Hướng dẫn tư thế chuẩn bị đánh cầu lông chuẩn nhất

Trong quá trình tập luyện cầu lông thì tư thế di chuyển, đón đỡ và đánh cầu là yếu tố rất quan trọng. Nắm bắt được tư thế chuẩn bị đánh cầu lông sẽ giúp bạn tiết kiệm thể lực, nâng cao thành tích tập luyện tối ưu nhất. Tham khảo thêm bài viết sau đây để biết thêm về những tư thế chuẩn chỉ nhất bạn nhé!

Hướng dẫn tư thế chuẩn bị đánh cầu lông

Tư thế chuẩn bị đánh cầu lông có thể cho phép bạn di chuyển và thực hiện các động tác kỹ thuật khó, với độ chính xác cao trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu.

Có 2 dạng tư thế chuẩn bị đánh cầu lông mà bạn nên ghi nhớ
Có 2 dạng tư thế chuẩn bị đánh cầu lông mà bạn nên ghi nhớ

Vì thế hãy ghi nhớ kỹ càng 2 tư thế chuẩn bị sau đây:

Chuẩn bị tư thế thấp

Đối với người mới bắt đầu làm quen bộ môn đánh cầu thì đây chắc chắn là tư thế chuẩn bị đánh cầu lông phổ biến nhất. Thường được sử dụng nhiều trong quá trình luyện tập cơ bản cho tới thi đấu chuyên nghiệp. Có thể tiến hành như sau:

Tư thế chuẩn bị đánh cầu ở tầm thấp
Tư thế chuẩn bị đánh cầu ở tầm thấp
  • Hai chân đứng song song trên nửa trước bàn chân, khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai, đầu gối hơi khuỵu.
  • Dồn đều toàn bộ trọng lượng cơ thể lên hai chân, đầu ngửa, lưng cong tự nhiên để quan sát dễ dàng hơn.
  • Tay thuận cầm vợt, mặt vợt nằm phía trước thân người ngang với tầm bụng trong khi tay còn lại thả lỏng tự nhiên.

Xem thêm: Kích thước sân cầu lông là bao nhiêu?

Chuẩn bị tư thế cao

Đây là tư thế chuẩn bị thường được áp dụng dành cho người đứng phía trước nếu thi đấu cầu lông theo hình thức đấu đôi. Ngoài ra nó cũng phù hợp để đón đỡ, phát cầu hay hỗ trợ các kỹ thuật đánh cầu cao tay với các thao tác cụ thể là:

Tư thế chuẩn bị đánh cầu lông tầm cao
Tư thế chuẩn bị đánh cầu lông tầm cao
  • Chân cùng bên với tay cầm vợt sẽ đưa ra phía sau, trong khi đó thì tay và chân còn lại đưa lên phía trước. Khoảng cách giữa 2 chân là chiều ngang như vai.
  • Dồn trọng tâm vào chân trước và hơi khuỵu thấp xuống, lưng cong tự nhiên.
  • Tay thuận cầm vợt, mặt vợt cao ngang với trán, tay còn lại thả lỏng tự nhiên.

Xem thêm: Lợi ích của thể thao đối với sức khoẻ

Một số tư thế chuẩn bị khác khi đánh cầu lông

Bên cạnh 02 tư thế chuẩn bị đánh cầu lông tiêu chuẩn được giới thiệu phía trên, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số tư thế chuẩn bị khác nhằm nâng cao kỹ năng. Dưới đây là những tư thế chuẩn bị khác được nhiều vận động viên chuyên nghiệp yêu thích áp dụng:

Tư thế chuẩn bị phát cầu thuận tay

Phát cầu thuận tay là tư thế chuẩn bị đánh cầu lông tiêu chuẩn, được áp dụng rộng rãi trong thi đấu và tập luyện hàng ngày. Bạn có thể tiến hành lần lượt các thao tác chuẩn bị như sau:

Thao tác phát cầu thuận tay cực kỳ thông dụng trong thi đấu và tập luỵên
Thao tác phát cầu thuận tay cực kỳ thông dụng trong thi đấu và tập luỵên
  • Người đứng tự nhiên, thả lỏng, hơi đồ người hướng về phía trước để sẵn sàng cho bước di chuyển kế tiếp sau khi phát cầu. 
  • Chân phải đặt ở đằng sau, mũi chân phải hướng về phía bên phải, chân trái đặt phía trước, mũi bàn chân trái hướng về phía lưới.

Xem thêm: Đánh cầu lông có tác dụng gì?

