Có nhiều loại rau củ khi mọc mầm sản sinh ra độc tố gây hại cơ thể nếu ăn phải. Vậy thì khoai lang mọc mầm có ăn được không? Nếu ăn nhầm thì có để lại hậu quả nghiêm trọng không? Những điều bạn băn khoăn sẽ được giải đáp qua bài viết chi tiết này.
Củ khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Theo báo điện tử Lao Động uy tín, thì khoai lang mọc mầm hoàn toàn có thể ăn được vì không sinh ra độc tố. Tuy nhiên, để ăn được loại khoai lang đã mọc mầm, người dùng nên gọt sạch phần mầm khoai, ngâm nước muối loãng trước khi chế biến bất kỳ món ăn nào.
Khoai lang mọc mầm có độc không?
Nơi bảo quản khoai lang tím nếu điều kiện độ ẩm quá cao thì rất dễ khiến cho củ khoai mọc mầm. Điều may mắn là các nghiên cứu đã chứng minh rằng khoai lang tím mọc mầm không sinh ra độc tố. Khi phát hiện tình trạng này, bạn vẫn có thể cắt bỏ mầm và ngâm nước muối, để chế biến như bình thường nếu khoai không mắc phải bất cứ mầm bệnh nào.

Ăn khoai lang mọc mầm có nguy hiểm không?
Như đã nói, khoai lang tím dù có mọc mầm nhưng cũng không gây nguy hiểm. Tuy vậy, việc mọc mầm sẽ khiến giá trị dinh dưỡng của củ khoai bị giảm đi đáng kể. Khoai lang tím mọc mầm chứa ít vitamin và khoáng chất hơn củ khoai bình thường. Không những thế, khoai sau khi mọc mầm cũng bị biến đổi mùi vị khiến nó không còn thơm ngon nữa.
Mặc dù hiện tượng nảy mầm không sinh ra độc tố, nhưng những củ khoai bị ẩm đến mức nảy mầm thường cũng sẽ bị nhiễm nấm mốc. Dấu hiệu đặc trưng của nấm mốc đó là trên vỏ khoai xuất hiện những đốm nâu đen li ti. Chính những nấm mốc này là nguồn gốc sinh ra chất độc nguy hiểm.

Một trong những độc tố nấm mốc thường được tìm thấy trên khoai lang tím đó là ipomeamarone. đây là chất nếu hấp thụ phải sẽ dẫn đến một vài triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, đau bụng, nôn mửa,… và nhiều triệu chứng ngộ độc nguy hiểm khác. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng không nên ăn khoai lang tím khi phát hiện củ đã mọc mầm.
Nguyên nhân khiến khoai lang mọc mầm
Khoai lang sau một thời gian dài bảo quản bị mọc mầm là chuyện hết sức bình thường. Chỉ cần có đủ điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm, mầm khoai sẽ mọc lên nhanh chóng sau chỉ vài ngày.
Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến quá trình khoai lang tím mọc mầm đó là nhiệt độ. Ở nhiệt độ 12 – 14 độ C, khoai lang tím sẽ không bị mọc mầm. Tuy nhiên, củ khoai nếu bảo quản ở nhiệt độ 21 độ C sẽ chỉ giữ được khoảng 1 – 2 tuần trước khi mọc mầm theo tự nhiên. Ở nhiệt độ cao hơn, thậm chí là tốc độ mọc mầm còn bị rút ngắn lại chỉ còn vài ngày.

