Từ lâu, lá sen được nhiều người biết đến với công dụng làm lá gói xôi, cốm hay chỉ đơn giản là trang trí cho những bình hoa sen. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng lá sen còn có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khoẻ của chúng ta. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được uống lá sen có tác dụng gì và những đối tượng nào không thích hợp uống lá sen. Cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu chung về lá sen
Trước khi đến với những phân tích về uống lá sen có tác dụng gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thông tin về lá sen bạn nhé.
Lá sen là gì?
Lá sen là loài thực vật họ Thuỵ liên và nó còn có tên gọi khác là liên diệp hoặc hạ diệp. Thông thường, lá sen gần như được thu hoạch vào tất cả các tháng trong năm. Tuy nhiên, từ tháng 7 đến tháng 9 là thời điểm lá sen cho ra dược liệu tốt nhất. Sau khi thu hoạch xong, lá sen có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng lâu dài.

Đặc điểm bên ngoài
Lá sen có hình chiếc khiên, khá to và mọc trồi lên trên mặt nước, đặc biệt là bề mặt trên của lá sen khá nhám nên không bị thấm nước. Mỗi chiếc lá sen có đường kính từ 60 – 70 cm (kích thước này phụ thuộc vào điều kiện phát triển của sen). Ngoài ra, mỗi lá có từ 17 – 23 gân lá xếp với nhau theo hình nan. Lá sen có đặc tính giòn, rất dễ nát và thường có vị đắng, hương thơm khi nát.

Đặc điểm dược lý
Theo y học cổ truyền, uống lá sen mang một số đặc điểm dược lý sau:
- Công dụng: Băng trung huyết lỵ, an thần, thăng thanh tán ứ, thanh thử hành thũng, lợi thấp, nâng cao trung khí và hạ nhiệt.
- Chủ trị: Tăng huyết áp, sốt xuất huyết, chảy máu cam, máu hôi không ra hết sau khi sinh, mất ngủ, di tinh, chảy máu não và nôn ra máu.

Còn theo y học hiện đại ngày nay, các đặc điểm dược lý của lá sen như sau:
- An thần
- Ức chế loạn nhịp tim
- Chống co thắt cơ trơn
- Chống choáng phản vệ
Xem thêm: Top 15 loại đồ uống đốt cháy mỡ bụng trước khi ngủ
Thành phần hóa học có trong lá sen
Thành phần hoá học có trong lá sen cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc uống lá sen có tác dụng gì. Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia, lá sen chứa rất nhiều các chất chống lại quá trình oxy hoá như: tannin, flavonoid, quercetin,… và một số các khoáng chất khác. Các thành phần rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư, giảm lượng mỡ trong máu, hạn chế các bệnh tim mạch.

Các thành phần hoá học có trong lá sen cụ thể như sau:
- Năng lượng: 70 calo
- Chất đạm: 4,3 g
- Chất béo: 2 g
- Kali: 28,5 g
- Natri: 30 mg
- Canxi: 22,3%
- Sắt: 16,5%
- Vitamin A: 105%
- Vitamin C: 18,8%
Uống lá sen có tác dụng gì?
Uống nước lá sen có tác dụng gì luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Lá sen là loại thực phẩm có tác dụng chữa trị cả trong Đông và Tây y, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số tác dụng khi bạn uống nước lá sen:
Kiểm soát cân nặng: Lá sen có công dụng giảm cân khá hiệu quả. Các tinh chất có trong lá sen sẽ giúp cơ thể chuyển hoá và loại bỏ các chất béo dư thừa có trong lá lách. Đồng thời, ngăn cản quá trình chuyển hoá thành các mô mỡ của axit béo và carbohydrate.

