoảng 10cm.
  • Dùng lực xoay nhẹ theo chuyển động tròn cùng chiều kim đồng hồ.
  • Day ấn khoảng 10 lần thì chuyển xoay hướng ngược lại.
Huyệt Chiếu Hải kích thích máu lưu thông, giảm căng tức và đau nhức
Huyệt Chiếu Hải kích thích máu lưu thông, giảm căng tức và đau nhức

Xoa bóp huyệt Thái Khê giảm đau nhức

Huyệt Thái Khê nằm ở đằng sau mắt cá chân trong và ở chỗ lõm gần gót chân. Tác dụng của xoa bóp huyệt đạo này là giảm đau nhức khi bị bong gân hoặc trật chân. Cách thức xoa bóp đơn giản như sau:

  • Đặt ngón trỏ vào vị trí Thái Khê, 4 ngón còn lại nắm lấy cổ chân.
  • Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay theo chuyển động tròn từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong khoảng 3 – 4 phút.
  • Trước khi kết thúc xoa bóp, bạn úp hai lòng bàn tay vào nhau rồi úp vào toàn bộ cổ chân xoa nhẹ nhàng.

Cách xoa bóp khi bị trật chân bằng đá lạnh

Theo các chuyên gia y tế, chườm lạnh là phương pháp đơn giản nhất làm dịu cơn đau. Nhiệt độ thấp từ túi nước đá sẽ làm tan viêm, sưng do tụ máu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong khoảng 24 giờ khi bị trật khớp. Nên bạn cần thực hiện chườm lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng càng sớm càng tốt.

  • Lấy túi nước lạnh chườm vào chỗ bị trật trong khoảng 5 phút.
  • Di chuyển túi nhẹ nhàng xung quanh chỗ bị đau sẽ giúp mô và mạch máu co lại, hạn chế sưng tấy và xuất huyết.
  • Tiếp đó, dùng ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh khu vực bị tổn thương.
  • Nên thực hiện 3 – 4 lần/ ngày vừa chườm vừa kết hợp xoa bóp.

Những lưu ý khi thực hiện cách xoa bóp khi bị trật chân

Cách xoa bóp khi bị trật chân không quá phức tạp nhưng nếu thực hiện không đúng sẽ dẫn tới nhiều hệ quả khó lường. Bởi vậy, bạn nên lưu ý thêm một số điểm sau đây:

  • Rửa tay và chân sạch sẽ trước khi xoa bóp để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Không đeo nhẫn hoặc trang sức trong quá trình xoa bóp.
  • Không dùng khăn ấm đắp lên vết sưng, không bôi dầu nóng hoặc xoa bóp rượu. Vì nhiệt độ nóng sẽ dẫn tới tình trạng bị xuất huyết nguy hiểm.
  • Nếu chân có vết thương hở thì tuyệt đối không xoa bóp.
  • Trong khi thực hiện cần tác dụng lực nhẹ nhàng.
Khi thực hiện xoa bóp cần nhẹ nhàng để tránh tổn thương sâu

Khi thực hiện xoa bóp cần nhẹ nhàng để tránh tổn thương sâu

Khi bị trật chân, bong gân thì cần chú ý gì để mau khỏi?

Bên canh việc thực hiện các các massage khi bị trật chân ở trên thì khi đó, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau để giúp vết thương mau chóng bình phục:

  • Hạn chế vận động

Điều quan trọng nhất là không được đi lại hay vận động. Tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi tại chỗ để không làm vết thương thêm nghiêm trọng. Trong quá trình nghỉ ngơi thì nên chườm lạnh và xoa bóp nhẹ nhàng như hướng dẫn bên trên.

Trong quá trình nghỉ ngơi nên chườm lạnh để giảm sưng tấy
Trong quá trình nghỉ ngơi nên chườm lạnh để giảm sưng tấy
  • Băng bó cố định cổ chân

Việc băng bó cũng rất quan trọng giúp cố định khớp, cơ và cả xương chân để tránh tổn thương trong quá trình sinh hoạt. Bạn nên dùng dây chun y tế loại 2 hoặc 3 móc để cố định vết thương. Sản phẩm được làm từ cotton kết hợp với cao su tự nhiên nên co giãn cực kì tốt, nhẹ và êm ái nên không gây đau nhức.

  • Kê gối mềm bên dưới chân

Để giảm đau cũng như dễ ngủ hơn, người bị bong gân, trật khớp nên kê một chiếc gối mềm lên phần chân bị đau. Trước khi đi ngủ, bạn xoa bóp nhẹ nhàng khoảng vài phút sẽ dễ ngủ hơn. Trong trường hợp bị đau nhức dữ dội, bạn nên liên hệ với bác sĩ để xin tư vấn xử lý.

Trên đây là những cách xoa bóp khi bị trật chân do Học Massage tổng hợp. Trong trường hợp vết thương trở nặng, bạn cần nhanh chóng tới bác sĩ thăm khám. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những bài viết liên quan tới sức khỏe thì truy cập vào website của chúng tôi ngay nhé!

2

Bài viết hữu ích ?
Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI VÀ TƯ VẤN CHI TIẾT TỪ S-LIFE

    Hãy an tâm, thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối

    TƯ VẤN NGAY

    CHAT TRỰC TIẾP

    1800 2032

    Liên hệ qua zalo