Spa đang là ngành nghề được nhiều người quan tâm và là xu hướng kinh doanh gần đây. Rất nhiều người có ý định đầu tư kinh doanh, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành công. Vậy kinh nghiệm kinh doanh spa cho người mới bắt đầu như thế nào, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Kinh doanh spa là gì?
Kinh doanh spa chính là cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, đem lại cảm giác thư thái tâm hồn cho chị em phụ nữ. Mọi cô gái đều yêu thích cái đẹp, chính vì vậy kinh doanh spa sẽ thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc bán các gói dịch vụ làm đẹp, chăm sóc cơ thể hay các gói dịch vụ làm đẹp tại nhà cho chị em.
Kinh nghiệm kinh doanh spa cho người mới bắt đầu
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngoài cơm áo gạo tiền, nhu cầu về thẩm mỹ của con người ngày càng tăng lên, mọi người sẵn sàng chi tiền để chăm sóc da mặt, xông hơi, tắm trắng,… Vì thế kinh doanh spa là 1 cơ hội tốt để thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Dưới đây là kế hoạch kinh doanh spa cho người mới bắt đầu.
Bước 1: Tham gia khóa học về spa và có chứng chỉ hành nghề
Với bất kỳ ngành nghề nào, trước khi bắt đầu tiến hành kinh doanh chúng ta cần phải có những kiến thức chuyên môn liên quan đến loại hình sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp, hiểu được thị trường, khách hàng mình hướng đến.
Đặc biệt là spa là một ngành đặc thù, kinh nghiệm kinh doanh spa là thứ chủ spa không thể thiếu. Chính vì vậy, chứng chỉ hành nghề spa là điều đầu tiên bạn phải có khi muốn hành nghề spa. Bên cạnh đó, theo quy định của Nhà Nước, chứng chỉ hành nghề spa là giấy tờ bắt buộc phải có nếu muốn mở spa.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Với một người chưa có kinh nghiệm kinh doanh spa, để hành nghề này bạn cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết để đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng quy trình. Bất kể ngành nghề nào cũng vậy, bạn phải luôn xác định được khách hàng mục tiêu của mình là gì. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiết kiệm thời được thời gian, chi phí cho hoạt động quảng cáo.
Các nhân tố để xác định khách hàng mục tiêu bao gồm tuổi tác: trẻ hay già, giới tính: nam hay nữ, địa điểm kinh doanh: gần hay xa khu vực bạn ở, thu nhập: thấp, trung bình hay cao…
Bước 3: Dự trù và chuẩn bị vốn đầu tư
Một câu hỏi được đặt ra khi quyết định mở spa đó chính là vốn kinh doanh spa là bao nhiêu? Đây sẽ là câu hỏi khó với những bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh spa. Chi phí đầu tư để kinh doanh spa sẽ bao gồm những khoản mua sắm thiết bị, đồ trang trí, thuê địa điểm, giường, ghế, các loại máy móc chuyên dụng và chi phí học tập, nâng cao tay nghề.
Ngoài những khoản đầu tư ban đầu, chủ spa cần chuẩn bị 1 số vốn dự trù để giải quyết những công việc phát sinh không mong muốn. Bạn nên tính toán kỹ lưỡng các khoản chi phí để tránh tình trạng lãng phí vào những thiết bị không cần thiết. Khi mới bắt đầu, bạn nên hoạt động ở quy mô vừa và nhỏ, khi việc kinh doanh phát triển thì hãy mở rộng quy mô.
Bạn có muốn biết chi phí mở một tiệm spa cần bao nhiêu tiền không, hãy để chúng tôi bật mí nhé.
Bước 4: Đăng ký giấy phép kinh doanh spa
Là ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và thẩm mỹ con người, chính vì thế giấy phép đăng ký kinh doanh mở spa là giấy tờ hết sức quan trọng mà người chủ spa cần phải có.
Nhà nước hiện nay quy định rất chặt chẽ trong hồ sơ cũng như trình tự đăng ký giấy giấy kinh doanh mở spa cho nên khi các bạn làm giấy đăng ký kinh doanh cần phải có những điều kiện nhất định.
Bên cạnh đó các bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ kèm theo nhằm chứng minh bản thân có đủ điều kiện kinh doanh. Giấy phép kinh doanh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp của bạn có được phép hoạt động hay không.