Cải thiện giấc ngủ: Alkaloid là loại chất có tác dụng chống tăng huyết áp và điều hoà nhịp tim. Do đó, uống nước lá sen sẽ giúp cơ thể ổn định nhịp tim, hạn chế sự bồn chồn, lo lắng, nôn nao do tim đập mạnh gây nên. Từ đó, giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
Cầm máu, trị chứng chảy máu cam: Quercetin và flavonoid là 2 loại chất có khả năng tái tạo mao mạch rất nhanh. Do đó, uống nước lá sen có thể hạn chế được tình trạng chảy máu trong cơ thể, chẳng hạn như ho ra máu, tiểu ra máu hay chảy máu dạ dày,… Ngoài ra, lá sen còn có thể cầm máu bằng cách đắp lên miệng các vết thương đang chảy máu như đứt tay, trầy da,… Đặc biệt, những người đang bị chứng xơ cứng động mạch và tai biến mạch máu não cũng có thể dùng nước lá sen để hỗ trợ điều trị bệnh.

Giải độc, mát gan: Lá sen có tác dụng chống oxy hoá và thanh lọc cơ thể, giúp bạn chống lại các tác nhân gây hại cho gan.
Cải thiện chức năng tim mạch, giảm lượng cholesterol: Sử dụng nước lá sen giúp cơ thể thúc đẩy quá trình trao đổi lipid. Qua đó, giảm lượng cholesterol xấu xuống, đồng thời tăng cholesterol có lợi cho cơ thể. Đây là thực phẩm giúp, hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch và giảm mỡ trong máu.
Làm sáng da: Alkaloid là loại chất có chứa trong lá sen, có tác dụng giải độc và thanh mát từ sâu bên trong. Qua đó, mang lại cho bạn làn da không mụn, đánh bay vết sạm.
Những đối tượng không phù hợp uống lá sen
Qua những phân tích uống lá sen có tác dụng gì, có thể thấy lá sen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, là loại dược liệu rất tốt dùng trong Đông y. Tuy nhiên, không phải cũng có thể uống lá sen. Do đó, trước khi sử dụng bạn hãy tham khảo một số điểm sau để xem bản thân có thuộc vào nhóm đối tượng không phù hợp để uống lá sen không nhé!
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Để đảm an toàn cho sự phát triển của trẻ thì các mẹ bầu cần cân nhắc trước khi uống nước lá sen. Ngoài ra, khi mang thai cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi và nhạy cảm hơn so với người bình thường.

Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt: Lá sen có tác dụng cầm máu, giãn cơ trơn. Trong khi đó, thời kỳ kinh nguyệt là lúc máu cần được thải ra và cơ trơn của cổ tử cung cần phải co bóp mới có thể đẩy máu kinh ra ngoài. Do đó, uống nước lá sen sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Người có thể hàn, hay lạnh bụng: Lá sen còn có tính hàn nên nếu uống nhiều lá sen rất dễ gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và tim đập bất thường. Bên cạnh đó, những người hay bị lạnh bụng cũng nên tránh uống lá sen để tránh bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Người bị huyết áp thấp: Qua phần phân tích uống lá sen có tác dụng gì bạn có thể thấy lá sen có thể dùng để hạ huyết áp. Chính vì vậy, những người bị huyết áp thấp không nên uống nước lá sen.
Những lưu ý khi sử dụng lá sen
Lá sen là loại thực phẩm có tính mát, dễ sử dụng nhưng nếu không dùng đúng cách sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe. Do đó, cần phải lưu ý một số điểm sau đây để tránh gây ảnh hưởng đến cơ thể:
- Nến uống nước lá sen trước khi ăn ít nhất là 30 phút hoặc sau khi ăn khoảng 1 giờ. Bởi vì, thời điểm này nước lá sen sẽ không gây ảnh hưởng đến giai đoạn tiêu hoá thức ăn ở dạ dày.
- Nếu đang dùng các loại thực phẩm giảm cân khác thì bạn cũng không nên uống lá sen thay nước.
- Sử dụng nước lá sen trong thời gian dài còn có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của bạn, cụ thể là làm giảm ham muốn tình dục.
- Bạn có thể dùng lá sen kết hợp với gạo tẻ và đậu xanh nấu thành cháo để thanh nhiệt, giải động cho cơ thể.

Qua những phân tích từ S-life Việt Nam, có lẽ bạn đã biết được uống lá sen có tác dụng gì. Mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng không nên quá lạm dụng lá sen để đảm bảo sức khỏe bạn nhé!