Mặt khác, việc hạ thấp nhiệt độ bảo quản cũng không phải là một ý kiến hay. Khi nhiệt độ giảm mạnh, những enzyme trong khoai lang tím bị phân hủy nhanh chóng khiến giá trị dinh dưỡng không còn như ban đầu. Không những thế, nhiệt độ quá thấp cũng khiến của khoai bọ co lại làm cho vỏ nhăn nheo kém thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng mạnh đến mùi vị sau khi chế biến.
Bên cạnh nhiệt độ, độ ẩm cũng là một yếu tố khiến mầm khoai lang mọc nhanh hơn. Nếu muốn hạn chế tình trạng này, hãy giữ của khoai ở nơi khô ráo (độ ẩm dưới 90%), tránh xa khu vực có nhiều nước.
Khi khoai lang gặp tình trạng mọc mầm, các nấm mốc sẽ hình thành và biến chất, đây sẽ là điều kiện lý tưởng để tích lũy độc tố, gây hại cho cơ thể nếu người dùng sử dụng trực tiếp. Trên thực tế, khoai lang không chứa độc, thế nhưng khoai lang mọc mầm rất dễ sản sinh các nấm mốc.
Những loại nấm mốc tấn công vào phần vỏ bên ngoài, sau đó khiến khoai lang biến dạng thành những đốm nâu đen, khi ăn sẽ thấy vị đắng cực kỳ khó chịu. Ngay cả khi bạn có chế biến thành nhiều món ăn khác nhau thì vị đắng này trong khoai cũng không mất đi. Với những người bụng dạ yếu, nếu ăn phải sẽ gặp tình trạng buồn nôn, đau bụng và sức khỏe ảnh hưởng.
Tương tự như khoai tây mọc mầm, thì glycoalkaloid cũng chủ yếu xuất hiện trong những củ khoai lang đã mọc mầm. Chất này có thể biến đổi khiến cho cơ thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá, căng thẳng đến cực độ và đáng nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tử vong.
Cách xử lý khoai lang mọc mầm
Theo các thông tin chia sẻ trên có thể khẳng định được rằng có thể ăn được cho vấn đề khoai lang mọc mầm có ăn được không. Ngoài ra, phần củ khoai lang mọc mầm còn có thể sử dụng, phần mầm cây cũng có thể chế biến thành các món ăn khác nhau mà không gây hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cần biết cách chế biến sao cho đúng cách và sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn. Bằng cách cắt các mầm từ củ khoai lang, rửa sạch và cắt nhỏ, có thể ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 phút để nhả hết chất bẩn.
Có thể sử dụng cho vào các món trộn salad ăn kèm hoặc chế biến nấu, xào cùng với nhiều loại rau khác và phải đảm bảo mầm khoai lang vẫn có độ mềm nhất định.
Tuy nhiên, không nên để khoai lang mọc mầm quá lâu khi các mầm này phát triển lớn. Việc này sẽ dẫn đến củ khoai lang bị hút hết phần chất dinh dưỡng và khô, mủn. Khi này sẽ không thể ăn được, nếu ăn sẽ có hại cho sức khỏe. Trường hợp này bạn nên bỏ luôn nhé!
Còn một cách xử lý khoai mọc mầm cực kỳ thú vị nữa đó chính là dùng làm vật dụng trang trí. Bạn có thể sử dụng những củ khoai lang mọc mầm trang trí vào những góc học tập, bàn ăn, bàn làm việc, vừa đẹp mắt lại vừa tràn đầy sức sống cho không gian riêng thú vị.
Cách bảo quản tránh để khoai lang mọc mầm
Khoai lang nếu được bảo quản đúng cách thì có thể giữ không bị hỏng trong 6 tháng. Khi bảo quản khoai số lượng lớn trong thời gian dài, bạn cần phải đảm bảo những điều sau:
- Khi mua về, hãy gói khoai lang tím vào trong giấy báo và đặt vào hộp giấy có lót giấy báo để hút ẩm.
- Một cách khác để bảo quản khoai lang tím đó là phủ cát khô lên trên với phần đầu từ dưới hướng lên.
- Nơi để bảo quản phải có nhiệt độ vừa phải (13 – 16 độ C) và độ ẩm không quá cao (83 – 90%).
- Vị trí để bảo quản cần tránh xa những nơi có nhiệt độ cao gần cửa sổ) hoặc nơi ẩm thấp (gần bồn rửa trong nhà bếp). Ngoài ra, cũng không nên cho khoai vào tủ lạnh nơi có nhiệt độ quá thấp để tránh việc khiến củ khoai bị biến chất làm giảm giá trị dinh dưỡng.
- Trong trường hợp bảo quản quản khoai với số lượng cực lớn, có thể cho củ khoai vào từng sọt để xếp chồng lên nhau.
Khoai chưa chế biến có thể để lâu vài tháng mà không mọc mầm là chuyện hết sức bình thường. Mật khác, củ khoai khi đã được luộc lên thì thường chỉ giữ được khoảng 1 ngày. Nếu để qua đêm thì khoai luộc sẽ xuất hiện những dấu hiệu như rỉ chất nhầy và có mùi lạ. Lúc này, khoai không thể dùng được nữa dù có hấp lại hay hâm nóng.
Xem thêm: Ăn khoai lang có giảm cân không?
Những loại rau củ không nên ăn khi đã mọc mầm
Bên cạnh những thắc mắc về khoai lang tím mọc mầm có ăn được không, có một số loại rau củ khác bạn không nên ăn khi phát hiện chúng đã mọc mầm. Trong đó, những cái tên nổi bật nhất cần nói đến là:
Khoai tây
Đây chính là cái tên dẫn đầu trong danh sách những loại củ cần tránh ăn phải khi mọc mầm. Lý do là vì của khoai tây mọc mầm sẽ sản sinh ra nhiều loại chất độc khác nhau. Trong đó, solanin là chất đặc biệt nguy hiểm khi có thể dẫn đến hàng loạt triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
Ngoài ra, một chất độc đặc trưng khác có trong của khoai lang mọc mầm đó là alkaloid. Đây là chất gây nên những triệu chứng như ngứa toàn thân, nóng ran, buồn nôn, tiêu chảy,… hay thậm chí là hôn mê. Nếu không được điều trị một cách phù hợp, những bệnh nhân ngộ độc chất này có thể bị tử vong.

Khoai môn
Gần như tất cả loại củ nhóm khoai đều không nên ăn khi bị mọc mầm. Chẳng hạn như khoai môn mọc mầm có giá trị dinh dưỡng rất thấp do dưỡng chất đã được sử dụng để nuôi lớn mầm cây. Không những vậy, khoai môn mọc mầm thường đi cùng với tình trạng mọc nấm mốc sinh ra độc tố gây hại sức khỏe khi ăn vào.

Củ hành, gừng, tỏi
Tương tự khoai môn, những loại củ được sử dụng làm gia vị như hành, gừng hay tỏi đều bị giảm giá trị dinh dưỡng khi đã mọc mầm. Tuy vậy, mầm của những củ này có thể ăn được mà không cần lo nguy cơ ngộ độc.
Trong trường hợp gừng mọc mầm, nếu bạn muốn ăn thì nên tránh sử dụng những củ gừng đã bị dập nát. Bởi vì, những phần dập này sản sinh ra nhiều chất safrole. Khi được hấp thụ vào cơ thể, chất này sẽ tấn công tế bào gan làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan gây hại sức khỏe.

Củ sắn
Củ sắn mọc mầm cũng sinh ra những chất độc gây nguy hiểm. Trong đó, alkaloid solanine là chất gây nên nhiều triệu chứng như nhức đầu, tức ngực, nôn mửa và tiêu chảy. Trường hợp người có sức khỏe không tốt ăn phải, chất này còn có thể gây nên những triệu chứng thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Do đó, khi chế biến củ sắn, nên lựa chọn những củ còn nguyện không mọc mầm. Sau đó, bóc vỏ và cắt đầu để chế biến.

Đậu phộng
Các chuyên gia khuyên rằng không nên ăn đậu phộng bị mọc mầm. Thứ nhất, những hạt đậu phộng này có giá trị dinh dưỡng bị giảm sút nghiêm trọng. Thứ hai, những hạt này còn sinh ra độc tố aflatoxin khó phân giải là tiền tố dễ gây ung thư.

Với bài viết này, bạn cũng đã nắm được vấn đề khoai lang mọc mầm có ăn được không. S-Life hi vọng rằng những thông tin được cung cấp sẽ giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và an toàn với sức khỏe.