Nếu bạn muốn biết mở một tiệm spa cần những giấy tờ cần thiết gì, thì hãy để chúng tôi gợi ý cho bạn mở spa cần những giấy tờ gì và các thủ tục nào để vận hành như thế nào, mời bạn xem qua.
Bước 5: Trang bị các loại máy móc, thiết bị spa chuyên dụng
Dù bạn quyết định kinh doanh quy mô lớn hay nhỏ thì đều phải quan tâm đến việc trang bị các loại máy móc, thiết bị spa chuyên dụng. Mong muốn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, các spa thường sắm rất nhiều thiết bị, máy móc. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu bạn chỉ nên đầu tư vào những thiết bị thực sự cần thiết để tiết kiệm chi phí.
Những thiết bị cơ bản cho hoạt động kinh doanh spa bao gồm: giường, ghế spa, máy khám da, đèn chiếu nặn mụn. Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị các thiết bị spa chuyên dụng cần thiết để cung cấp dịch vụ phun xăm, massage hay chăm sóc da.
Các bạn cần chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín để mua các được các trang thiết bị chất lượng, giá tốt vừa tiết kiệm chi phí vừa tăng trải nghiệm cho khách hàng. Nếu bạn mua phải các loại máy móc kém chất lượng, trong quá trình phục vụ khách hàng xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng lớn đến danh tiếng spa.
Bước 6: Thiết kế và trang trí không gian
Spa ngoài chăm sóc sắc đẹp, đây còn là nơi đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu cho khách hàng. Chính vì thế, một trong những kinh nghiệm kinh doanh spa đó chính là nên trang trí cửa hàng, không gian thoải mái, bắt mắt, thu hút ánh nhìn.
Ngoài ra, không gian spa còn trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ phục vụ khách hàng, vậy nên nếu không thể tự thiết kế bạn có thể thuê một chuyên gia thiết kế để có được một không gian phù hợp nhất.
Xem thêm: Kích thước giường spa tiêu chuẩn và thông dụng nhất là bao nhiêu
Bước 7: Thiết kế logo, tên spa và quảng bá thương hiệu
Logo, tên spa về lâu dài chính là nhân tố tạo nên sự ảnh hưởng, độ nhân diện với khách hàng. Vì vậy, khi lựa chọn tên spa, logo phải cẩn trọng ngay từ ban đầu. Tên spa nên mang một ý nghĩa nhất định, dễ đọc, dễ nhớ và cần có điểm nhấn để gây ấn tượng đối với khách hàng. Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra xem tên doanh nghiệp mình có trùng tên với tiệm spa khác hay không để tránh gây nhầm lẫn không đáng có.
Dưới đây là những cách đặt tên spa phổ biến các bạn có thể tham khảo:
- Đặt theo tên riêng của chủ tiệm.
- Đặt tên tiệm spa theo tên sở thích cá nhân.
- Đặt theo các nước đang phát triển dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp.
Về logo, màu sắc và hình ảnh sẽ quyết định thương hiệu spa có gây ấn tượng có gây được ấn tượng với khách hàng hay không. Do đó, nếu không thể tự thiết kế được logo đẹp, bạn có thể thuê người thiết kế logo theo yêu cầu.
Bước 8: Lên quy trình tư vấn chốt sale đầy đủ, rõ ràng
Không phải chỉ các sản phẩm hữu hình mới cần tư vấn, chốt sale. Ngay cả loại hình kinh doanh dịch vụ cũng cần lên quy trình tư vấn, bán hàng một cách đầy đủ, rõ ràng.
Muốn khách hàng lựa chọn spa của mình, các bạn phải có kế hoạch đào tạo nhân viên cách tư vấn, thuyết phục bằng kịch bản bán hàng cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng khách hàng. Nhân viên phải hiểu rõ về gói sản phẩm, dịch vụ của spa kèm theo khả năng ăn nói lưu loát chính là 1 điểm cộng để dễ dàng chốt được khách hàng và đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Bước 9: Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng
Một kinh nghiệm kinh doanh spa quý báu để tăng nguồn doanh thu không thể không kể đến việc gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Để tăng trải nghiệm khách hàng, chủ spa cần chú ý 2 điều sau:
Tăng chất lượng sẽ tăng trải nghiệm khách hàng: Khách hàng luôn đặt chất lượng là vấn đề được quan tâm lên hàng đầu. Nếu bạn thu hút được khách hàng bằng các hoạt động marketing khác nhau để họ đến trải nghiệm dịch vụ spa của bạn mà chất lượng không tốt thì sẽ chỉ có duy nhất một lần họ đến với bạn thôi. Để xây dựng được lòng trung thành của khách hàng bạn cần tạo được những dịch vụ chất lượng, khác biệt so với đối thủ.
Tạo không gian phù hợp để tăng trải nghiệm khách hàng: Cách bày trí không gian spa hợp lý cũng sẽ gia tăng trải nghiệm khách hàng. Không gian riêng tư, thoải mái cho khách hàng cũng sẽ là một điểm cộng. Ngoài ra, bạn cũng có thể gia tăng trải nghiệm khách hàng qua âm thanh khi phát những bản nhạc chill nhẹ nhàng hay sử dụng mùi hương hấp dẫn sẽ đem đến những hiệu quả bất ngờ với spa của bạn đấy.
Bước 10: Liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm – dịch vụ
Thế giới luôn thay đổi, con người cũng không ngoại lệ. Vì vậy, để giữ chân khách hàng, chất lượng dịch vụ của bạn phải không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu họ.
Tuy nhiên, khi cải tiến chất lượng dịch vụ bạn phải biết được trải nghiệm của khách hàng ra sao. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên nói chuyện với khách hàng của mình và lắng nghe phản hồi của họ. Những yêu cầu của khách hàng có thể thay đổi chỉ sau một đêm. Điều bạn cần làm là nắm bắt nhu cầu của họ và cung cấp cho họ đúng dịch vụ họ cần.
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế setup spa cho tiệm của mình, thì hãy liên hệ ngay đến S-Life nhé.
Những sai lầm cần tránh trong kinh doanh spa
Trong quá trình kinh doanh spa có rất nhiều vấn đề phát sinh, vì thế, chủ spa cần tránh các sai lầm như:
Nóng vội, chủ quan khi mở spa tại nhà
Khi mở tiệm spa tại nhà, nhiều bạn sẽ có tâm lý chủ quan rằng quy mô kinh doanh của mình nhỏ, kinh doanh ngay tại nhà thì chắc chắn sẽ dễ dàng vì vậy thường chủ quan mà làm ngay, không tính toán kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, không giống đi làm thuê, khi bạn đã bắt đầu muốn làm chủ, bạn sẽ phải quan tâm rất nhiều thứ từ chi phí đến kinh nghiệm kinh doanh spa. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu, hãy chuẩn bị cho mình 1 kế hoạch chi tiết, tìm hiểu về cách thức vận hành spa hiệu quả. Đừng nói vội, bởi càng nóng vội sẽ càng hỏng việc.
Sử dụng tiền không phù hợp
Vấn đề tiền bạc khi bắt đầu kinh doanh spa luôn là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của bạn. Một spa có thể “chết ngay trong trứng nước” nếu không cân nhắc kỹ đồng tiền. Có vốn mà không biết sử dụng cho spa thì chẳng khác gì tự mình “vung tiền qua cửa sổ”, ít vốn mà dùng sai chỗ thì tự nhiên hụt hơi.
Khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh spa, các bạn nên dùng tiền để mua các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng cần thiết và để lại 1 khoản dự trù tránh tình trạng có gì mua nấy gây lãng phí.
Tham khảo thêm: Những ý tưởng kinh doanh tại nhà ít vốn cực kỳ hiệu quả
Không đầu tư đúng vào thị hiếu, nhu cầu của thị trường
Hầu như khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh spa, các bạn thường chỉ tập trung vào mua sắm thiết bị, máy móc công nghệ, sản phẩm mà không đầu tư đúng vào thị hiếu, nhu cầu của thị trường.
Nếu bạn không nắm được thị trường đang cần gì thì sao các bạn có thể cung cấp đúng cái khách hàng muốn, làm sao mà các bạn có thể bán được sản phẩm dịch vụ. Vì thế, trước khi đầu tư vào ngành spa, bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường gồm các nhân tố như xu hướng thị trường, khách hàng hướng đến, quy mô spa, mặt bằng kinh doanh,…
Bài viết trên là thông tin chi tiết về những kinh nghiệm kinh doanh spa cho người mới bắt đầu. S-Life Việt Nam Hy vọng toàn bộ những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin cũng như kinh nghiệm hữu ích để bắt đầu cho việc kinh doanh của mình một cách hiệu quả.