Protein hay còn được biết đến với cái tên là chất đạm, đây là một trong những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu của cơ thể, đặc biệt phải bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, khá nhiều những thắc mắc rằng protein bị mất chức năng sinh học khi nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Protein là gì?
Trước khi tìm hiểu protein bị mất chức năng sinh học khi nào cùng tìm hiểu chi tiết để hiểu hơn về protein nhé! Protein được cấu thành từ một hoặc nhiều các mạch acid amin, chúng liên kết với nhau bằng những liên kết peptid.
Trong đó khi các chuỗi acid amin khác sẽ xuất hiện những protein khác hoàn toàn, có tới hơn 20 loại acid amin. Tuy nhiên, cơ thể người buộc phải hấp thụ 9 loại chính đặc biệt thiết yếu từ các nguồn thực phẩm ở bên ngoài.
Theo các nghiên cứu chuyên sâu cho biết, protein chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định, chứ không tồn tại được lâu dài, đồng thời, protein sẽ bị thoái hoá khi những acid amin bị phá huỷ.
Trong tổng lượng tế bào của cơ thể, protein chiếm tới 50%. Con số này rõ ràng cho thấy rằng protein lại càng quan trọng với cơ thể, đồng thời, có tác dụng duy trì, tái tạo cơ thể hiệu quả. Chính vì thế, việc bổ sung protein từ nhiều nguồn khác nhau hàng ngày là đặc biệt cần thiết. Trong trường hợp cơ thể bị thiếu protein, chắc chắn sẽ gặp các tình trạng ốm đau thường xuyên, chậm lớn, gầy, yếu ớt, suy dinh dưỡng,…
Protein bị mất chức năng sinh học khi?
Câu trả lời cho câu hỏi protein bị mất chức năng sinh học khi nào chính là cấu trúc không gian 3 chiều của protein bị phá vỡ.
Vai trò của Protein với cơ thể
Khi tìm hiểu protein bị mất chức năng sinh học khi nào, chắc chắn không thể không tìm hiểu về những vai trò quan trọng của protein đối với cơ thể. Cụ thể, một số vai trò của protein có thể kể đến như:
Protein cấu tạo khung tế bào, duy trì và phát triển cơ thể
Protein tham gia vào toàn bộ các quá trình diễn ra bên trong của tế bào là là thành phần tạo nên khung tế bào. Protein còn có mặt tham gia trong quá trình cơ thể phát triển, hình thành cơ và phân chia các tế bào. Ngoài ra, protein còn là chất xúc tác giúp trao đổi chất và phản ứng sinh hoá bên trong cơ thể một cách hiệu quả.
Protein tham gia vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng
Theo các nghiên cứu chi tiết về protein cho biết, chúng thực hiện toàn bộ các quá trình vận chuyển, tiêu hoá thức ăn đến máu, vận chuyển tới các mô trong cơ thể từ các chất dinh dưỡng được đưa vào.
Trong đó, oxy phần lớn là được lấy từ phổi, sau đó, cung cấp cho những tế bào trong cơ thể. Quá trình này đều phải nhờ sự trợ giúp của Protein tác động trong phần tế bào hồng cầu.
Xem thêm: 1g protein bằng bao nhiêu calo?
Protein bảo vệ cơ thể
Khi tìm hiểu về protein bị mất chức năng sinh học khi nào chắc chắn không thể bỏ qua công dụng bảo vệ cơ thể quan trọng của protein. Đây là chức năng chính quan trọng nhất khi nhắc tới protein.
Protein như một lớp bảo vệ cho cơ thể, giúp cơ thể có thể chống lại những tác nhân gây hại và xâm nhập bên trong cơ thể. Tránh các bệnh vặt thường gặp, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Hơn thế nữa, protein còn được hệ miễn dịch sản xuất giúp chống lại các loại virus và những tác nhân gây bệnh liên quan. Hỗ trợ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, không mệt mỏi và khó chịu, ốm yếu thường xuyên.
Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể
Ngoài chức năng bảo vệ cơ thể, protein còn là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể. Theo các nghiên cứu cho biết, protein trong các khẩu phần ăn cơ bản chiếm khoảng 10-15% có thể cung cấp lượng lớn nguồn năng lượng cho tế bào bên trong cơ thể, giúp cho cơ thể có thể hoạt động, duy trì các hoạt động sống cơ bản của con người.
Protein cân bằng pH trong cơ thể
Nói về vấn đề protein bị mất chức năng sinh học khi nào, chắc chắn nhiều bạn cũng phân vân về những vai trò của protein trong cơ thể người. Trong đó không thể không kể đến vai trò cân bằng pH trong cơ thể, điều này giúp cho hệ tuần hoàn được hoạt động và quá trình vận chuyển ion dễ dàng hơn rất nhiều.
Bên cạnh vai trò cân bằng pH, protein còn giúp kéo nước từ trong tế bào di chuyển tới những mạch máu và hỗ trợ điều hoà và cân bằng lượng nước bên trong cơ thể. Nếu trong trường hợp protein trong máu quá thấp, chắc chắn lượng nước trong cơ thể bị ứ đọng lại trong các mô tế bào. Điều này làm cho cơ thể bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phù nề nguy hiểm. Đặc biệt, dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm.
Một số lưu ý khi bổ sung protein
Protein là chất cần thiết và quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung phù hợp và đúng cách cho cơ thể. Vì thế, ngoài tìm hiểu protein bị mất chức năng sinh học khi nào, bạn cũng cần phải ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Nạp protein với lượng vừa đủ, nếu nạp quá nhiều chắc chắn sẽ dẫn đến việc dư thừa protein và chúng buộc phải xử lý tại gan và thận qua đường tiểu để ra ngoài. Chính vì thế, điều này sẽ khiến gan và thận bị ảnh hưởng cực kỳ nguy hiểm nếu xuất hiện trong thời gian dài.
- Nếu nạp quá nhiều protein quá mức so với mức năng lượng cần thiết của cơ thể, còn khiến lượng dư thừa bị tích tự thành mỡ, dễ gây béo phì thừa cân.
- Với các bé biếng ăn hoặc người lớn tuổi, phụ nữ có thai khi chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, không cung cấp đủ protein hàng ngày nên bổ sung thêm protein thông qua những loại sữa phù hợp để đảm bảo lượng đạm đủ cho cơ thể, tránh các loại bệnh liên quan.
Xem thêm: Ức gà chứa bao nhiêu protein?
Hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể
Như đã đề cập trên đây, để đảm bảo được các chức năng của protein thì cơ thể phải cần được cung cấp đủ lượng theo nhu cầu, đặc biệt là những loại protein thiết yếu của cơ thể. Theo nghiên cứu, cơ thể của nam giới cần khoảng 56g protein mỗi ngày. Đối với nữ giới thì lượng protein cần cung cấp thấp hơn, khoảng 46g protein một ngày.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng lượng protein trên chỉ là ước tính trung bình không chính xác. Bởi còn phải phụ thuộc vào từng đối tượng, giới tính, các mức độ hoạt động thể chất cũng như thể trạng từng người khác nhau.
Một số các loại thực phẩm giàu protein mà bạn nên bổ sung, vừa đảm bảo an toàn lại vừa tốt cho sức khoẻ như: hải sản, thịt gia cầm không da, trứng, sữa, những chế phẩm từ sữa, các loại đậu nành,… đầy đều là những thực phẩm chứa nguồn protein dồi dào, cung cấp cho cơ thể lượng đạm cần thiết để duy trì sức khỏe, các hoạt động hàng ngày mà không gây thừa cân hay béo phì trong suốt các chế độ ăn hàng ngày.
Nói tóm lại, protein là chất không thể thiếu đối với cơ thể. Một cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể phải được cung cấp đủ lượng protein cần thiết và phù hợp. S-life hy vọng qua bài viết protein bị mất chức năng sinh học khi nào trên đây, đã giúp bạn tự giải đáp được thắc mắc của mình và hiểu hơn về protein để bổ sung cho phù hợp.