Tư thế chuẩn bị đỡ phát cầu

Thay vì chuẩn bị phát cầu, nếu bạn là người phải phòng thủ thì tư thế chuẩn bị đánh cầu lông cũng cực kỳ quan trọng. Để thực hiện được tư thế đỡ cầu hiệu quả, bạn cần phải tiến hành các thao tác sau đây:

Tư thế đỡ phát cầu cực kỳ quan trọng
Tư thế đỡ phát cầu cực kỳ quan trọng
  • Đứng ở tư thế chuẩn bị đánh cầu lông cơ bản, người hơi hướng ra phía trước nhằm di chuyển dễ hơn
  • Có thể dồn trọng tâm vào chân nào cũng được, miễn là đảm bảo chân trước sau linh hoạt, vợt có thể giơ lên hơi cao một chút để chuẩn bị

Tư thế chuẩn bị phòng thủ

Đây là tư thế thường được áp dụng trong nội dung đánh đôi, dễ thấy nhất là người thủ ở phần sau của sân. Gồm các thao tác như sau:

Tư thế phòng thủ thường thấy nhất khi đánh cầu lông
Tư thế phòng thủ thường thấy nhất khi đánh cầu lông
  • Hai chân đứng song song với chiều ngang rộng bằng vai, nửa sau của gót chân hơi kiễng lên và hạ thấp đầu gối
  • Dồn trọng tâm cơ thể đều lên 2 bên chân, cong lưng tự nhiên, đầu ngửa và mặt vợt hướng về phía trước, đặt vợt ngang tầm với bụng.

Tư thế tấn công

Đối với những ai ở vị trí tấn công trong đấu đôi thì đây là tư thế chuẩn bị đánh cầu lông tiêu chuẩn. Thường được áp dụng nhiều với những cú đánh cầu cao thuận tay qua đầu.

Tư thế tấn công khi đánh cầu lông đòi hỏi khả năng kiểm soát lực tốt
Tư thế tấn công khi đánh cầu lông đòi hỏi khả năng kiểm soát lực tốt
  • Xoay người đối diện về bên hướng các đường biên dọc, hai chân mở rộng ngang bằng vai
  • Tay cầm vợt đặt ở phần hông, khi tấn công thì giơ cả 2 tay lên cao để tạo ra lực và giúp cầu bay theo quỹ đạo vòng cung khi rơi xuống

Xem thêm: Bộ cầu lông bao nhiêu tiền

Tư thế chuẩn bị nhảy đập cầu

Trong một số trường hợp cụ thể, bạn sẽ phải nhảy lên để đập cầu với một lực cực mạnh nhằm gây khó cho đối thủ. Đây là một cách để lấy được lợi thế, nhưng cần phải tiến hành theo thứ tự sau đây để không gặp phải chấn thương trong quá trình nhảy và tiếp đất:

Nhảy đập cầu là tư thế quan trọng cần ghi nhớ nếu muốn có lợi thế
Nhảy đập cầu là tư thế quan trọng cần ghi nhớ nếu muốn có lợi thế
  • Quan sát hướng đến của cầu, thường là cầu đến từ bên trái hoặc phải. Xác định vị trí và hướng tới thông qua tay cầm vợt
  • Tiếp đến là cân nhắc về việc thực hiện đập trái tay hoặc đập cầu thuận tay bằng mặt vợt, nhảy lên và vung vợt thật mạnh về vị trí cần thiết.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giới thiệu về các tư thế chuẩn bị đánh cầu lông từ cơ bản tới chuyên sâu. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và luyện tập hơn. Đừng quên theo dõi và học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích về thể thao tại S-Life bạn nhé!

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Có tổng cộng là 2 cách cầm vợt khi chuẩn bị đánh cầu lông, bao gồm cầm vợt thuận tay và cầm vợt trái tay. Tùy vào thói quen vung vợt cũng như tay thuận cầm vợt của bạn mà lựa chọn cách cầm để nâng cao thành tích tập luyện.

Ngón cái của bàn tay nên được đặt thoải mái trên bề mặt rộng hơn của tay cầm vợt. Những phần còn lại của bàn tay được đặt tương tự như khi bắt tay, tránh cầm cán vợt quá chặt. 

Có 2 kiểu cầm quả cầu cơ bản khi đánh cầu lông, bao gồm cầm ở phần cánh cầu và cầm ở phần đầu của quả cầu. Cách cầm cầu này cũng ảnh hưởng khá nhiều tới thao tác phát cầu, độ nảy và quỹ đạo đường bay của cầu.

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận