Giày chạy bộ không chỉ có vai trò bảo vệ bàn chân mà còn giúp bạn vượt qua hàng loạt cung đường phức tạp khi chạy trong thời tiết xấu. Vậy trung bình thì bao lâu nên thay giày chạy bộ để đảm bảo hiệu suất tập? Câu trả lời chính xác nhất sẽ được tiết lộ trong bài viết sau đây, đừng bỏ qua!
Bao lâu nên thay giày chạy bộ 1 lần?
Thực tế thì rất khó để trả lời chắc chắn cho câu hỏi này, bởi một đôi giày chất lượng có thể đạt được tuổi thọ từ 700 – 1000 km nếu được sử dụng để chạy bộ. Trong điều kiện lý tưởng, người sử dụng giày chạy khoảng 30km hàng tuần thì sau khoảng 6 – 9 tháng, chúng ta nên thay bằng một đôi giày chạy mới. Đây là một con số hợp lý để bạn quyết định thay mới đôi giày chạy bộ trước khi tiếp tục các chặng đường tập luyện kế tiếp.

Tuy nhiên việc quyết định bao lâu nên thay giày chạy bộ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp khác như trọng lượng cơ thể, tư thế chạy hay bề mặt tiếp xúc với giày chạy. Thậm chí mối loại giày chạy do hãng thể thao hoặc hãng thời trang sản xuất cũng có thời gian sử dụng dài ngắn khác nhau. Chúng ta chỉ nên áng chừng dựa trên những dấu hiệu bên ngoài, cũng như cảm giác chạy để xác định và thay mới khi thấy cần thiết.
Xem thêm: Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước?
Vì sao cần phải thay mới giày chạy?
Bên cạnh việc thắc mắc bao lâu nên thay giày chạy bộ, người tập luyện chạy cũng mong muốn biết vì sao phải thay mới giày chạy thường xuyên như vậy. Lý do cụ thể của việc thay mới giày chạy là gì?
Đảm bảo an toàn
Trong quá trình chạy bộ, đặc biệt là đối với những bài chạy bộ tốc độ cao thì đôi giày chính là công cụ để đảm bảo an toàn cho vùng chân của bạn. Những đôi giày chạy đã bị bào mòn đế có thể rách và làm lòng bàn chân của người chạy bị thương nặng khi đạp phải các bề mặt sắc nhọn.

Thậm chí giày chạy cũ đồng nghĩa với chất lượng không còn được như ban đầu, khiến cho bạn kiểm soát nhịp độ tập luyện khó khăn hơn rất nhiều so với trước. Đây đều là những vấn đề có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của người tập luyện chạy bộ.
Xem thêm: Phụ kiện chạy bộ cho người mới
Hạn chế chấn thương xảy ra
Như đã nói thì việc bao lâu nên thay giày chạy bộ cũng sẽ quyết định tới sự an toàn khi tập luyện. Thay mới giày chạy, bạn sẽ không phải đối mặt với những nguy cơ chấn thương, đau nhức hoặc tổn hại sức khoẻ vì các cơ chế bảo hộ của giày luôn được đảm bảo trong tình trạng tốt nhất khi thay mới.
Lớp đệm giảm xóc ở phần đế giày hay lòng bàn chân khi thay mới sẽ hạn chế lực phản chấn vào chân, bảo vệ các khu vực mắt cá, đầu gối và hông toàn diện hơn khi chạy với tốc độ cao.
Trải nghiệm tập luyện tối ưu
Chẳng ai mong muốn tập luyện thể thao với một đôi giày cũ, vì nó hoàn toàn không mang lại cảm giác thoải mái. Cơ thể thường sẽ tự thích nghi với một đôi giày chạy bằng cách thả lỏng các bó cơ khi lực tác động phản chấn lại quá cao, nhưng với những đôi giày cũ thì điều này gần như không có tác dụng. Đế giày không thể giảm sốc, khiến cho người dùng có cảm giác đang bọc một lớp vải quanh chân và bị hạn chế đáng kể cảm giác tiếp đất.

Nếu mong muốn có một trải nghiệm thoải mái và dễ chịu khi tập luyện, hãy chú ý nhiều hơn tới vấn đề bao lâu nên thay giày chạy bộ.
Thay mới giày chạy và những điều cần lưu ý
Chúng ta đều đã biết được bao lâu nên thay giày chạy bộ là hợp lý, cũng như lý do vì sao phải thay mới giày chạy bộ thường xuyên. Tuy nhiên việc lựa chọn giày để thay mới cũng cần phải tuân theo một số quy chuẩn nhất định, bởi bạn sẽ chẳng thể đạt được hiệu suất tập luyện chạy bộ tối ưu nếu lựa chọn sai loại giày cho bàn chân.
Dưới đây là một số điều nên lưu ý và dành nhiều thời gian tìm hiểu nếu bạn muốn thay mới một đôi giày chạy bộ chất lượng:
Chất liệu
Đây chắc chắn là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định tới việc lựa chọn giày chạy bộ. Có rất nhiều chất liệu được sử dụng để làm giày chạy bộ, nhưng phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại là mesh(lưới), da tự nhiên và da nhân tạo. Ngoài ra còn có một số chất liệu khác là nylon, polyester hoặc sợi cotton.
Đây đều là những chất liệu quen thuộc được sử dụng để tạo nên một đôi giày chạy bộ, với khả năng co giãn và thay đổi kết cấu linh hoạt. Đôi khi việc bao lâu nên thay giày chạy bộ cũng phụ thuộc khá nhiều vào chất liệu giày, bởi mỗi loại chất liệu đều có độ bền chắc khác nhau. Tùy thuộc vào chất liệu chủ đạo được sử dụng lên đế giày và thân giày mà người dùng sẽ lựa chọn mua để phục vụ nhu cầu tập luyện hàng ngày.
Thiết kế giày
Phải khẳng định rằng thiết kế giày cũng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến vấn đề bao lâu nên thay giày chạy bộ nếu được sử dụng thường xuyên. Giày chạy sẽ chia làm nhiều bộ phận khác nhau như thân giày, đế và gót giày, lớp lót chống sốc.

Trong quá trình thay mới giày chạy, bạn cần phải chú ý nhiều hơn tới thiết kế giày, xác định những phần cấu tạo của giày để ước chừng độ bền. Đối với những dòng giày chạy có nhiều lớp và kết cấu dày thì thời gian hao mòn sẽ lâu dài hơn nhiều. Nếu chọn mua những đôi giày như vậy thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể vì không phải thay mới giày chạy bộ liên tục.
Cách thức chạy
Đôi khi cách thức tập luyện chạy bộ của bạn cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc bao lâu nên thay giày chạy bộ. Với những cách thức tập luyện đòi hỏi tốc độ và khoảng cách, đế giày chạy bộ sẽ chịu lực mài mòn mạnh hơn, đồng thời các phần thân giày cũng dễ bị bục, rách nhanh vì chịu áp lực tương đối lớn.

Nhiều người khi tập luyện chạy bộ cũng có thói quen lấy đà tạo lực bằng mũi giày, khiến cho phần thân giày dễ bị kéo căng, nhanh rách và hỏng hơn.
Nhìn chung thì vấn đề bao lâu nên thay giày chạy bộ rất khó để xác định chính xác, cách tốt nhất là thay đổi thói quen chạy cũng như lựa chọn các loại giày có chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu sử dụng. Chỉ với một vài thay đổi nhỏ như vậy, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của đôi giày chạy, tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao hiệu suất tập luyện một cách đáng kể. Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay có cùng chủ đề, vui lòng truy cập S-life.