Một người bình thường khỏe mạnh luôn có mức huyết áp duy trì trong giới hạn nhất định. Nếu huyết áp thấp hơn hoặc cao hơn mức này thì có thể dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy huyết áp người bình thường là bao nhiêu? Nếu bạn quan tâm thì hãy tham khảo bài viết để có câu trả lời chính xác.

Huyết áp được xác định như thế nào
Huyết áp là một trong những chỉ số sự sống quan trọng, được xác định dựa trên áp lực dòng máu gây nên lên thành mạch. Chỉ số huyết áp trung bình được xác định bằng cách đo huyết áp tại những thời điểm tim đập từ thì tâm thu đến thì tâm trương.
Hai chỉ số huyết áp trên được đo như sau:
- Huyết áp tâm thu: Được đo khi tim đang ở trạng thái co bóp để đưa máu đến các cơ quan. Lúc này, áp lực máu gây nên lên thành mạch là cao nhất nên huyết áp tâm thu chính là giới hạn trên (hay còn được gọi là “huyết áp tối đa”).
- Huyết áp tâm trương: được đo khi tim chuyển sang trạng thái giãn ra. Khi đó, áp lực máu gây nên trên thành mạch là thấp nhất nên huyết áp tâm trương chính là giới hạn dưới (hay còn được gọi là “huyết áp tối thiểu”).

Như vậy, huyết áp của một người sẽ được thể hiện qua hai chỉ số trên và dưới. Trong đó, huyết áp tâm thu được biểu thị nằm phía trên huyết áp tâm trương trên màn hình của máy đo huyết áp.
Xem thêm: Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?
Huyết áp người bình thường là bao nhiêu
Nếu duy trì một cơ thể cân đối với lối sống lành mạnh thì một người sẽ có mức huyết áp tâm thu không vượt quá 130mmHg và huyết áp tâm trương không lớn hơn 85mmHg. Nếu một người có cả hai chỉ số huyết áp cao hơn mức trên thì có nghĩa là người đó đang mắc bệnh cao huyết áp. Lúc này, nên đến thăm khám bác sĩ để xác định và điều trị bệnh lý nhằm tránh những biến chứng gây nguy hiểm như suy thận, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột quỵ.
Vậy thì huyết áp người bình thường là bao nhiêu? Theo các chuyên gia, huyết áp tâm thu tối ưu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương tối ưu là 80 mmHg. Đây là chỉ số huyết áp thu được ở đa số người bình thường không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Xem thêm: Chỉ số Pulse trên máy đo huyết áp là gì? Cách đọc thông số chuẩn nhất
Huyết áp theo độ tuổi
Mức huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg được xem là bình thường ở người trưởng thành. Tuy nhiên, con số này có sự khác biệt nhất định giữa những người khác nhau. Có nhiều yếu tố dẫn đến sự khác nhau này. Trong đó, độ tuổi chính là yếu tố quan trọng cần nhắc đến.
Theo các nghiên cứu, con người ở mỗi độ tuổi khác nhau có những mức huyết áp bình thường khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì mức huyết áp trung bình có xu hướng tăng lên theo tuổi tác.

Vậy nếu xét theo độ tuổi thì huyết áp người bình thường là bao nhiêu? Để giúp bạn theo dõi sức khỏe một cách thuận tiện, S-Life xin cung cấp bảng chỉ số huyết áp trung bình theo độ tuổi như sau:
Độ tuổi | Mức bình thường | Mức cao nhất |
Trẻ sơ sinh 1 – 12 tháng | 75/50 mmHg | 100/70 mmHg |
Trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi | 80/50 mmHg | 110/80 mmHg |
Trẻ em từ 6 – 13 tuổi | 85/55 mmHg | 120/80 mmHg |
Trẻ em từ 13 – 14 tuổi | 95/60 mmHg | 104/70 mmHg |
Trẻ vị thành niên 15 – 19 tuổi | 117/77 mmHg | 120/81 mmHg |
Thanh niên 20 – 24 tuổi | 120/79 mmHg | 132/83 mmHg |
Thanh niên 25 – 29 tuổi | 121/80 mmHg | 133/84 mmHg |
Người trưởng thành 30 – 34 tuổi | 122/81 mmHg | 134/85 mmHg |
Người trưởng thành 35 – 39 tuổi | 123/82 mmHg | 135/86 mmHg |
Trung niên 40 – 44 tuổi | 125/83 mmHg | 137/87 mmHg |
Trung niên 45 – 49 tuổi | 127/64 mmHg | 139/88 mmHg |
Người cao tuổi 50 – 54 tuổi | 129/85 mmHg | 142/89 mmHg |
Người lớn tuổi 55 – 59 tuổi | 131/86 mmHg | 144/90 mmHg |
Người trên 60 tuổi | 134/87 mmHg | 147/91 mmHg |
Mức huyết áp nguy hiểm
Với những thông tin trên, bạn cũng đã nắm được huyết áp người bình thường là bao nhiêu. Qua đó, bạn có thể biết được mức huyết áp của mình là bình thường, ở mức cao hay ở mức thấp. Qua đó, kiểm soát huyết áp của bản thân ở ngưỡng phù hợp để tránh những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm
Một người có mức huyết áp thấp là khi:
- Huyết áp tâm thu thấp hơn mức 90 mmHg.
- Huyết áp tâm trương thấp hơn mức 60mmHg.
- Hoặc cả hai chỉ số trên đều ở mức thấp hơn 90 / 60mmHg.
Mức huyết áp bình thường từ 90 / 60mmHg trở xuống được xem là cột mốc nguy hiểm. Bởi vì, lúc này não không được cung cung đủ máu dẫn đến hiện tượng chóng mặt và bất tỉnh. Thậm chí, người thấp huyết áp còn có thể chịu những tổn thương khó lành, mất nước nghiêm trọng, nhiễm trùng hoặc sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng.

Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm
Một người bị cao huyết áp là khi:
- Huyết áp tâm thu cao hơn mức 160 mmHg.
- Huyết áp tâm trương cao hơn mức 100 mmHg.
- Hoặc cả hai chỉ số đều cao hơn mức 160/100 mmHg.
Khi vượt quá mức trên, người cao huyết áp có thể xuất hiện nhiều triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, loạn nhịp tim, xuất huyết, đau ngực và mất ngủ. Nếu nghi ngờ bản thân cao huyết áp thì bạn nên thăm khám ngay để được điều trị kịp thời. Bởi vì, tình trạng huyết áp cao nếu không được chữa trị đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, suy thận, mất thị lực, suy giảm trí nhớ,… không chỉ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống mà còn đe dọa tính mạng.

Cách duy trì mức huyết áp an toàn
Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng cần được kiểm soát. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc những căn bệnh hoặc biến chứng liên quan đến huyết áp.
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh
Đầu tiên, bạn cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng giữa các chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tùy vào nhu cầu cơ thể, bạn tinh chỉnh thực đơn sao cho hợp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều muối vì natri trong muốn sẽ làm cho cơ thể mất cân bằng điện giải gây tăng huyết áp.

Thường xuyên luyện tập thể dục
Những bài tập thể dục mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Những hoạt động thể chất này không chỉ khiến cơ bắp trở nên săn chắc mà còn góp phần giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Không những thế, những bài tập thể dục – thể thao còn giúp máu lưu thông khắp cơ thể góp phần hạn chế tình trạng cao huyết áp và chứng thoái hóa thành mạch.
Do đó, nên tập luyện thể dục – thể thao thường xuyên để duy trì huyết áp ổn định. Trong trường hợp mắc một căn bệnh nào đó hoặc có thể chất yếu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp.

Đảm bảo giấc ngủ
Những giấc ngủ sâu mang lại lợi ích lớn đối với hệ thống tim mạch. Khi ngủ, cả nhịp thở lẫn huyết áp đều được hạ xuống. Khi duy trì việc ngủ một cách điều độ, bạn sẽ có thể kiểm soát huyết áp bản thân ở mức ổn định.
Theo chuyên gia, để cải thiện chất lượng giấc ngủ bạn có thể làm những điều sau:
- Ngủ và thức ở cùng một thời điểm để tạo thói quen cho cơ thể.
- nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc trò chuyện cùng thành viên trong gia đình trước khi ngủ.
- Tránh sử dụng những thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng,… trước khi ngủ.
- Đảm bảo không gian nghỉ ngơi luôn mang đến cảm giác dễ chịu.

Giảm căng thẳng
Căng thẳng kéo dài cũng là một yếu tố khiến huyết áp tăng cao. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra hormone cortisol và adrenaline. Cả hai loại hormone này đều khiến nhịp thở và nhịp tim tăng cao. Do đó, nếu có thể thì bạn cần loại bỏ những yếu tố khiến bản thân căng thẳng để duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Tránh xa chất kích thích
Thuốc lá, rượu bia và cafein đều là những yếu tố dẫn đến căn bệnh cao huyết áp. Trong đó, nguy hiểm nhất là thuốc lá khi chúng có thể khiến huyết áp duy trì ở mức cao kể cả khi đã hút xong. Từ bỏ thuốc lá và những chất kích thích khác chính là cách để duy trì mức huyết áp bình thường, cũng như là phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm khác.

Như vậy, bài viết này cũng đã có thể giải đáp băn khoăn của bạn về vấn đề huyết áp người bình thường là bao nhiêu. https://s-life.vn/ hi vọng rằng thông tin được chia sẻ giúp bạn có một sức khỏe tốt và một cuộc sống hạnh phúc hơn.