Hiện nay, máy trợ thở có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người. Tuy nhiên, bạn đã biết máy trợ thở là gì chưa? Nguyên lý, cấu tạo máy này hoạt động như nào chưa? Nếu như còn chưa rõ thì bài viết này hữu ích cho bạn đấy!
Máy trợ thở là gì?
Máy trợ thở là cái tên khá quen thuộc khi nhắc đến. Nhưng ít ai hiểu rõ máy trợ thở là gì? Thực chất, máy trợ thở là thiết bị y tế hỗ trợ đưa một dòng khí oxy vào và ra khỏi phổi giúp điều trị một số căn bệnh về đường hô hấp, nhất là trong các trường hợp bệnh nhân ngừng thở khi ngủ hoặc thở không hiệu quả. Nhờ vậy, duy trì sự sống cho người bệnh.
Máy trợ thở rất thông dụng trong trường hợp bệnh nhân mắc các căn bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp, gây khó thở và suy hô hấp. Thiết bị sẽ giúp các bệnh nhân gặp các vấn đề đó có thể dần dần tự thở lại được và trở lại cuộc sống bình thường.

Các đối tượng được chỉ định sử dụng loại máy này có thể kể đến như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ, hội chứng giảm thông khí do béo phì, viêm phổi, bệnh hen suyễn, khó thở sau khi phẫu thuật và gần đây nhất đó chính là Covid-19 – một căn bệnh hô hấp cấp tính do coronavirus gây ra.
Sau khi hiểu được máy trợ thở là gì, vậy nguyên lý và cấu tạo của máy như thế nào? Theo dõi ngay phần tiếp theo dưới đây.
Nguyên lý hoạt động của máy trợ thở
Khi hệ hô hấp không thể thực hiện được các chức năng bình thường của nó, lúc này máy trợ thở sẽ hỗ trợ chức năng cho hệ hô hấp bằng cách phá bỏ các hàng rào tắc nghẽn trên đường thở, cung cấp oxy cho các vùng phổi bị phá hủy.
Lúc này, bác sĩ đặt một ống vào cổ họng bệnh nhân, ống này sẽ là cầu nối đến với khí quản để giúp không khí ra vào phổi được dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ được đeo mặt nạ trùm lên mũi có kết nối với máy. Máy sẽ bơm không khí hoặc oxy liên tục vào phổi, giúp bệnh nhân hít thở khí O2 và loại bỏ CO2.

Máy trợ thở có cấu tạo như thế nào?
Thông thường, các loại máy trợ thở được cấu tạo từ các bộ phận chính dưới đây:
Khối điều khiển: Khối này là một hệ thống có nhiệm vụ kiểm soát các chế độ thở phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Khối điều khiển này bao gồm nhiều thành phần kết hợp lại với nhau như mạch xử lý, các valse, cảm biến khí,…
Màn hình: Đây là nơi cung cấp thông tin cũng như các thông số đang hoạt động của máy thở, tình trạng bệnh nhân, và cảnh báo các trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra,…
Khối nguồn: Là nơi “đầu não” làm nhiệm vụ cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống hoạt động, có thể bao gồm cả pin sạc dự phòng.

Khối giao tiếp: Đây là khối tương tác trực tiếp với bệnh nhân thông qua các ống thở tạo thành mạch liên hoàn. Tùy vào mỗi loại máy có thiết kế khác nhau, mà máy có thể gồm 1 hoặc 2 ống thở kết nối thông qua mặt nạ, ống nội khí quản hoặc mở khí quản với bệnh nhân.
Ngoài ra còn có bộ phận làm ẩm và ấm khí cung cấp cho phổi bệnh nhân.
Máy trợ thở có chế độ hoạt động nào?
Chế độ kiểm soát: Ở chế độ này, bác sĩ sẽ cài đặt các thông số trước khi sử dụng. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân trong chế độ này có quá trình hô hấp yếu, không tự thở được.
Chế độ hỗ trợ: Áp dụng cho những người có khả năng tự thở. Khi bệnh nhân thở đủ, sẽ có một tín hiệu thông báo đến máy. Lúc này, máy sẽ đẩy một thể tích khí vào phổi của bệnh nhân.
Người bệnh có thể điều chỉnh cho phù hợp, tuy nhiên để tránh một số trường hợp bị ngưng thở đột ngột, bác sĩ khuyến cáo vẫn nên cài chế độ tần số trên máy thở như ở chế độ kiểm soát.
Chế độ thở đồng bộ ngắt bắt buộc: Đây là chế độ thở áp dụng xen kẽ với chế độ thở hỗ trợ và chế độ kiểm soát. Chế độ này áp dụng cho những bệnh nhân có thể tự thở và lưu lượng thở máy kéo dài vài ngày.

Có nên mua máy trợ thở hay không?
Sự ra đời của máy trợ thở nhằm phục vụ nhu cầu thở nhân tạo của con người trong những trường hợp họ đang dần mất đi khả năng tự thở. Có thể ví máy trợ thở như “vị cứu tinh” bởi vì không có nó, bệnh nhân sẽ chết cho dù các bộ phận khác như tim, não, …vẫn hoạt động bình thường.
Dưới đây là một vài lợi ích khi dùng máy trợ thở:
- Hệ thống hô hấp của người bệnh có thời gian được nghỉ ngơi bởi đã có sự trợ giúp của máy trợ thở.
- Toàn bộ cơ thể bệnh nhân có thời gian hồi phục.
- Giúp người bệnh nhận đủ lượng oxy tinh khiết và loại bỏ carbon dioxide cùng các tạp chất khác.
- Ngăn chặn những tổn thương do dịch axit từ dạ dày tiết ra nhằm bảo vệ đường hô hấp.
- Sử dụng cách điều trị này giúp cho người bệnh có tình trạng ổn định hơn khi bác sĩ sử dụng thuốc và phương pháp điều trị khác.
Tóm lại, máy trợ thở là một thiết bị vô cùng cần thiết và hiện đã được sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

Xem thêm: Có nên mua máy tạo oxy trong phòng ngủ hay không?
Địa chỉ cung cấp máy trợ thở chất lượng hàng đầu Việt Nam
Thiết bị S-Life
Thiết bị S-Life là nơi cung ứng hệ thống máy móc, vật tư chủ yếu để ổn định đường thở cùng với các thiết bị có chức năng phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh như máy trợ thở, máy tạo oxy, máy đo huyết áp, máy xông khí dung,…
Các dòng sản phẩm của S-Life mang đến đều cam kết chất lượng được nhập khẩu chính hãng và đạt tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Y tế. Với sự uy tín cung cấp thiết bị hàng đầu Việt Nam, Thiết bị S-Life luôn luôn đồng hành và đem đến những giải pháp tốt nhất cho từng khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Cùng với hệ thống 45 chi nhánh trên toàn quốc, các bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm mình cần. Có thể nói, lựa chọn Thiết bị S-Life chính là lựa chọn vàng bảo vệ sức khỏe gia đình.
Với thông tin mà S-Life đã chia sẻ về máy trợ thở là gì, cùng với nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy, hi vọng sẽ là những thông tin hữu dành cho bạn. Chúc các bạn khỏe mạnh, bình an!